Đề bài - đề số 5 - đề kiểm tra giữa kì ii - hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Câu 3 : Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ dung dịch mất nhãn gồm HCl; NaCl; HNO3 và KBr. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng dung dịch trong các lọ mất nhãn. Viết các phương trình hóa học xảy ra [ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có].

Đề bài

Câu 1 : Viết các phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng [nếu có]

\[C{{l}_{2}}\underset{[2]}{\overset{[1]}{\longleftrightarrow}}NaCl\underset{[4]}{\overset{[3]}{\longleftrightarrow}}HCl\underset{[6]}{\overset{[5]}{\longleftrightarrow}}C{{l}_{2}}\]

Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp X gồm Zn và Al trong khí Cl2 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,3 g hỗn hợp muối.

a] Viết các phương trình hóa học xảy ra [ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có].

b] Tính thể tích khí Cl2 phản ứng [đktc]?

Câu 3 : Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ dung dịch mất nhãn gồm HCl; NaCl; HNO3 và KBr. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng dung dịch trong các lọ mất nhãn. Viết các phương trình hóa học xảy ra [ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có].

Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn 14,2 g hỗn hợp X gồm Fe và CuO vào 100ml dung dịch HCl thu được 1,68 lít khí A [đktc] và dung dịch B.

a] Viết các phương trình hóa học xảy ra [ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có].

b] Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X?

c] Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch B [xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể]?

Câu 5 : Cho 1 mol mỗi chất rắn sau: MnO2, K2Cr2O7, KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thì chất nào sinh ra nhiều khí clo nhất? Viết các phương trình hóa học xảy ra [ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có].

Lời giải chi tiết

Câu 1

[1] Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O

[2] 2NaCl + 2H2O \[\xrightarrow{dp\text{dd}/cmn}\] 2NaOH + Cl2 + H2

[3] 2NaCl + H2SO4 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] Na2SO4 + 2HCl

[4] HCl + NaOH NaCl + H2O

[5] 4HClđ + MnO2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] MnCl2 + Cl2 + 2H2O

[6] Cl2 + H2O HCl + HClO

Câu 2

a] PTHH

Zn + Cl2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] ZnCl2

2Al + 3Cl2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2AlCl3

b]

Gọi số mol Zn và Al trong X lần lượt là x và y [mol]

⟹ mX = 65x + 27y = 11,9 [1]

Theo PTHH

⟹ nZnCl2 = nZn = x [mol] và nAlCl3 = nAl = y [mol]

⟹ mmuối = 136x + 133,5y = 40,3 [2]

Từ [1] và [2] ⟹ x = 0,1 và y = 0,2.

Theo PTHH ⟹ nCl2 = nZn + 3nAl/2 = 0,4 [mol].

Vậy VCl2 = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Câu 3

* Nhúng quỳ tím lần lượt vào các ống nghiệm đựng lần lượt 4 dung dịch thấy:

- Quỳ tím hóa đỏ: HCl và HNO3 [nhóm 1]

- Quỳ tím không đổi màu: NaCl và KBr [nhóm 2].

* Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào các ống nghiệm đựng lần lượt 4 dung dịch trong 2 nhóm thấy:

- Nhóm 1: xuất hiện kết tủa trắng là HCl; không hiện tượng là HNO3.

HCl + AgNO3 AgCl trắng + HNO3

- Nhóm 2: xuất hiện kết tủa trắng là NaCl; xuất hiện kết tủa vàng nhạt là KBr.

NaCl + AgNO3 AgCl trắng + NaNO3

KBr + AgNO3 AgBr vàng nhạt + KNO3

Câu 4

a] PTHH

Fe + 2HCl FeCl2 + H2 [1]

CuO + 2HCl CuCl2 + H2O [2]

b]

Theo PTHH [1] ⟹ nFe = nH2 = 1,68/22,4 = 0,075 [mol]

⟹ mFe = 0,075.56 = 4,2 [g]

mCuO = 14,2 4,2 = 10 [g].

\[%{{m}_{Fe[X]}}=\frac{4,2.100%}{14,2}=29,58%\Rightarrow %{{m}_{CuO[X]}}=70,42%\]

c] Dung dịch B gồm muối FeCl2 và CuCl2.

Theo PTHH [1] ⟹ nFeCl2 = nFe = 0,075 [mol]

⟹ CM[FeCl2] = 0,075/0,1 = 0,75M.

Theo PTHH [2] ⟹ nCuCl2 = nCuO = 10/80 = 0,125 [mol]

⟹ CM[CuCl2] = 0,125/0,1 = 1,25M.

Câu 5

PTHH:

MnO2 + 4HClđ \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] MnCl2 + Cl2 + 2H2O [1]

K2Cr2O7 + 14HClđ \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O [2]

2KMnO4 + 16HClđ \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O [3]

Theo PTHH [1], [2], [3]

⟹ nCl2[1] = 1 [mol]; nCl2[2] = 3 [mol]; nCl2[3] = 2,5 [mol]

Vậy với cùng số mol K2Cr2O7 sẽ sinh ra nhiều khí clo nhất.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề