Đánh giá quản trị nhân lực đại học quốc gia hà nội

Bất kỳ một doanh nghiệp hay một cơ quan nào khi hoạt động đều phải đảm bảo tốt nhất về nhân lực. Quản trị nhân lực được ví như “trái tim” của một cơ quan, doanh nghiệp. Đây là bộ phận cầu nối giữa cơ quan, doanh nghiệp và người lao động, chiêu mộ cũng như phát triển nguồn nhân tài. Nhu cầu việc làm lớn, mức lương khá, ngành Quản trị nhân lực đang thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển khi chọn vào đại học.

Nội dung chính

  • Ngành Quản trị nhân lực là gì?
  • Ngành Quản trị nhân lực học gì?
  • Ngành Quản trị nhân lực thi khối nào?
  • Ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì?
  • Mức lương ngành Quản trị nhân lực bao nhiêu?
  • Ngành Quản trị nhân lực học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
  • Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực phía Bắc
  • Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực miền Trung
  • Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực miền Nam
  • 1. Chỉ tiêu tuyển sinh
  • 2. Phương thức tuyển sinh
  • 2.1 Đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ
  • 2.2 Hình thức xét tuyển
  • Video liên quan

Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực [Human Resource Management] là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu chung là ổn định và phát triển tổ chức.

Trong tổ chức quá trình lao động,  Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất như về năng lượng, thần kinh,… giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên như công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người.

Quản trị nhân lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với chiến lược các hoạt động của công ty bao gồm những công việc khác nhau như: tuyển dụng, lương bổng và phúc lợi, đào tạo và phát triển,…

Ngành Quản trị nhân lực học gì?

Sinh viên Ngành Quản trị nhân lực sẽ được học:

*Kiến thức cơ bản: Hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, xã hội và nhân văn; nắm vững các nền tảng kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo Quốc gia.

* Kiến thức chuyên sâu: Nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về Quản trị nhân lực, có khả năng tư duy sáng tạo, vận dụng thành thạo các công cụ và phương pháp quản trị khoa học vào việc: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược nguồn nhân lực, xây dựng các chính sách, kế hoạch, dự án trong lĩnh vực quản trị nhân lực; Tổ chức hoạch định và thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức; Kiểm soát, đánh giá, phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức.

Các môn học tiếp cận chuyên sâu gồm: Quản trị Nguồn nhân lực, Định mức Lao động Tiền lương, An toàn Lao động, Luật Lao động, Hành vi Tổ chức, Nghệ thuật Lãnh đạo, Quản trị Nhân lực trong môi trường đa văn hóa…

*Các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm khác…

Học sinh tham khảo ngành quản trị nhân lực; nguồn: uef.edu.vn

Ngành Quản trị nhân lực thi khối nào?

Mã ngành Quản trị nhận lực: 7340404

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị nhân lực phổ biến:

  • A00 [Toán – Lý – Hóa]
  • A01 [Toán – Lý – Anh]
  • D01 [Toán – Văn – Anh]
  • C00 [Văn – Sử – Địa]

Ngoài ra, một số trường còn tuyển các khối khác như:

  • Khối D03 [ Toán – Văn- Tiếng Pháp]
  • Khối  D09 [ Toán – Anh- Lịch sử],
  • Khối  D03 [ Toán – Văn- Tiếng Pháp]

Ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì?

Khi ra trường, các cử nhân ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc tại:

Các bộ phận văn phòng tổ chức hành chính tại các doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn kinh tế; các trung tâm hỗ trợ việc làm; trung tâm phát  triển nguồn nhân lực; các trung tâm đào tạo tuyển dụng; các trường đại học cao đẳng;…

Làm việc cho các loại hình doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan nhà nước với các vị trí như: Chuyên viên Quản lý đào tạo, Chuyên viên tuyển dụng, Chuyên viên chính sách – đãi ngộ, Chuyên viên lương – chính sách [C&B], Chuyên viên bảo hiểm, Chuyên viên truyền thông nội bộ, Chuyên viên xử lý quan hệ nội bộ.

Làm chuyên viên các phòng, sở, bộ Lao động thương binh xã hội, bộ Nội vụ,  và có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự, phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự.

Trở thành giảng viên, chuyên gia đào tạo, chuyên gia tư vấn nhân sự và phát triển tổ chức hoặc một Headhunter chuyên nghiệp.

Mức lương ngành Quản trị nhân lực bao nhiêu?

  • Nhân sự vừa tốt nghiệp có lương khởi điểm khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên nhân sự tổng hợp: Từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng, với mức kinh nghiệm từ 2 – 5 năm tùy theo quy chính sách của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Giám sát nhân sự khoảng 10 – 20 triệu đồng/ tháng.
  • Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi từ 20-40 triệu đồng/ tháng.
  • Trường phòng nhân sự trung bình từ 15 – 45 triệu đồng/ tháng.
  • Giám đốc nhân sự từ 30 – 100 triệu đồng/tháng.

Thông tin cơ hội nghề nghiệp; nguồn: due.udn.vn

Ngành Quản trị nhân lực học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực phía Bắc

  1. Trường ĐH Nội vụ: 20,5-22,5 tuỳ khối [năm 2020]
  2. Trường Đại học Thương Mại: 25,55 [năm 2020]
  3. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: 27,10 [năm 2020]
  4. Đại học Công nghiệp Hà Nội: 24,20 [năm 2020]
  5. Trường Đại học Lao Động – Xã Hội: 15 [năm 2020]
  6. Trường ĐH Công đoàn: 22 [năm 2020]

Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực miền Trung

  1. Đại học Kinh tế – Đại học Huế: 20 [năm 2020]
  2. Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng: 25 [Năm 2020]
  3. Đại học Đông Á: 14 [năm 2020]

Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực miền Nam

  1. 1.Trường Đại học Kinh tế TP.HCM: 26,2 [Năm 2020, trong ngành Kinh tế]
  2. 2.Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: 15 [năm 2020]
  3. 3.Trường Đại học Hoa Sen: 16 [năm 2020]
  4. 4.Trường Đại học Mở TP. HCM: 25,05 [năm 2020]
  5. 5.Trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP. HCM: 22 [năm 2020]
  6. 6.Trường Đại học Lao Động – Xã Hội TPHCM: 21 [Năm 2020]

Khác với các trường thành viên khác của ĐHQGHN, năm 2022, Trường Quản trị và Kinh doanh thực hiện đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ kết hợp xét tuyển.

Trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Chỉ tiêu tuyển sinh

Mã trường: QHS

Năm 2022, Trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội [HSB] tuyển sinh 4 ngành đào tạo theo chỉ tiêu, tổ hợp môn như sau:

Tên ngành

Mã ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp môn
Theo điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN

Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ [MET] 7900101 100 A01, D01, D07, D08

Tư duy dịnh tính, Tư duy định lượng, Khoa học

Marketing và Truyền thông [MAC] 7900102 100 D01, D96, D09, D10

Tư duy dịnh tính, Tư duy định lượng, Khoa học

Quản trị Nhân lực và Nhân tài [HAT] 7900103 100 D01, D96, D09, D10

Tư duy dịnh tính, Tư duy định lượng, Khoa học

Quản trị và An ninh [MAS] 7900189 80 A01, D01, D07, D08

Tư duy dịnh tính, Tư duy định lượng, Khoa học

2. Phương thức tuyển sinh

Trường thực hiện đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ kết hợp xét tuyển.

2.1 Đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ

Đợt 1: Tất cả các thí sinh có nguyện vọng dự tuyển vào mỗi chương trình đào tạo đều được đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ bởi Ban đánh giá hồ sơ và đánh giá EQ thuộc Hội đồng tuyển sinh [HĐTS] trước khi đăng ký xét tuyển. Các hình thức đánh giá gồm:

– Đánh giá thông qua phỏng vấn thí sinh.

– Đánh giá thông qua Clip: thí sinh gửi clip dài tối đa 5 phút với nội dung giới thiệu bản thân, gia đình, lý do lựa chọn chương trình dự tuyển. Đặc biệt, tối thiểu 30 giây cuối cùng thí sinh phải sử dụng tiếng Anh để giới thiệu.

– Đánh giá kết hợp thông qua Clip và phỏng vấn thí sinh.

Đợt bổ sung: Các thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của 03 môn [thuộc tổ hợp xét tuyển] hoặc điểm thi đánh giá năng lực [HAS] của ĐHQGHN đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN và HSB quy định được tham gia đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ bổ sung.

2.2 Hình thức xét tuyển

Phương thức 1. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT [dự kiến 65% chỉ tiêu]

Phương thức 2. Xét tuyển theo phương thức khác [dự kiến 35% chỉ tiêu]

2a. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển chứng chỉ quốc tế [A-level, SAT, IELTS,…] [dự kiến 15% chỉ tiêu]

–  Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo Quy chế của Bộ GD&ĐT và theo quy định đặc thù của ĐHQGHN

–  Đối với thí sinh có chứng chỉ A-level, SAT:

  • + Đối với thí sinh có chứng chỉ A-Level còn hiệu lực: điểm chứng chỉ A-Level của tổ hợp 3 môn theo các khối thi quy định của ngành đào tạo đạt từ 60/100 điểm trở lên [tương đương điểm C, PUM [Percentage Uniform Mark] range ≥ 60] mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
  • + Đối với thí sinh có kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT còn hiệu lực: đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên.

– Đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương [TOEFL, TOEIC] có tổng điểm 02 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm [trong đó bắt buộc có môn Toán].

– Đối với thí sinh người nước ngoài: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương được xét tuyển theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN.

Chủ Đề