Đặc điểm cơ bản của quá trình học tập của sinh viên hiện nay


chuyên gia về một lĩnh vực nhất định. Hoạt động học tập của họ một mặt phải kế

thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác phải tiếp cận với

những thành tựu của khoa học mới có tính cập nhật, thời sự. Và sau đây là một

số đặc điểm học tập của sinh viên:

- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa

học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất cuả người

chuyên gia tương lai. Hoạt động học tập củ họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên

cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia.

- Hoạt động học tập của người sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có

mục đích, nội dung, chương trình, phương tháp đào tạo theo thời gian chặt chẽ

nhưng đồng thời không quá bị khép kín, quá câu nệ mà có tính chất mở rộng khả

năng theo năng lực, sở trường để người học có thể phát huy được tối đa năng lực

nhận thức của mình trong nhiều lĩnh vực.

- Phương tiện học tập của sinh viên được mở rộng và phong phú với các

thư viện, phòng đọc, phòng thực nghiệm Với những thiết bị khoa học cần

thiết của ngành đào tạo. Do đó phạm vi hoạt động học tập của sinh viên đa dạng

vừa rèn luyện kỹ năng vừa rèn luyện kỹ xảo nghề nghiệp, vừa phát huy việc học

nghề một cách rõ rệt.

- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ, sáng tạo.

Hoạt động tư duy của sinh viên trong quá trình học tập chủ yếu theo hướng phân

tích, diễn giải, chứng minh các định đề khoa học.

- Điều rất quan trọng là sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập mới.

Phương pháp đó phải phù hợp với chuyên ngành mà họ theo đuổi. Không tìm ra

phương pháp học tập khoa học, sinh viên không thể có được kết quả học tập tốt

vì khối lượng tri thức, kỹ năng ,kỹ xảo họ phải lĩnh hội trong những năm học ở

cao đẳng, đại học là rất lớn.

Tóm lại: Hoạt động học tập của sinh viên được đặc trưng bởi sự căng

thẳng trí tuệ, phối hợp nhiều thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh,



29



trừu tượng hoá, khái quát hoá. Đó là hoạt động trí tuệ có cường độ cao và có

tính lựa chọn rõ rệt.

+ Một số đặc điểm trong hoạt động học tập của sinh viên Trường đại

học Dân lập Đông Đô.

Ngoài những đặc điểm giống như đặc điểm học tập của sinh viện nói

chung thì họat động học tập của sinh viên Đại học Dân lập Đông Đô có một số

đặc điểm đặc trưng sau:

- Hàng năm điểm đầu vào các trường Đại học dân lập nói chung, Trường

Đại học Dân lập Đông Đô nói riêng thường thấp hơn so với các trường đại học

quốc lập có cùng nhóm ngành. Điều này cũng phần nào nói lên hạn chế trong

trình độ nhận thức của các em.

- Hơn nữa, đối với các Trường đại học dân lập  một loại hình giáo dục

mới ra đời, bề dày thành tích chưa cao, kinh nghiệm chưa nhiều..Chính vì thế dư

luận xã hội chưa thực sự ủng hộ. Bởi vậy, sinh viên vào học còn có tâm trạng

chưa an tâm, một só em vẫn còn tiếp tục ôn thi vào các trường đại học khác, cho

nên các em còn sao nhãng trong các giờ học trên lớp, số buổi nghỉ học nhiều

hơn vào giai đoạn gần kỳ thi đại học. Việc thu hút các em vào bài giảng trong

khi tâm trạng của các em như vậy quả là một điều không dễ.

- Tâm lý của sinh viên học ở các Trường đại học dân lập thường cho rằng

mình phải đóng nhiều tiền để học cho nên mình có quyền đòi hỏi, mà các em ít

nghĩ rằng những đòi hỏi của mình có chính đáng hay không. Chính vì thế, giáo

viên trong các giờ giảng rất vất vả trong khâu tổ chức lớp [do ý thức học tập của

sinh viên chưa cao].

- Không phải tất cả sinh viên trong trường đại học Dân lập Đông Đô đều

học môn tâm lý học đại cương, chỉ có một số khoa [Du lịch, Quản trị kinh

doanh, Thông tin học, ngoại ngữ, Quan hệ quốc tế] học môn này. Những Khoa

còn lại [Công nghệ thông tin, Công nghệ môi trường, Điện tử viễn thông, Kiến

trúc, Xây dựng] không học môn tâm lý học đại cương. Hơn nữa, môn tâm lý học

đại cương không phải là môn chuyên ngành của các em. Chính vì thế sinh viên

30



có tâm lý chung là học cho đủ điều kiện để còn học tiếp những năm sau và học

để thi cho xong

Tất cả các điểm khác biệt trên đây là một thách thức không nhỏ đối với

các giáo viên, nhất là với những người kinh nghiệm còn ít. Chính vì vậy trong

quá trình giảng daỵ, các thầy, cô giáo bên cạnh việc chú trọng các nguyên tắc

dạy học khác, giáo viên đã rất chú trọng nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức. Làm

thế nào để vừa đáp ứng yêu cầu truyền đạt đủ nội dung tri thức theo chương

trình, kế hoạch giảng dạy, nhưng các em phải hiểu bài, từ đó các em sẽ chấp

hành kỷ luật học tập tốt hơn, trên cơ sở đó giáo viên mới có thể phát huy tính

tích cực, độc lập của sinh viên.

2. Những nhận xét bước đầu về dạy và học môn tâm lý học đại cương ở trường

đại học Dân lập Đông Đô

- Về cách soạn giáo án: Giảng viên thường không phân biệt đề cương bài

giảng và giáo án, coi giáo án chính là đề cương bài giảng được tóm tắt lại. Thực

chất thì, đề cương bài giảng là văn bản chủ yếu đề cập đến nội dung những tri

thức [lôgíc khoa học của tri thức] sẽ lần lượt trình bày trong một đơn vị thời

gian nhất định. Trong khi đó giáo án lên lớp giảng dạy tâm lý học đại cương của

giáo viên là văn bản trong đó ghi rõ kế hoạch chi tiết được giảng viên sử dụng

để tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hành động học của sinh viên giúp

họ tự giành lấy tri thức mà giáo viên muốn truyền thụ cho họ trong một thời gian

nhất định. Nói cách khác, giáo án lên lớp là một văn bản trình bày lôgíc sư phạm

để chuyển tải lôgíc khoa học của một đơn vị tri thức nhất định nào đó đến người

học, biến chúng thành tài sản riêng của người học.

- Về phương pháp giảng dạy các tri thức lý luận: Nhìn chung, việc giảng

dạy môn tâm lý học đại cương ở Trường đại học Dân lập Đông Đô cũng giống

như ở đa số các Trường đại học khác, về cơ bản vẫn sử dụng phương pháp thông

báo tái hiện truyền thống ở dạng nguyên mẫu của nó. Trong bài giảng của mình,

những giảng viên này vẫn lấy việc truyền thụ tri thức một chiều theo kiểu áp đặt

là chủ yếu. Họ biến sinh viên thành cái máy chỉ biết nghe và ghi những chân lý

đã được chế biến sẵn một cách thụ động, để tái hiện lại trong các bài kiểm tra và

31



thi một cách máy móc. Cách dạy và học tâm lý học đại cương như vậy làm cho

việc tiếp thu tri thức tâm lý học của sinh viên hoàn toàn mang tính hình thức

không có khả năng vận dụng một cách sinh động vào việc học tập có kết quả các

môn học khác và vào việc giải quyết thành công những tình huống phức tạp

trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà hàng ngày sinh viên tham gia vào như

một thành viên. Chính vì vậy, những háo hức ban đầu đối với việc học môn tâm

lý học đại cương đã có ở đại đa số sinh viên dần dần bị biến mất, thay vào đó là

sự chán nản, là ý thức nghĩa vụ của một sinh viên phải tham gia đủ các bài giảng

ở trên lớp. Hiệu quả dạy  học tâm lý học đại cương do đó trở nên rất hạn hẹp.

- Về việc tổ chức các hình thức thực hành: Trong phân phối chương trình

môn tâm lý học đại cương chỉ có 45 tiết lý thuyết, không có tiết thực hành, bài

tập, ôn tập. Cho nên giáo viên ít có điều kiện hướng dẫn sinh viên vận dụng tri

thức đã học vào giả quyết các bài tập thực hành, các buổi thảo luận tâm lý học.

Tổ bộ môn cũng chưa một lần tổ chức hội thảo về việc vận dụng tri thức tâm lý

học đại cương vào việc học tập các môn học khác và vào việc tổ chức cuộc

sống tập thể của sinh viên.

- Về hình thức kiểm tra, đánh giá tri thức: thông thường các đề thi hết

môn tâm lý học đại cương, giáo viên thường nêu các câu hỏi nhằm kiểm tra trí

nhớ của sinh viên là chính, ít kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng tri thức của

sinh viên vào giả quyết các bài tập thực hành tâm lý học và sử lý các tình huống

trong cuộc sống. Điều này tạo cho sinh viên một thói quen học thuộc lòng những

điều thầy cho ghi mà không sáng tạo.

Từ những nhận xét trên đây, chúng tôi đã đề xuất thử nghiệm tác động sư

phạm với giả thuyết của đề tài: nếu trong quá trình giảng dạy giảng viên biết tổ

chức hành động học của sinh viên một cách hợp lý khi giảng bài bằng một hệ

thống câu hỏi, qua đó sinh viên có thể tự khám phá ra bản chất của tri thức đang

tiếp thu, thì sẽ kích thích được thái độ tích cực của các em đối với việc học môn

tâm lý học đại cương.



32



Chủ Đề