Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất ở đâu a In-đô-nê-xi-a B cam pu-chia C lào d Việt Nam

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

Xem đáp án » 15/07/2020 12,963

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất ở đâu?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về môn Lịch sử 11 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất ở đâu?

A. In-đô-nê-xi-a

B. Cam-pu-chia

C. Lào

D. Việt Nam

Trả lời:

Đáp án đúng: A. In-đô-nê-xi-a

Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất ở: In-đô-nê-xi-a

Kiến thức tham khảo về Đảng Cộng sản

1. Đảng Cộng sản

- Đảng cộng sản là đội quân tiên phong củagiai cấp công nhân. Các học thuyết củaLenintrên vai trò của đảng cộng sản đã được phát triển khiĐảng Dân chủ Xã hội Ngabị chia rẽ thànhBolshevikvàMenshevik. Lenin, người lãnh đạo của phái đa số Bolshevik cho rằng đảng cách mạng nên là sự đan xen chặt chẽ giữa đảng tiên phong có quyền chỉ huy chính trị tập trung hóa với chính sách cán bộ nghiêm ngặt. Trong khi đó phái thiểu số Menshevik cho là đảng nên là phong trào số đông rộng lớn. Cuối cùng, Đảng Bolshevik trở thànhĐảng Cộng sản Liên Xôlên nắm quyền ởNgasauCách mạng Tháng Mười. Cùng với sự thành lập củaQuốc tế Cộng sản, quan điểm Lenin về xây dựng đảng được các đảng cộng sản mới nổi lên trên phạm vi toàn thế giới học hỏi.

- Trong 4 nước [gồmTrung Quốc,Cuba,LàovàViệt Nam] đảng cộng sản vẫn còn chiếm giữ vị trí lãnh đạo trong nước. Trong khi đó nhiều đảng cộng sản lại bị cấm từ năm1991tại những nước nhưEstonia,Latvia,Litvacũng như tạiTây Ban Nha,Thụy Sĩ[từ năm1940],Myanmar,Indonesia[1965],Thái Lan,Iran[1982],Ả Rập Xê Út,Thổ Nhĩ Kỳ,Ai Cập,Hàn Quốc,Ukraina[2015]...

2. Tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản

- Đảng Cộng sản ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Bởi vì, khi chưa có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát lên cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một giai cấp để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Muốn vậy, điều kiện quan trọng trước tiên là giai cấp công nhân phải tự xây dựng lên chính đảng chính trị của mình, đó là Đảng Cộng sản..

3. Vai trò của Đảng Cộng sản

- Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được địa vị thống trị, giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà không tạo ra được trong hàng ngũ của mình một đảng chính trị, lực lượng tiên phong để lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Nếu không có chính đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh vì mục đích chính trị. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

- Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Để làm tròn vai trò đó, Đảng Cộng sản phải là một đảng kiểu mới, một đảng mácxít – lêninnít.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam

- Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộckhủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911, ngườithanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hay thời kỳ ở Pháp gọi là Nguyễn Ái Quốc [NAQ] ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa laođộng, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệmcác cuộc cách mạng tư sản điển hình [Pháp, Mỹ], tíchcực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.

- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợiđã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của NAQ.Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phụcV.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảovệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập ĐCSPháp. Những hoạt động cách mạng phong phú đó đãgiúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu vàbổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.

- Tháng 7- 1920, NAQ đọc bảnSơ thảo lầnthứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địacủa V.I.Lênin. Luận cương đã giải đáp trúngnhững vấn đề mà NAQ đang trăn trở. Từđây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn:“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không cócon đường nào khác con đường cách mạng vô sản1; xácđịnh những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dântộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với giảiphóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóngdân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phongtrào cách mạng vô sản thế giới.

- Đối với NAQ, đây là bước ngoặt từ chủnghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ mộtchiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộngsản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mởđường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam. NAQ là người Việt Nam đầu tiên tiếpthu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vàonước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộcViệt Nam.

- Trở thành chiến sĩ cộng sản, NAQ đãtích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sảnvà công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa;nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vàoViệt Nam qua các báoNgười cùng khổ, Nhân đạo,Đờisống công nhânvà sau này là tác phẩmBản án chế độthực dân Pháp[1925].

- Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xôvà hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924,NAQ về Quảng Châu [Trung Quốc] trực tiếpchỉ đạo việc chuẩn bị thành lậpĐảng Cộng sản ViệtNam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyệnHội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viếtbài cho báoThanh niên,xuất bản tác phẩmĐường cách mệnh[1927]… nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin và các tài liệu tuyên truyền của NAQ được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận nhưngười đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn.Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

– Ngày 17 tháng 6 năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.

– Mùa Thu năm 1929,An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.

– Ngày 1 tháng 1 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

- Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một ĐCSduy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam – là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.

- Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long [Hương Cảng, Trung Quốc] dưới sự chủ trì của đồng chí NAQ. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên làĐảng Cộng sản Việt Nam; thông quaChánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nammang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng.Đảng Cộng sản Việt Namđược thành lập là kết quả củacuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước tatrong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sựkết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trìnhlựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quátrình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chứccủa một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồngchí Nguyễn Ái Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề