Di chứng để lại sau khi uống thuốc trừ sâu

Các bác sĩ đã phải nỗ lực cấp cứu nhưng tiên lượng vẫn rất dè dặt. Đáng nói là trong số những nạn nhân nhập viện có người chỉ mới bước vào tuổi vị thành niên.

Các bác sĩ cho biết, hai trong số 3 bệnh nhân vừa được trung tâm cấp cứu đang trong tình trạng rất nguy kịch mặc dù đã được các bác sỹ thực hiện mọi biện pháp cấp cứu. Một bệnh nhân hiện đang được theo dõi sát tại khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện.

Cả ba bệnh nhân đều vào viện với hơi thở nồng nặc mùi thuốc diệt cỏ, nôn nhiều, đau bụng, dịch rửa dạ dày ra dịch màu xanh đậm.

Trên thực tế tại các bệnh viện cũng như các địa phương các bác sĩ không ít lần tiếp nhận những bệnh nhân bị ngộ độc loại thuốc này. Có những bệnh nhân trong lúc “nghĩ quẩn” đã tìm đến thuốc diệt cỏ để kết thúc cuộc đời có cả những phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên. Bên cạnh đó có cả những bệnh nhân “uống nhầm” do người sử dụng trước đó bất cẩn, vứt bừa bãi không để đúng nơi quy định.

Những trường hợp uống Paraquat cơ hội được cứu sống rất ít, hiện nay tỉ lệ tử vong khi uống loại thuốc này lên tới 70%.

Về thuốc diệt cỏ Paraquat, PGS. TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, Paraquat là loại thuốc diệt cỏ rẻ tiền và khá sẵn trong môi trường sống của chúng ta, thuốc không ảnh hưởng đến môi trường, nhưng đối với con người lại cực kỳ nguy hiểm, bởi chỉ cần 10 - 15ml paraquat là đủ để gây tử vong 100% nếu không được cấp cứu kịp thời. Điều đáng báo động là hiện nay, đối tượng tự tử bằng loại thuốc này đang ngày một trẻ hóa.

Cũng theo PGS. Duệ,  những trường hợp uống Paraquat cơ hội được cứu sống rất ít, hiện nay tỉ lệ tử vong khi uống loại thuốc này lên tới 70%.

Sau khi bệnh nhân uống thuốc Paraquat, hầu hết các độc chất của thuốc sẽ ngấm hết vào các bộ phận như: Phổi, thận và gây bệnh tại các bộ phận đó, tiếp tục sau đó sẽ đến gan. Có những bệnh nhân khi đến bệnh viện hết sức tỉnh táo, thậm chí sinh hoạt như người bình thường gần khoảng 1 tuần, rồi sau đó đến ngày thứ 7 mới có biểu hiện suy huy hấp, khó thở, oxi trong máu cũng giảm dần.

“Trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc paraquat may mắn thoát chết thì cũng bị di chứng nặng nề về phổi và các cơ quan nội tạng khác như dạ dày, gan, thận… nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng lao động và hòa nhập cuộc sống.  Bên cạnh đó, để cứu sống một người bị ngộ độc paraquat thì cần một chi phí rất lớn lên đến gần 100 triệu đồng  phải dùng nhiều loại thuốc thải độc và lọc máu liên tục trong thời gian dài”, PGS. Duệ nói.


Thuốc diệt cỏ Paraquat. Ảnh minh hoạ.

[HBĐT] - Theo thống kê của Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ đầu năm đến nay, khoa đã tiếp nhận 16 ca ngộ độc thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ. Đó là chưa kể những ca được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, thành phố và Trung ương. So với mọi năm, số lượng những ca ngộ độc đang có chiều hướng gia tăng.

Ngày 25/2, cháu Lý Hùng Kiệt ở xóm Ngù, xã Hiền Lương [Đà Bắc] khi đi làm về uống nhầm thuốc trừ sâu. Khi phát hiện ra cháu uống thuốc sâu, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và được các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa. Ngày 25/3, Bùi Văn Tuấn 18 tuổi tại xóm Ngái, xã Yên Lập [Cao Phong] khi đi làm về khát nước uống nhầm thuốc diệt cỏ. Khi nhập viện, bệnh nhân có triệu chứng suy đa tạng như loét miệng họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu. Họng có màng giả, thủng thực quản gây viêm trung thất, tràn khí màng phổi, tiểu ít, khó thở, rối loạn nhịp tim… Theo thông tin người nhà cung cấp, khi đi làm về, Tuấn cầm chai nước giải khát uống. Trong chai nước có thuốc diệt cỏ pha để chuẩn bị sử dụng. Sau khi nhập viện, Tuấn được cấp cứu kịp thời nên đã may mắn thoát chết. Không được may mắn như thế, cách đây ít ngày, bà con xóm Cài, xã Vũ Lâm [Lạc Sơn] đau lòng tiễn đưa chị Bùi Thị Quyết về nơi an nghỉ cuối cùng. Đau lòng hơn cả là người nhà của nạn nhân bởi chỉ vì mâu thuẫn gia đình, chị dọa sẽ uống thuốc diệt cỏ để chết. Khi ngậm được 2 nắp thuốc thì chị nhổ ra. Người nhà đưa chị đi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, nhưng mọi việc đã quá muộn. Thuốc đã làm đốt cháy cổ họng rồi ngấm vào nội tạng dẫn đến tử vong.

Theo bác sĩ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hầu hết bệnh nhân nhập viện do uống thuốc diệt cỏ, trừ sâu, đều đang độ tuổi lao động, có bệnh nhân còn rất trẻ chỉ từ 18 tuổi. Khi đến viện, gia đình đều khai báo với lý do uống nhầm 2 loại thuốc BVTV trên nhưng thực chất hầu hết là những vụ tự tử vì chuyện uống nhầm là rất hãn hữu. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là từ chuyện gia đình, yêu đương trắc trở, làm ăn gặp nhiều khó khăn đến mức túng quẫn… Ở những vùng nông thôn, sâu, xa thường xuyên sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Khi lúc bế tắc trong cuộc sống, có người đã sử dụng để tự sát. Bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế thường muộn nên để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Trong những trường hợp ngộ độc, thuốc diệt cỏ Paraquat được sử dụng phổ biến nhất. Vì khả năng diệt cỏ rất mạnh, loại hóa chất này có thể gây tổn thương loét miệng họng [với biểu hiện đau rát miệng họng]. Paraquat nếu nhỏ lên da của cơ thể có thể gây hoại tử vì vùng da, cơ đó bị “cháy”, tỷ lệ tử vong 70-90%. Điểm đặc biệt của hóa chất này tác dụng trực tiếp tới phổi gây tổn thương phổi, đặc biệt là làm xơ phổi, khiến bệnh nhân tử vong. Ở liều độc mạnh, bệnh nhân tử vong vì ngộ độc cấp tính do suy đa tạng: Nhiều trường hợp tử vong chỉ vài giờ sau khi uống hóa chất này. Đối với thuốc diệt cỏ Paraquat, nếu uống hóa chất nguyên bản, không pha loãng chỉ cần 1 ngụm nhỏ [khoảng 12-15 ml] với người khoẻ mạnh đã tử vong. Có trường hợp bệnh nhân được điều trị tỉnh táo nhưng khoảng 5-7 ngày sau đó, lượng ô xi máu giảm dần rồi suy hô hấp và tử vong.

Trong thời gian đầu điều trị, nhiều bệnh nhân chủ quan, sau khi đến cơ sở y tế được rửa dạ dày, thấy trong người khoẻ lại nên dứt khoát xin về. Nhưng chỉ vài ba ngày sau khi triệu chứng nặng lại tìm tới bệnh viện lớn để chữa trị. Lúc đó, tình trạng bệnh đã không còn cứu chữa được.

Tuy có nhiều loại thuốc độc hại nhưng mua bán rất dễ dàng nên việc sử dụng không được kiểm soát. Do vậy cần có chế tài quản lý chặt chẽ nguồn thuốc nguy hại này.

                                                                   Việt Lâm

Những người thích... "hành xác"

Theo chuyên gia tâm lý Lê Phạm Phương Lan, thời gian gần đây, có một xu hướng phổ biến trong giới trẻ là việc tự gây thương tích bằng cách dùng dao tự cắt, rạch vào tay hoặc một số bộ phận cơ thể. Một số khác còn có hành vi nguy hiểm hơn mỗi khi bế tắc trong cuộc sống lại nghĩ đến việc tự tử bằng nhảy cầu hoặc nhảy xuống từ một độ cao kinh khủng nào đó. Những hành động điên rồ, thiếu suy nghĩ như thế, nếu không gây ra cái chết cũng để lại những di chứng tâm lý lâu dài.

Chuyên gia tâm lý Phương Lan cho biết: Có nhiều trường hợp mới 10 tuổi đã có những hành động chống đối bố mẹ bằng việc tự đánh đập, cấu véo tạo ra những vết thâm tím trên thân thể để bố mẹ "đau". Có em còn lấy dao lam cắt tay đến chảy máu... Không ít trẻ tự hành xác chỉ vì buồn bực do bị bố mẹ phản đối cấm đi chơi điện tử với bạn bè; có em chỉ để chống lại sự đối xử bất bình đẳng của bố mẹ, do ganh tị với người em luôn được ba mẹ ưu tiên, khen ngợi; nhưng cũng có trường hợp xuất phát từ sự lo lắng bởi thay đổi về tâm sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì.

Từ ngày có kinh nguyệt và cơ thể phổng phao lên, Thanh An [14 tuổi, Đồng Nai] luôn có cảm giác căm ghét cơ thể mình. Trong đầu em luôn nghĩ đến việc tìm cách tự làm tổn thương bản thân. Trường hợp của Hải [13 tuổi, Dĩ An, Bình Dương] càng kỳ quặc hơn: Được bố mẹ bố trí ở một phòng riêng để hình thành tính tự lập, nhưng do hiểu lầm là bị bố mẹ bỏ rơi nên em đã lấy dao tự... cắt tay mình. Nhiều bạn trẻ tâm sự trên các diễn đàn, cảm giác đau buốt đó giúp các em vơi bớt sự căng thẳng, lo âu, thấy mình không bị áp lực bởi bố mẹ hay bạn bè.

Một bệnh nhân đang được điều trị tích cực vì tự tử bằng thuốc diệt cỏ [ảnh minh họa].

Theo bà Phương Lan, ở tuổi dậy thì, các em có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm lý. Tuy nhiên, do hiểu biết về mặt xã hội các em còn non kém, khả năng điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc rất hạn chế. Nên trước hết các bậc phụ huynh cần thường xuyên tiếp xúc với các em hơn nữa, trao đổi chân thành như những người bạn, tế nhị chỉ dẫn cho trẻ những biểu hiện mới lạ của cơ thể để các em khỏi bỡ ngỡ, quen dần và tự hào vì mình sắp trưởng thành. Chúng ta không nên thả một cách tự nhiên mà phải làm điểm tựa hỗ trợ cho các em khi gặp khó khăn. Nhất là tránh phê phán trẻ trước đám đông, vì các em dễ bị tổn thương, càng có nhiều hành vi sai lệch để chống đối không thể kiểm soát được.

Từ những việc chống đối bố mẹ, giới trẻ quay sang tiêu cực và quyết chí hủy hoại đời. Và có lẽ, cũng chỉ vì những lý do không tên, ở đâu đó người ta lại gặp nhiều tình huống tự tử "có một không hai". Các bậc phụ huynh bị "sốc" bởi những vụ tự tử và cả dọa tự tử cứ liên tiếp diễn ra của những đứa con mà mình mang nặng đẻ đau. Và, dù người tự tử [và cả dọa tự tử] được cứu sống nhưng hành động ấy cũng để lại di chứng dai dẳng với chính cuộc đời họ.

Hủy hoại đời bằng thuốc độc

Tháng 8/2010, dư luận được phen xôn xao trước thông tin một học sinh cấp 3 ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, vì quá bế tắc trong cuộc sống đã uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cô gái này 17 tuổi, tên Xuân Trà. Sau khi biết Trà quyên sinh, người nhà đã đưa đến trung tâm y tế huyện Thủy Nguyên rửa dạ dày, sau đó chuyển lên bệnh viện Việt - Tiệp cấp cứu.Nhưng Trà đã ra đi vĩnh viễn giữa cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Nguyên nhân Trà tìm đến cái chết tức tưởi chỉ là những uẩn khúc trong gia đình không được giải quyết triệt để.

Trường hợp của Trà tưởng chừng chỉ là do những phút nông nổi nhất thời, hành động trong lúc tinh thần phấn khích thái quá nhưng đó lại là lời cảnh báo cho vấn nạn "giải thoát" bản thân của giới trẻ hiện nay.

Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên - trung tâm Chống độc cho biết, có một thực tế là diễn tiến các ca tự tử bằng thuốc diệt cỏ ngày càng nhiều mà nguyên nhân chính được bắt nguồn xoay quanh mâu thuẫn gia đình. Thường là bất đồng quan điểm giữa cha mẹ, con cái, cũng có trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình. Gần đây nhất, trong một tuần trung tâm liên tiếp cấp cứu cho ba bệnh nhân ngộ độc nặng do uống thuốc diệt cỏ, trừ sâu. Cả ba bệnh nhân đều còn rất trẻ và đều phải lọc máu, uống thuốc chống xơ phổi.

Bác sỹ Nguyên vẫn nhớ trường hợp bệnh nhân Dương Văn Tú, 20 tuổi, ở huyện Phúc Thọ [Hà Nội] vào viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ. Vì bất mãn cuộc sống và không chịu được sự gò ép của bố mẹ trong lối sống cũng như sự ngăn cản trong các mối quan hệ bạn bè, Tú mua thuốc diệt cỏ về uống, gia đình đã phát hiện và kịp thời đưa anh đến bệnh viện cấp cứu. Dù trong quá trình điều trị, bệnh nhân Tú vẫn tỉnh táo nhưng các bác sĩ đã tiên lượng sự sống rất mong manh. Có nhiều trường hợp bị ngộ độc do hóa chất paraquat [chất diệt cỏ] có thể không tử vong ngay nhưng một vài tuần, thậm chí một vài tháng sau đó, bệnh nhân có thể sẽ tử vong do suy hô hấp.

Một bệnh nhân tên Huy, ở Hà Nội, đạt con số kỷ lục về số lần tự tử, anh này chỉ "đến được với thần chết" trong lần tự tử thứ 9. Nhưng cũng có những người dường như cuộc sống đối với họ là đày ải nên không chỉ một lần họ tìm đến với cái chết. Bác sỹ Nguyên kể lại: Huy đã có vợ con, được người nhà đưa đến trung tâm lần đầu cách đây vài năm vì uống thuốc trừ sâu. Sau lần đầu tiên tìm cách tự tử và được cứu sống đó, anh ta liên tiếp "tìm đường đến với thần chết" bằng nhiều cách khác nhau. Người nhà mấy phen hốt hoảng, hết đưa Huy vào bệnh viện Bạch Mai, tới bệnh viện Thanh Nhàn, rồi sang cả bệnh viện Đống Đa để các các bác sỹ cứu mạng anh ta. Tuy nhiên, trong lần tự tử thứ 9, các bác sỹ bệnh viện Thanh Nhàn đã phải bó tay với "quyết tâm" tìm tới cái chết đến cùng của anh ta.

Thất vọng vì... được cứu sống

Bác sĩ Nguyên cho biết, hầu hết các trường hợp bệnh nhân tìm giải pháp uống hóa chất, thuốc độc, kháng sinh liều cao... để tự tử đều mong muốn đoạn tuyệt cuộc sống. Vì thế khi biết mình được cứu sống, các bệnh nhân đều tỏ ra thất vọng vì đã không đạt được mục đích. Nhiều trường hợp bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ, không khai báo đã uống thuốc gì nhằm gây khó khăn cho công tác cấp cứu. Thậm chí không ít lần bác sĩ bị chính bệnh nhân chửi mắng, phun nước bọt vì đã ngăn cản ý định tự tử của họ.

Đối với những trường hợp tự tử bất thành đều rơi vào cơn sốc tinh thần, sống ngày càng tiêu cực. Trong đầu họ lúc nào cũng nghĩ là sẽ chết để giải thoát nên có thể sau lần tự tử đầu tiên, họ lại lên kế hoạch cho lần tự tử tiếp theo. Vì thế, theo bác sỹ Nguyên, với những người này, cần theo dõi chặt chẽ và ân cần hơn để họ vượt qua những cơn sốc tinh thần.

Bác sỹ Nguyên cảnh báo về tình trạng giới trẻ tìm đến "chai hủy diệt màu xanh" là liều thuốc kết thúc sự sống rất nhanh, mạnh. Cơ may sống có thể le lói, nhưng những hệ lụy dai dẳng thì không ai tiên liệu trước được. Các bác sĩ trong lĩnh vực chống độc, ngộ độc paraquat cho tới nay chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng đỡ, chứ chưa có biện pháp nào hữu hiệu. Dấu hiệu sớm là ngay sau khi uống thuốc diệt cỏ paraquat bệnh nhân sẽ bị loét niêm mạc miệng, nuốt đau. Độc chất vào máu sẽ nhanh chóng làm hoại tử tế bào. Nếu bệnh nhân bị nặng sẽ gây tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê, tử vong sau vài giờ đến vài ngày. Dấu hiệu muộn thường có sau một tuần: Suy hô hấp do xơ phổi, suy thận cấp, suy gan [vàng da, gan to]. Và muộn hơn nữa là có thể tử vong sau vài tháng...

Giang Ngân

*Tên các bệnh nhân đã được thay đổi.

Video liên quan

Chủ Đề