Đánh giá bằng liên thông hệ vừa học vừa làm

HS, SV tốt nghiệp loại trung bình chỉ cần 1 năm kinh nghiệm là có thể dự thi liên thông; tốt nghiệp có thể lấy bằng hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm…Đây là một trong những điểm mới về quy định đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành. Trong quá trình học liên thông, sinh viên có thể linh hoạt tìm việc làm thêm như thực tập sinh, công việc phục vụ để cọ xát nhiều hơn, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Xem thêm các cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên tại CareerBuilder:

Theo quy định mới này thì đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác.

Dưới đây là 5 điều cần biết về đào tạo liên thông mà các bạn thí sinh cần đặc biệt chú ý:

1. Đối tượng được đào tạo liên thông?

- Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.

+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

- Những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phương thức tuyển sinh liên thông như thế nào?

- Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành [hoặc thực hành nghề].

Đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi môn cơ sở ngành [hoặc thực hành nghề] do Hiệu trưởng nhà trường quy định.

- Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, các thí sinh phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành [hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh] và một môn của kiến thức ngành.

Hiệu trưởng nhà trường quy định cụ thể môn thi tuyển sinh để đảm bảo chất lượng tuyển chọn.

3. Thời gian đào tạo liên thông là bao nhiêu lâu?

- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

4. Đăng ký dự thi liên thông khác ngành đào tạo mình đã tốt nghiệp có được phép?

Điều này chỉ được phép khi người có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khác ngành đào tạo nhưng cùng trong một khối ngành, nếu có nhu cầu đào tạo liên thông thì phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông trước khi dự thi tuyển. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

5. Văn bằng tốt nghiệp trong đào tạo liên thông?

- Người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hệ chính quy.

- Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

Học đại học vừa học vừa làm được đánh giá là con đường ngắn nhất và ưu thế nhất không chỉ dành cho những người đã đi làm và muốn học liên thông lên đại học mà còn dành cho người đã tốt nghiệp THPT, muốn linh hoạt giữa việc vừa học vừa làm nên đã chọn học hệ này thay vì hệ chính quy. Khi tìm hiểu về chương trình học này, nhiều người băn khoăn liệu học xong có đủ điều kiện học lên cao học không? Học đại học hệ vừa học vừa làm đem lại những thuận lợi và khó khăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào trả lời được những câu hỏi ấy.

Hệ đại học vừa học vừa làm là gì?

Đại học vừa học vừa làm là loại hình đào tạo dành cho đại đa số người vừa đi học vừa đi làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm. Thời gian học thường diễn ra vào buổi tối, chương trình học cũng tương tự như hệ đại học chính quy. Bằng Tốt nghiệp theo thông tư mới của Bộ Giáo dục sẽ không ghi hình thức đào tạo.

Xem thêm:

  • Vì sao học đại học online cho người đi làm trở nên phổ biến?
  • Học lấy văn bằng đại học từ xa có giá trị không?

Có nên học hệ đại học vừa học vừa làm hay không?

Bạn nên lựa chọn chương trình đại học vừa học vừa làm bởi những ưu điểm vượt trội, phù hợp với điều kiện và công việc của bạn:

  • Tham gia hệ đại học vừa làm vừa học giúp bạn nâng cao trình độ, tiết kiệm thời gian và chi phí học tập, đi lại. Bạn vẫn có thể đi làm [có thu nhập, có kinh nghiệm] đồng thời vẫn có thể học đại học mà không ảnh hưởng đến công việc.
  • Bạn có nhiều thời gian hơn để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc.
  • Bằng đại học vừa học vừa làm được Bộ Giáo dục công nhân, đủ điều kiện học lên cao học, mở rộng cơ hội việc làm, chuyển ngạch, nâng ngạch,…

Giá trị bằng đại học vừa học vừa làm, có dễ xin việc không?

Bằng đại học vừa học vừa làm có giá trị pháp lý tương đương với bằng đại học chính quy.

Theo TT số 05/2012/TT – BNV ngày 24/10/2012 quy định: “Các loại hình đào tạo đều có giá trị pháp lý như nhau”. Vì vậy, sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân đại học có giá trị pháp lý tương đương với bằng chính quy. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên sở hữu bằng đại học hệ vừa học vừa làm hoàn toàn có cơ hội khi xin vào làm việc tại các Bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước và học tiếp lên Thạc sĩ.

Nhiều giảng viên CĐ – ĐH cho rằng, một ưu điểm khi học liên thông hệ VLVH là người học có thể vừa đi học vừa đi làm nên khi ra trường, họ không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn có nhiều kinh nghiệp trong công việc thực tế, lại không phải mất một thời gian học việc. Vì vậy, hệ đại học vừa làm vừa học thật sự là cơ hội tốt để người đã đi làm nâng cao trình độ của mình.

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn suy nghĩ rằng học chính quy sẽ được đánh giá cao hơn, họ sẽ có điều kiện phát triển hơn. Nhận định này không còn đúng trong thời điểm hiện tại bởi bằng cấp của các loại hình đào tạo đều có giá trị pháp lý như nhau. Hơn nữa, trên con đường dẫn đến thành công, bạn cần cố gắng trau dồi, thể hiện bản thân chứ không thể chỉ phụ thuộc vào bằng cấp mà bạn có.

Chủ Đề