Đề bài - mục i - phần a - trang 111,112 vở bài tập vật lí 9

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh, ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thủy tinh. Điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A' có nghĩa là A' đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, I, A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

Đề bài

Hoàn thành mục I - Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

Lời giải chi tiết

I - SỰ THAY ĐỔI GÓC KHÚC XẠ THEO GÓC TỚI

1. Thí nghiệm

C1:

Đường nối các vị trí A, I, A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A đến mắt vì:

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh, ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thủy tinh. Điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A' có nghĩa là A' đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, I, A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

C2:

Đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh có đặc điểm:

+ Tia sáng đi từ không khí vào thủy tinh, bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh.

+ AI là tia tới, IA là tia khúc xạ, góc NIA là góc tới, góc NTA là góc khúc xạ [hình vẽ].

2. Kết luận

Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì:

+ góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

+ góc tới tăng [giảm] thì góc khúc xạ cũng tăng [giảm].

3. Mở rộng

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thìgóc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và góc tới tăng [giảm] thì góc khúc xạ cũng tăng [giảm].

Video liên quan

Chủ Đề