Di tích lịch sử Nhà Trăm Cột thuộc địa phương nào của nước ta

Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An từ lâu còn biết đến là nơi có nhà trăm cột. Đây là ngôi nhà có kiến trúc Huế với các nét hoa văn, chạm khắc rất tinh tế.


Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ phía trước

Nhà trăm cột có 3 gian, 2 chái đôi với diện tích 822m2 trong một khu vườn rộng 4.886m2. Ngôi nhà và các vật dụng bàn, ghế…đều được làm hoàn toàn bằng gỗ quý như cẩm lai, mun, thao lao, gõ đỏ...Mái ngói được làm bằng ngói âm dương và nền nhà được lát gạch lục giáp. Dù gọi là nhà trăm cột, nhưng thực tế có 120 cột.

Ngôi nhà này do 15 nghệ nhân từ Huế vào xây dựng từ 1898 đến 1903, trong đó xây dựng 2 năm và chạm trổ mất 3 năm. Chủ nhân xây dựng ngôi nhà này là ông Hội đồng Trần Văn Hoa.


Ngôi nhà nhìn từ phía sau

Theo các nhà nghiên cứu, nhà trăm cột là một công trình kiến trúc điêu khắc cổ mang đậm phong cách Huế ở Long An. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam Bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Công trình được Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ Văn hoá-Thể Thao và Du lịch] xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 1997.


Gian thờ chính của ngôi nhà

Bà Trần Thị Ngõ [70 tuổi] – con dâu ông Hội đồng Trần Văn Hoa, hiện là chủ nhân và đang sinh sống tại ngôi nhà cho biết: “Nét kiến trúc nhà rường và cung đình Huế thể hiện rõ trên các chi tiết trang trí ở các đầu cột, chồng rường, con tiện với mô típ tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”.


Bộ bàn ghế trường kỷ đặt ở giữa ngôi nhà

Vì tình yêu mảnh đất phương Nam mà chủ nhân đã yêu cầu nhóm thợ chạm khắc phải thể hiện cả những loại hoa trái địa phương trên các mảng gỗ trang trí như trái mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt…. Ngoài những mô típ cổ điển thì yếu tố Nam bộ còn được đưa vào và khắc họa đậm nét bên cạnh những đồ án mỹ thuật phương Tây. Về kỹ thuật chạm khắc, nhà trăm cột là một tập hợp phong phú các kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi…với thủ pháp điêu luyện”.


Bộ bàn ghế đặt ở phía trái trong ngôi nhà

Cũng theo bà Ngõ, với kiến trúc độc đáo của ngôi nhà, những năm qua, ngôi nhà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa. Mỗi lần có khách đến tham quan, tìm hiểu, bà và những người con đang sinh sống tại căn nhà đã đứng ra làm hướng dẫn viên. Không những vậy, thời gian qua, nhiều đoàn làm phim về “đóng quân” tại ngôi nhà để làm bối cảnh đóng các phim về lịch sử, thời xưa.


Lan can của ngôi nhà ở mặt trước đã xuống cấp, nhiều chỗ gạch đã bị bung cần được tu sửa

Lê Đức

Nếu nhắc đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Long An, chắc chắn bạn sẽ nghe tới nhà Trăm Cột. Ngôi nhà này đã được xây dựng trên 100 năm. Ngôi nhà độc đáo được xây dựng theo phong cách nhà Rường Huế. Tuy vậy nó cũng có những điểm sáng tạo, khác biệt do làm theo đơn đặt hàng của chủ nhân ở Nam Bộ. Đây chính là tư liệu quý giá để ghi lại thời điểm giao thoa văn hóa của lịch sử, thời đại.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Long An

Nhà trăm cột Long An tọa lạc ở đâu? Đi như thế nào?

Cần Đước Long An không chỉ nổi tiếng với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào. Nơi đây còn có một điểm tham quan độc đáo: Nhà trăm cột. Nhà trăm cột ở Long An là di tích lịch sử quốc gia và là một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh này. Công trình cũng là một bằng chứng cho thấy nghệ thuật điêu khắc đã phát triển đến mức độ nào thời bấy giờ.

Địa chỉ

Bản đồ vị trí ngôi nhà

Địa chỉ: nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Cách đi

Nhà trăm cột nằm cách TP. HCM tầm 50km. Để tới đây, từ TP. HCM du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe du lịch. Bạn sẽ mất khoảng 2h di chuyển. Theo gợi ý của chúng tôi thì bạn có thể đi theo cung đường như sau:

Bạn lái xe từ Trường Chinh, Âu Cơ, QL50, Đường tránh Cần Giuộc và QL50 đến Tân Lân. Tiếp đó bạn đi theo Đường 19/5 đến ĐT23/ĐT826B tại Phước Đông. Tiếp tục rẽ trái, đi qua Thế Ngọc NET [bên trái, cách 350m], Tiếp tục rẽ phải vào đường 19/5 [đi qua quán 2 Lợi]. Tiếp đó bạn rẽ trái tại tiệm tạp hóa Cô Trinh vào ĐT23 /DT826B và đi thẳng là tới [tại Long Hựu Đông].

Ngoài ra bạn có thể tham khảo chỉ dẫn của Google Maps để thuận tiện hơn.

Nhà trăm cột Long An có gì đặc biệt?

Về cái tên Nhà Trăm Cột?

Nhà cổ trăm cột ở Long An

Nhà Trăm Cột ở Long An là một di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1997. Nó được khởi xây dựng vào năm 1898 đời vua Thành Thái. Cho tới nay, ngôi nhà đã được 122 năm tuổi.

Một khu vực trong khuôn viên ngôi nhà

Ngôi nhà đặc biệt được xây với rất nhiều gỗ quý. Tổng cộng có 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ ở hàng 5. Tính thêm cả vòng đố vách chái xây bằng xi măng [được trùng tu sau này] thì ngôi nhà này có tới 120 cột lớn nhỏ.

Rất nhiều du khách đã checkin ở đây

Như vậy cái tên “Nhà Trăm Cột” là do người dân gọi thân mật mà thành chứ không phải vì ngôi nhà có chính xác 100 cột. Tuy vậy cái tên này đã làm cho ngôi nhà nổi tiếng hơn bao giờ hết.

Quá trình xây dựng kỳ công

Chủ nhân đời thứ 3 của ngôi nhà là ông Trần Văn Ngộ. Ông kể rằng ông nội ông chính là người xây dựng ngôi nhà này. Ông Trần Văn Hoa từng nắm chức Hội đồng quận Cần Đước thuộc tỉnh Gia Định thời Pháp thuộc khi vừa mới 22 tuổi.

Về ngôi nhà, theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Ông Hoa đã thuê 15 nghệ nhân từ Thừa Thiên Huế vào. Những nghệ nhân này đến từ làng Mỹ Xuyên – là một ngôi làng vô cùng nổi tiếng với nghề chạm khắc mộc. Công trình được xây dựng rất kỳ công: Mất 2 năm để xây nền móng và 3 năm chỉ để chạm trổ, trang trí.

Diện tích căn nhà khoảng 900m2, nằm lọt thỏm giữa khu vườn 4 ha. Công trình được xây bằng ngói âm dương theo đúng kiểu truyền thống ta thường thấy. Gỗ là các loại gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật. Nền nhà được lát bằng đá tảng cao với mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Cửa chính quay về hướng Tây Bắc.

Khung sườn kiểu bát trụ giúp cho bộ khung nhà luôn chắc chắn và không gian thoáng đãng. Căn nhà được chia làm 2 phần, phần nhà trước để tiếp khách; phần nhà sau được xây dựng để ở và sinh hoạt.

Gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật của ngôi nhà. Các vách ngăn, bàn thờ, bàn tròn, bàn dài hay đồ đạc trong nhà đều được chú ý với từng nét chạm trổ độc đáo. Riêng tại gian ngoại còn có những bức hoành phi sơn son thếp vàng, cẩn ốc xà cừ…

Tóm lại công trình này được thiết kế với phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ, gò bó trong khuôn khổ cổ điển kết hợp với sự phóng khoáng, nho nhã uyển chuyển, tạo nên nét riêng cho ngôi nhà. Mặc dù trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của thời gian, lịch sử nhưng ngôi nhà vẫn là bằng chứng sống cho văn hóa lịch sử đất Phương Nam hồi cuối TK19 – đầu TK20.

Tham quan Nhà Trăm Cột

Nhà trăm cột lấy cảm hứng từ nhà Rường Huế để xây dựng. Tuy nhiên trong bối cảnh Nam Bộ thời thuộc Pháp, nó có nhiều nét tiểu dị trong trang trí, do đó đây là một công trình độc đáo, thể hiện thời điểm giao thời của lịch sử cũng như sự giao lưu văn hóa.

Chính vì vậy, nhà trăm cột Long An là một trong những địa điểm du lịch nhất định nên ghé thăm khi đi du lịch miền Tây. Đối với những ai thiên về nghiên cứu văn hóa, lịch sử, đây chắc chắn là một đề tài đáng lưu ý.

Bên cạnh nhà Trăm Cột, Long An còn rất nhiều địa điểm du lịch cũng rất đặc biệt. Do đó hiện nay nhiều tour Long An được mở ra, đem đến cho du khách đa dạng lựa chọn. Đó là những cái tên như: Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, làng nổi Tân Lập, cảng biển Tân Lập, Khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh, Đất ngập nước Láng Sen…

Nhiều trong số các địa điểm này rất phù hợp cho các chuyến đi gia đình, theo nhóm hoặc công ty. Đặc biệt các khu du lịch sinh thái sẽ rất phù hợp với hoạt động team building, vui chơi tập thể. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng để mọi người chia sẻ khoảng thời gian thú vị cùng nhau.

Video liên quan

Chủ Đề