Điểm chuẩn nguyện vọng 2 của các trường đại học năm 2022

Học sinh lớp 9 ở TP.HCM nộp hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 công lập năm 2021 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Điểm chuẩn cụ thể là: 

Theo đó, học sinh sẽ nộp hồ sơ nhập học từ ngày 24-8 đến 16h30 ngày 27-8.

Được biết, cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 thường là tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn văn - toán - ngoại ngữ + điểm ưu tiên [nếu có].

"Trên cơ sở điểm của học sinh và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường THPT, hội đồng tuyển sinh sẽ tiến hành lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu [có tính toán tỉ lệ nguyện vọng 1, 2, 3 cho phù hợp] - ban giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM thông tin về cách xét tuyển vào lớp 10 công lập năm nay. 

Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay TP.HCM có 83.324 học sinh đăng ký dự tuyển. Chỉ tiêu tuyển vào lớp 10 của 114 trường THPT công lập của thành phố là 67.989 học sinh [tính cả chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên và lớp 10 tích hợp], tăng 301 chỉ tiêu so với năm trước.

Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên năm 2021

HOÀNG HƯƠNG

Dù nhiều phương thức xét tuyển nhưng điều kiện để trúng tuyển đại học là thí sinh phải tốt nghiệp THPT - Ảnh: NHƯ HÙNG

Hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ THPT và các phương thức kết hợp khác.

Hơn 10 phương thức

Hiện có đến hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh năm nay, trong đó không ít trường đồng thời áp dụng đến 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường để có thể lựa chọn phương thức phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển.

Các phương thức xét tuyển đã được các trường công bố, gồm:

1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của trường.

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM [xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022; xét tuyển học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của 66 trường THPT].

3. Xét tuyển học sinh giỏi.

4. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

5. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực [ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội]; kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

6. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT [xét học bạ] theo tổ hợp môn.

7. Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn.

8. Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

9. Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài.

10. Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế.

11. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập 3 năm THPT.

12. Xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế.

13. Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh tốt nghiệp đại học.

14. Nhiều trường ĐH khác áp dụng phương thức xét tuyển từ học bạ, từ kết quả thi THPT, kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu…

Dùng kết quả thi năm 2022

Có thể thấy các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức xét tuyển so với năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Do các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của trường không biến động nhiều nên chỉ tiêu dành cho các phương thức được chia theo tỉ lệ khác nhau trong tổng chỉ tiêu chung.

Trong đó, với phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM liên tục tăng dần tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh từ phương thức này. Năm nay, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành đến 70% xét kết quả thi năng lực, Trường ĐH Kinh tế - luật đến 60%, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đến 50%...

Thí sinh cũng cần lưu ý đối với phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay các trường đều chỉ sử dụng kết quả thi của năm tuyển sinh, không chấp nhận kết quả thi các năm trước đó [ví dụ năm 2022 chỉ sử dụng kết quả thi của năm 2022]. Tuy nhiên thí sinh có thể dự thi năng lực hơn 1 đợt chọn kết quả tốt nhất dùng để đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Tương tự, đối với xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh.

Chỉ trúng tuyển bằng một phương thức

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - lưu ý đối với xét tuyển học bạ, có trường chỉ xét học sinh trường chuyên tốp 100 hoặc tốp 200. 

"Thí sinh cần tìm hiểu trường mình thuộc tốp nào để nộp hồ sơ xét tuyển cho chính xác, nếu trường không nằm trong tốp này mà thí sinh đăng ký xét tuyển sẽ không hợp lệ. Ngoài ra, còn có nhiều trường không phân biệt trường chuyên hay không chuyên đối với xét tuyển bằng học bạ" - thầy Hùng cho hay.

ThS Nguyễn Hải Trường An - giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho biết do có nhiều phương thức xét tuyển nên số chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ bị cắt giảm dẫn đến điểm chuẩn của phương thức này khá cao, dẫn đến việc nhiều thí sinh điểm khá cao nhưng vẫn rớt.

"Thí sinh trúng tuyển, nhập học bằng phương thức nào cũng sẽ học tập cùng với các thí sinh trúng tuyển bằng những phương thức khác. Vì vậy nếu đã trúng tuyển vào ngành mình yêu thích ở bất kỳ phương thức nào hãy nên xác nhận nhập học sớm", cô An khuyên.

Phải nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đúng quy định

Năm 2021, một thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào Trường ĐH Y dược TP.HCM, có kết quả xét tuyển đủ điểm đậu vào trường nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo nhà trường - lưu ý: "Theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phải nộp chứng chỉ về cho trường trong đúng thời gian quy định ở vòng sơ tuyển. Sau khi qua vòng sơ tuyển thí sinh mới đủ điều kiện đưa vào vòng lọc ảo toàn quốc trên hệ thống và phải đạt điểm chuẩn mới được công nhận trúng tuyển".

TRẦN HUỲNH

Đề thi tốt nghiệp THPT nên phân hóa rõ hơn

Mùa tuyển sinh ĐH năm 2021 cơ bản hoàn thành nhưng có những điều khiến dư luận hoang mang. Điểm chuẩn trúng tuyển của nhiều trường ĐH top trên và top giữa tăng cao hơn năm 2020, thậm chí có ngành lên tới 7 – 8 - 9 điểm; dẫn đến có những thí sinh đạt 26, 27, thậm chí 30 điểm/3 môn vẫn trượt ngành nguyện vọng 1 mình yêu thích nhất. Có 4 nguyên nhân được các chuyên gia giáo dục chỉ ra: Năm nay, số lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT tăng 11%, tương đương 120.000 thí sinh. Số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, cao đẳng tăng gần 24%, trong khi chỉ tiêu của các trường ĐH, CĐ tương đối ổn định. Cộng với, dịch bệnh Covid-19 khiến số lượng lớn thí sinh có ý định đi du học nước ngoài chuyển hướng đăng ký xét tuyển trường ĐH trong nước.

Một nguyên nhân làm cho điểm trúng tuyển ĐH dâng cao là ảnh hưởng của dịch Covid-19, chương trình học được giảm tải, đề thi tốt nghiệp THPT của các năm 2020 và 2021 “giới hạn” phạm vi kiến thức. Đề thi tốt nghiệp THPT dễ đồng nghĩa với phổ điểm dâng cao hơn. Theo thống kê của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội, điểm 8 – 10 tăng mạnh ở các môn Toán, Hóa học, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân trong 2 năm trở lại đây. Ví dụ, điểm 8 - 10 của năm 2021 đặc biệt cao ở các môn: Ngữ văn 41,7% [năm 2019 chỉ là 14%]; Giáo dục công dân là 71,5% [năm 2019 là 38,4%]; Tiếng Anh là 22,4% [năm 2019 chỉ là 5,8%]…

 Năm 2021, điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học tăng cao, khiến có những thí sinh đạt 26 - 27 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 yêu thích nhất. Ảnh: Phạm Hùng.

Trao đổi về việc đề thi tốt nghiệp THPT dễ, điểm xét tuyển ĐH tăng nhiều, PGS.TS Lê Hữu Lập – nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng: Kỳ thi tốt nghiệp THPT có mục đích xét tốt nghiệp là chính thì đề thi tập trung vào kiến thức đạt chuẩn, không cần nhiều độ phân hóa cao. Việc lấy kết quả này để xét tuyển sinh ĐH có bất cập vì các trường chọn thí sinh khá, giỏi. Khi đề thi có độ phân hóa không cao, khó chọn chính xác những em khá giỏi; bởi chênh nhau 1% điểm là ranh giới giữa trượt – đỗ, đó là sự bất cập. Đề thi tốt nghiệp THPT nên được phân hóa cao hơn [60% - 40%], 40% là phân hóa dành cho thí sinh giỏi [kiểu như đề thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhưng tóm lại, mục đích kỳ thi phải được xác định rõ ràng, có dùng cho cả xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH không thì ra đề mới trúng.

 Thí sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: USSH.

“Trong bối cảnh việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục lớn [ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội] chưa thể mở rộng ngay để “phủ” cho toàn bộ các trường ĐH, CĐ trong cả nước, dự báo trong vài năm tới, các cơ sở giáo dục tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, dù tỉ trọng xét có thể sẽ thu hẹp lại qua từng năm.

Từ góc độ là đầu mối tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT có thể tính toán để đề thi có sự phân hóa rõ rệt hơn, sẽ “nhất cử lưỡng tiện”: Vừa đảm bảo được mục tiêu xét tốt nghiệp cho học sinh, vừa tạo cơ sở tốt cho các trường ĐH và CĐ xét tuyển và không phát sinh chi phí nhân lực – tài lực” - Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội GS.TS Hoàng Anh Tuấn nêu ý kiến.

Nhân rộng các phương thức tuyển sinh đại học

Theo dõi bức tranh tuyển sinh ĐH trong 2 năm 2020 và 2021 cho thấy, các trường ĐH, nhất là những trường top đầu đã thử nghiệm, đa dạng hóa các phương thức xét tuyển. Bên cạnh xét tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo học bạ, nhiều trường ĐH tiệm cận phương thức kết hợp, phối hợp nhiều tiêu chí khác nhau; ví dụ, sử dụng một phần kết quả thi kèm với chứng chỉ quốc tế [IELTS, SAT, ACT,...].

Các chuyên gia giáo dục cho biết, việc gia tăng các phương thức xét tuyển ĐH là hết sức cần thiết; điều này đồng nghĩa với các trường lấy chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm dần. Bàn luận về nội dung này, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại thương Nguyễn Thị Hiền cho biết, việc tuyển sinh theo phương thức nào tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn thí sinh cho phù hợp với các ngành mà nhà trường đào tạo.

Tân sinh viên ngành Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trong ngày nhập học năm 2020.

“Quan điểm của trường ĐH Ngoại thương sẽ dùng nhiều cách, vì tiêu chí lựa chọn vào các chương trình rất khác nhau. Chương trình tiên tiến, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực tiếng Anh rất tốt, thông qua tiêu chí rất khách quan như IELTS. Nhưng trường vẫn lựa chọn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT để giúp thực hiện mục tiêu rất quan trọng là đảm bảo khả năng tiếp cận trong giáo dục đối với những học sinh ở vùng sâu, xa – nơi chưa có điều kiện tiếp cận các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, năng lực quốc tế. Do vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là một trong những tiêu chí quan trọng để các trường lựa chọn được thí sinh và đảm bảo mục tiêu giáo dục cho nhà trường” – bà Nguyễn Thị Hiền cho hay.

Trong khi việc sử dụng kết quả học bạ để xét tuyển ĐH chưa được các trường tin tưởng và nếu mỗi trường ĐH đều tổ chức thi tuyển riêng để tuyển sinh thì rất bất cập cho thí sinh, xã hội và tốn kém tiền bạc. Vì thế, để giải quyết vấn đề này cho tuyển sinh ĐH, lãnh đạo các trường ĐH và các chuyên gia giáo dục khuyến nghị cần có cuộc thi đánh giá năng lực thí sinh, đề thi có độ phân hóa cao.

 Niềm vui của các tân sinh viên khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trong ngày nhập học năm 2020.

“Các trung tâm ĐH uy tín như ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cần tổ chức bài thi đánh giá năng lực rộng rãi để thí sinh thuận lợi trong đăng ký thi; các trường ĐH, CĐ hoàn toàn có thể tham gia sử dụng kết quả bài thi để xét tuyển. Bên cạnh đó, hoạt động tuyển sinh thông qua các chứng chỉ quốc tế, những giải quốc gia, học sinh chuyên xuất sắc… vẫn nên được tiếp tục và nhân rộng” – GS Hoàng Anh Tuấn đề nghị.

GS Hoàng Anh Tuấn cho rằng, việc nhân rộng các phương thức tuyển sinh này góp phần đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn tuyển cho các trường ĐH, quan trọng hơn là giảm tải cho phương thức xét tuyển kết quả thi THPT vốn đã không còn là kỳ thi “quốc gia” và cũng chỉ còn hướng vào mục tiêu xét tốt nghiệp cấp III.

Video liên quan

Chủ Đề