Đề bài - đề kiểm tra giữa kì ii toán 6 - đề số 1 có lời giải chi tiết

\[\begin{array}{l}M = \frac{{{3^2}}}{{2.5}} + \frac{{{3^2}}}{{5.8}} + \frac{{{3^2}}}{{8.11}} + \ldots + \frac{{{3^2}}}{{98.101}}\\\,\,\,\,\,\,\, = 3.\left[ {\frac{3}{{2.5}} + \frac{3}{{5.8}} + \frac{3}{{8.11}} + \ldots + \frac{3}{{98.101}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\, = 3.\left[ {\frac{1}{2} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{8} + \frac{1}{8} - \frac{1}{{11}} + \ldots + \frac{1}{{98}} - \frac{1}{{101}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\, = 3.\left[ {\frac{1}{2} - \frac{1}{{101}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\, = 3 \cdot \frac{{99}}{{202}}\\\,\,\,\,\,\,\, = \frac{{297}}{{202}}\end{array}\]

Đề bài

Phần I: Trắc nghiệm [2,0 điểm]

Viết vào bài thi chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời mà em chọn:

Câu 1. Số đối của số \[\frac{3}{5}\] là

A. \[\frac{3}{{ - 5}}\] B. \[\frac{5}{3}\]

C. \[\frac{{ - 5}}{3}\] D. \[\frac{2}{5}\]

Câu 2. Kết quả của phép tính \[ - 1 + \frac{2}{3}\] là

A. \[\frac{5}{3}\] B. \[\frac{{ - 5}}{3}\]

C. \[\frac{{ - 1}}{3}\] D. \[\frac{1}{3}\]

Câu 3. Số cặp góc kề bù có trong hình vẽ bên là:

A. \[1\] B. \[2\]

C. \[3\] D. \[4\]

Câu 4. Tia \[Om\] là tia phân giác của góc \[xOy\] khi

A. \[\angle xOm = \angle xOy:2\]

B. Tia \[Om\] nằm giữa hai tia \[Ox,\,\,Oy\]

C. \[\angle xOm = \angle mOy\] và tia \[Om\] nằm giữa hai tia \[Ox,\,\,Oy\]

D. \[\angle xOm = \angle mOy = \angle xOy:2\]

Phần II: Tự luận [8,0 điểm]

Câu 1: Thực hiện phép tính

a] \[{27.5^2} - 25.127\]

b] \[\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{3}{4} + \frac{1}{{ - 3}}\]

c] \[\frac{5}{9} \cdot \frac{7}{{13}} + \frac{5}{9} \cdot \frac{9}{{13}} + \frac{3}{{13}} \cdot \frac{{ - 5}}{9}\]

d] \[3,2.\frac{{15}}{{64}} - \left[ {\frac{4}{5} + \frac{2}{3}} \right]:\frac{{11}}{3}\]

Câu 2: Tìm \[x\] biết:

a] \[ - 3x + 10 = 1\]

b] \[\frac{7}{8} + x = \frac{3}{5}\]

c] \[\frac{1}{3}:\left[ {2x - 1} \right] = \frac{{ - 4}}{{21}}\]

d] \[\frac{{17}}{2} - \left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{ - 7}}{4}\]

Câu 3: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia \[Ox\] vẽ \[\angle xOy = {70^0},\]\[\angle xOz = {140^0}\].

a] Trong ba tia \[Ox,\,\,Oy,\,\,Oz\] tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b] Tính số đo của \[\angle yOz\].

c] Tia \[Oy\] có là tia phân giác của \[\angle xOz\] không? Vì sao?

d] Vẽ tia \[Om\] là tia đối của tia \[Ox\]. Tính số đo của \[\angle mOz\].

Câu 4: Tính giá trị của biểu thức sau:

\[M = \frac{{{3^2}}}{{2.5}} + \frac{{{3^2}}}{{5.8}} + \frac{{{3^2}}}{{8.11}} + \ldots + \frac{{{3^2}}}{{98.101}}\]

Lời giải chi tiết

Phần I: Trắc nghiệm

1. A

2. C

3. D

4. C

Câu 1 [TH] - Số đối

Phương pháp:

Hai số gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng \[0\].

Cách giải:

Số đối của \[\frac{3}{5}\] là \[\frac{{ - 3}}{5} = - \frac{3}{5} = \frac{3}{{ - 5}}\].

Chọn A.

Câu 2 [TH] - Phép cộng phân số

Phương pháp:

Áp dụng quy tắc cộng hai phân số không cùng mẫu.

Cách giải:

Ta có: \[ - 1 + \frac{2}{3}\]\[ = \frac{{ - 3}}{3} + \frac{2}{3}\]\[ = \frac{{ - 3 + 2}}{3}\]\[ = \frac{{ - 1}}{3}\]

Chọn C.

Câu 3 [TH] - Khi nào thì góc xOy + góc yOz = góc xOz?

Phương pháp:

Áp dụng lý thuyết: Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù. Hai góc kề bù có tổng số đo là \[{180^0}\].

Cách giải:

Các cặp góc kề bù trong hình vẽ trên là: \[\angle xOy\] và \[\angle yOz\]; \[\angle xOy\] và \[\angle xOt\]; \[\angle xOt\] và \[\angle zOt\]; \[\angle zOt\] và \[\angle yOz\]

Vậy có \[4\] cặp góc kề bù trong trong hình vẽ trên.

Chọn D.

Câu 4 [NB] - Tia phân giác của góc

Phương pháp:

Áp dụng định nghĩa tia phân giác: Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Cách giải:

Theo định nghĩa, \[Om\]là tia phân giác của góc \[\angle xOy\] nếu thỏa mãn điều kiện sau:

+ Tia \[Om\] nằm giữa hai tia \[Ox\] và \[Oy\]

+ \[\angle xOm = \angle mOy\]

Chọn C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 [VD] - Nhân hai số nguyên khác dấu; Phép cộng, trừ, nhân, chia phân số

Phương pháp:

a] Áp dụng phương pháp đặt nhân tử chung.

b] Thực hiện theo thứ tự thực hiện phép tính, quy tắc cộng các phân số.

c] Áp dụng phương pháp đặt nhân tử chung.

d] Thực hiện theo thứ tự thực hiện phép tính, các quy tắc tính toán với phân số.

Cách giải:

Thực hiện phép tính:

a] \[{27.5^2} - 25.127\]

\[\begin{array}{l}\,\,\,\,{27.5^2} - 25.127\\ = 27.25 - 25.127\\ = \left[ {27 - 127} \right].25\\ = - 100.25\\ = - 2500\end{array}\]

b] \[\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{3}{4} + \frac{1}{{ - 3}}\]

\[\begin{array}{l}\,\,\,\,\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{3}{4} + \frac{1}{{ - 3}}\\ = \frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{9}{{12}} - \frac{4}{{12}}\\ = \frac{{ - 5 + 9 - 4}}{{12}} = 0\end{array}\]

c] \[\frac{5}{9} \cdot \frac{7}{{13}} + \frac{5}{9} \cdot \frac{9}{{13}} + \frac{3}{{13}} \cdot \frac{{ - 5}}{9}\]

\[\begin{array}{l}\,\,\,\,\frac{5}{9} \cdot \frac{7}{{13}} + \frac{5}{9} \cdot \frac{9}{{13}} + \frac{3}{{13}} \cdot \frac{{ - 5}}{9}\\ = \frac{5}{9} \cdot \frac{7}{{13}} + \frac{5}{9} \cdot \frac{9}{{13}} - \frac{3}{{13}} \cdot \frac{5}{9}\\ = \frac{5}{9} \cdot \left[ {\frac{7}{{13}} + \frac{9}{{13}} - \frac{3}{{13}}} \right]\\ = \frac{5}{9} \cdot \left[ {\frac{{16}}{{13}} - \frac{3}{{13}}} \right]\\ = \frac{5}{9} \cdot \frac{{13}}{{13}}\\ = \frac{5}{9}\end{array}\]

d] \[3,2.\frac{{15}}{{64}} - \left[ {\frac{4}{5} + \frac{2}{3}} \right]:\frac{{11}}{3}\]

\[\begin{array}{l}\,\,\,\,3,2.\frac{{15}}{{64}} - \left[ {\frac{4}{5} + \frac{2}{3}} \right]:\frac{{11}}{3}\\ = \frac{{16}}{5}.\frac{{15}}{{64}} - \left[ {\frac{{12}}{{15}} + \frac{{10}}{{15}}} \right]:\frac{{11}}{3}\\ = \frac{{16}}{5}.\frac{{15}}{{64}} - \frac{{22}}{{15}}:\frac{{11}}{3}\\ = \frac{{16}}{5}.\frac{{15}}{{64}} - \frac{{22}}{{15}} \cdot \frac{3}{{11}}\\ = \frac{3}{4} - \frac{2}{5}\\ = \frac{{15}}{{20}} - \frac{8}{{20}}\\ = \frac{7}{{20}}\end{array}\]

Câu 2 [VD]: - Ôn tập chương 3: Phân số

Phương pháp:

Giải bài toán ngược để tìm \[x\].

Cách giải:

Tìm \[x\] biết:

a] \[ - 3x + 10 = 1\]

\[\begin{array}{l} - 3x + 10 = 1\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 3x = - 9\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left[ { - 9} \right]:\left[ { - 3} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 3\end{array}\]

Vậy \[x = 3\].

b] \[\frac{7}{8} + x = \frac{3}{5}\]

\[\begin{array}{l}\frac{7}{8} + x = \frac{3}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{3}{5} - \frac{7}{8}\\\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{{24}}{{40}} - \frac{{35}}{{40}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{{ - 11}}{{40}}\end{array}\]

Vậy \[x = \frac{{ - 11}}{{40}}\].

c] \[\frac{1}{3}:\left[ {2x - 1} \right] = \frac{{ - 4}}{{21}}\]

\[\begin{array}{l}\frac{1}{3}:\left[ {2x - 1} \right] = \frac{{ - 4}}{{21}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x - 1 = \frac{1}{3}:\left[ {\frac{{ - 4}}{{21}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x - 1 = \frac{{ - 7}}{4}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x = \frac{{ - 7}}{4} + 1\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x = \frac{{ - 3}}{4}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{{ - 3}}{4}:2\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{{ - 3}}{4} \cdot \frac{1}{2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{{ - 3}}{8}\end{array}\]

Vậy \[x = \frac{{ - 3}}{8}\].

d] \[\frac{{17}}{2} - \left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{ - 7}}{4}\]

\[\begin{array}{l}\frac{{17}}{2} - \left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{ - 7}}{4}\\\left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{17}}{2} - \left[ {\frac{{ - 7}}{4}} \right]\\\left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{17}}{2} + \frac{7}{4}\\\left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{34}}{4} + \frac{7}{4}\\\left| {x - \frac{3}{4}} \right| = \frac{{41}}{4}\end{array}\]

Trường hợp 1:

\[\begin{array}{l}x - \frac{3}{4} = \frac{{41}}{4}\\x = \frac{{41}}{4} + \frac{3}{4}\\x = \frac{{44}}{4}\\x = 11\end{array}\]

Trường hợp 2:

\[\begin{array}{l}x - \frac{3}{4} = - \frac{{41}}{4}\\x = - \frac{{41}}{4} + \frac{3}{4}\\x = - \frac{{38}}{4}\\x = - \frac{{19}}{2}\end{array}\]

Vậy \[x \in \left\{ { - \frac{{19}}{2};\,\,11} \right\}\].

Câu 3 [VD] - Ôn tập chương 2: Góc

Phương pháp:

a] Áp dụng dấu hiệu nhận biết tia nằm giữa hai tia.

b] Nếu tia \[Oy\] nằm giữa hai tia \[Ox\] và \[Oz\] thì\[\angle xOy + \angle yOz = \angle xOz\].

c] \[Om\] là tia phân giác của \[\angle xOy\] nếu thỏa mãn điều kiện sau:

+ Tia \[Om\] nằm giữa hai tia \[Ox\] và \[Oy\]

+ \[\angle xOm = \angle mOy\]

d] Áp dụng lý thuyết về hai tia đối nhau, hai góc kề bù.

Cách giải:

Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia \[Ox\] vẽ \[\angle xOy = {70^0},\]\[\angle xOz = {140^0}\].

a] Trong ba tia \[Ox,\,\,Oy,\,\,Oz\] tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \[Ox\], có \[\angle xOy < \angle xOz\]\[\left[ {{{70}^0} < {{140}^0}} \right]\] suy ra tia \[Oy\] nằm giữa hai tia \[Ox\] và \[Oz\].

b] Tính số đo góc \[yOz\].

Vì tia \[Oy\] nằm giữa hai tia \[Ox\] và \[Oz\] nên ta có:

\[\begin{array}{l}\angle xOy + \angle yOz = \angle xOz\\ \Leftrightarrow \angle yOz = \angle xOz - \angle xOy\\ \Leftrightarrow \angle yOz = {140^0} - {70^0}\\ \Leftrightarrow \angle yOz\, = {70^0}\end{array}\]

Vậy \[\angle yOz = {70^0}\].

c] Tia \[Oy\] có là tia phân giác của \[\angle xOz\] không? Vì sao?

Ta có:

+ Tia \[Oy\] nằm giữa hai tia \[Ox\] và \[Oz\] [câu a]

+ \[\angle xOy = \angle yOz = {70^0}\][câu b]

Suy ra, tia \[Oy\] là tia phân giác của \[\angle xOz\] [định nghĩa]

d] Vẽ tia \[Om\] là tia đối của tia \[Ox\]. Tính số đo của \[\angle mOz\].

Vì \[Ox\] và \[Om\] là hai tia đối nhau nên \[\angle xOm = {180^0}\].

Suy ra, \[\angle xOz\] và \[\angle xOm\] là hai góc kề bù.

Khi đó, ta có:

\[\begin{array}{l}\angle xOz + \angle zOm = {180^0}\\ \Leftrightarrow \angle zOm = {180^0} - \angle xOz\\ \Leftrightarrow \angle zOm = {180^0} - {140^0}\\ \Leftrightarrow \angle zOm = {40^0}\end{array}\]

Vậy \[\angle zOm = {40^0}\].

Câu 4 [VDC] - Ôn tập chương 3: Phân số

Phương pháp:

Áp dụng:

\[\frac{{n - k}}{{n.k}} = \frac{n}{{n.k}} - \frac{k}{{n.k}}\]\[ = \frac{1}{k} - \frac{1}{n}\,\,\]\[\left[ {k,n \in \mathbb{N};\,\,k < n} \right]\]

Cách giải:

Tính giá trị của biểu thức sau:

\[M = \frac{{{3^2}}}{{2.5}} + \frac{{{3^2}}}{{5.8}} + \frac{{{3^2}}}{{8.11}} + \ldots + \frac{{{3^2}}}{{98.101}}\]

\[\begin{array}{l}M = \frac{{{3^2}}}{{2.5}} + \frac{{{3^2}}}{{5.8}} + \frac{{{3^2}}}{{8.11}} + \ldots + \frac{{{3^2}}}{{98.101}}\\\,\,\,\,\,\,\, = 3.\left[ {\frac{3}{{2.5}} + \frac{3}{{5.8}} + \frac{3}{{8.11}} + \ldots + \frac{3}{{98.101}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\, = 3.\left[ {\frac{1}{2} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{8} + \frac{1}{8} - \frac{1}{{11}} + \ldots + \frac{1}{{98}} - \frac{1}{{101}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\, = 3.\left[ {\frac{1}{2} - \frac{1}{{101}}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\, = 3 \cdot \frac{{99}}{{202}}\\\,\,\,\,\,\,\, = \frac{{297}}{{202}}\end{array}\]

Vậy \[M = \frac{{297}}{{202}}\].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề