Định nghĩa xã giao là gì

Năm 2008, tôi vào Đại học mang theo lời bố dặn: "Nhớ chơi với nhiều bạn vào con nhé!". Vì thế, khi vào đại học, tôi rất thích giao lưu, tham gia cùng lúc ba tổ chức đoàn thể, chỉ cần có hoạt động là tôi có mặt. Tôi luôn vui vẻ lưu số điện thoại của người khác. Có những lúc tôi còn rất tự hào về số lượng số điện thoại của mọi người mà mình lưu được.

Tôi rất nhiệt tình, chân thành với mọi người nhưng không hiểu sao luôn bị bỏ qua. Chỉ khi cần có ai đó làm việc vặt, họ mới nhớ ra trong hội còn có tôi. Khoảng thời gian đó, tuy thường xuyên có mặt tại những cuộc hội họp, nhưng tôi không bao giờ được cho vào bộ nhớ, mọi người cũng không chấp nhận làm bạn với tôi lắm.

Sau các hoạt động, người ở lại dọn dẹp vệ sinh luôn là tôi.

Một lần, tôi quen với một giảng viên trong trường. Là học sinh, tôi thật thà đến phòng của thầy vào lúc đêm muộn chỉ vì thầy bảo buổi tối thầy trực ban một mình ở văn phòng. Thầy nói chuyện với tôi rất lâu, cũng chẳng có gì đặc biệt, chỉ là vài câu chuyện xã giao ngắn ngủi. Thầy bảo tôi rằng thầy phụ trách công tác phát triển trường. Tôi chăm chú lắng nghe, trước khi về còn lưu số điện thoại của thầy, còn biếu thầy hai túi hoa quả mang theo.

Sau này, tôi phải viết đơn xin lên thông tin SV để đi làm thêm. Vì không biết có thể lên mạng tải bản mẫu về, nên thằng ngốc như tôi đã gửi tin nhắn đến nhờ thầy giúp. Ông ta lạnh lùng trả lời gọn lỏn: "Tôi không rỗi."

Thực ra, trong rất nhiều trường hợp tôi đều đã từng gặp phải sự từ chối như thế. Tôi cứ nghĩ mình đã lưu số điện thoại thì ít nhất hai bên cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Nhưng tôi đã quên mất một điều rất quan trọng, đó là: Chỉ có bình đẳng trong quan hệ, mới có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Câu chuyện có liên quan đến vị thầy giáo này vẫn chưa kết thúc. Vài năm sau, khi đã là một quản lý, tôi nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm. Người gọi đến chính là vị thầy giáo năm xưa đó. Ông ta cười nói hỏi thăm tôi vài câu, rồi rất nhanh chóng đề cập đến chủ đề chính.

Thì ra ông muốn nhờ tôi giới thiệu cho con trai ông ta vào chỗ tôi thực tập. Thời gian đó, ngày nào tôi cũng phải họp, ban ngày đã mệt hết cả hơi, buổi tối thì bận đến hoa mắt chóng mặt, lại nhớ đến quá khứ chẳng tốt đẹp gì, thế là tôi trả lời đối phó: "Để hôm khác em hỏi xem sao", rồi tắt máy luôn.

Tất nhiên, tôi chẳng giúp gì cho ông ta cả.

Sau này, khi chợt nhớ đến chuyện này, tôi luôn đặt câu hỏi: Vì sao tôi không giúp ông ta, hay nói cách khác, trước kia, vì sao ông ta không giúp tôi?

Câu trả lời rất đơn giản: Bỏ qua tình cảm của hai bên với nhau, điều kiện cơ bản để khiến người khác có thể giúp đỡ mình chính là mình có thể đáp lại họ điều có giá trị tương đương. Hay nói cách khác, ngày trước tôi là sinh viên, không có cách nào đáp lại cho ông ta điều ông ta cần; sau này, tôi cũng không có nhu cầu làm gì liên quan đến việc ông ta giỏi nữa, ông ta cũng không có cách nào trả ơn tôi một cách xứng đáng, nên tôi không thấy cần quan tâm đến ông ấy

Hơn nữa, nền tảng tình cảm của chúng tôi xuất phát từ con số 0. Sự thật rất lạnh lùng, nhưng đây là sự thật.

Chúng ta thường tham gia vào các cuộc xã giao, nhưng không biết rằng, rất nhiều cuộc xã giao trên thực tế không để làm gì, như việc lưu lại số điện thoại của người khác, khi cần sự giúp đỡ, thì chỉ là mất công gọi một cú điện thoại mà thôi.

Có người bạn từng hỏi tôi rằng: "Mình có nhiều mối quan hệ xã hội, bạn bè cũng nhiều, vậy tại sao luôn cảm thấy ngày càng cô đơn, đến nỗi bây giờ rất nhiều việc đều chẳng có ai giúp đỡ?". Điều này khiến cô ấy rất buồn.

Tôi hỏi cô ấy: "Khi nói chuyện, mọi người thường giới thiệu cậu thế nào?"

Cô ấy bảo: "Bạn bè gọi tớ là Ngây Thơ."

Tôi hỏi: "Thông thường họ giới thiệu những người giỏi giang như thế nào?"

Cô ấy trả lời: "Là Chủ tịch, Tổng Giám đốc , Giáo sư, Tiến sĩ...."

Tôi bảo: "Thế nên cậu hiểu chưa?! Nếu bản thân cậu không giỏi, thì những quan hệ xã hội kia thực ra cũng vô nghĩa mà thôi. Chỉ có sự trao đổi bình đẳng mới có thể có được sự giúp đỡ hợp lí. Do đó, một khi cậu còn chưa đủ giỏi, chưa đủ ưu tú, thì chớ có lãng phí quá nhiều thời gian quý báu vào các cuộc xã giao, hãy dùng một ít thời gian để đọc sách nâng cao kỹ năng chuyên môn. Chúng ta đều đã từng tham gia vào một hội nào đó, rồi phát hiện ra rằng chẳng có gì để nói, thậm chí không biết nên làm gì, bởi lẽ tập thể ấy không thuộc về chúng ta. Phải biết rằng, chỉ có người ưu tú tài giỏi, mới có được quan hệ xã hội có ích."

Đừng cảm thấy thế giới này tàn khốc, đó chỉ là quy tắc của trò chơi...

Có sự trao đổi bình đẳng, thì mới có tình bạn hữu bình đẳng!

Vậy nên trước khi muốn có những mối quan hệ có ích, và một thành công vững chắc thì hãy tự giúp mình trở thành người hữu ích và là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Nguồn: ST từ Hội anh em Grab.

Trang này là một bài luận, nó chứa lời khuyên hoặc ý kiến của một hoặc nhiều thành viên Wikipedia. Bài luận không phải là quy định hay hướng dẫn của Wikipedia. Một bài luận có thể đại diện cho tầm nhìn chung của đa số thành viên, cũng có thể chỉ đại diện cho quan điểm của thiểu số.

Xã giao trong Wikipedia được hiểu là hành động liên kết giữa các thành viên trong Wikipedia bằng hành động, lời nói...một cách thân thiện.

Wikipedia ủng hộ và khuyến khích các thành viên xã giao với nhau. Điều này sẽ giúp các thành viên trong Wikipedia đoàn kết với nhau để giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc trên Wikipedia. Lợi ích từ xã giao giữa các thành viên của Wikipedia sẽ giúp Wikipedia ngày càng phát triển, các bài viết của Wikipedia sẽ được hoàn thiện và chính xác hơn.

  1. Đóng góp tích cực trên Wikipedia. Bằng cách này các thành viên sẽ thấy được sự năng động của bạn và nhờ thế họ sẽ biết đến bạn nhiều hơn. Khi đó, mọi sự giúp đỡ và cần được giúp đỡ từ bạn sẽ được mọi thành viên trong Wikipedia quan tâm và hỗ trợ.
  2. Quan tâm đến các thành viên khác. Khi các thành viên khác gặp khó khăn trong quá trình làm việc trên Wikipedia.
  3. Tích cực bàn luận đến những vấn đề của Wikipedia và của các thành viên. Bạn sẽ được hoan nghênh và mọi thành viên khác sẽ hợp tác cùng bạn.
  4. Có thể làm những điều nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa như tặng những thành viên xứng đáng một ngôi sao cho sự đóng góp tích cực của họ trên Wikipedia.
  5. Đơn giản hơn là ngỏ lời giúp đỡ hay bàn luận với những thành viên khác về những vấn đề đáng quan tâm.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Wikipedia:Xã_giao&oldid=1688541”

Phép xã giao, tùy từng trường hợp còn gọi là phép lịch sự xã giao, quy tắc xã giao, nghi thức xã giao hoặc lễ nghi [chữ Hán: 禮儀], là bộ quy tắc ứng xử mô tả kỳ vọng về hành vi xã hội theo thông lệ đương thời trong một xã hội lịch thiệp, thường ở dưới dạng các quy tắc đạo đức và do cả một xã hội, một giai cấp hay nhóm xã hội giám sát lẫn nhau. Cụm từ phép xã giao trong tiếng Pháp là étiquette với nghĩa ban đầu là "nhãn" hay "giấy ghi" đã xuất hiện từ năm 1750.[2]

Bức họa vẽ năm 1805 có tên Cả đoàn vô cùng kinh ngạc khi một quý bà đứng dậy để rung chuông [Company Shocked at a Lady Getting up to Ring the Bell] của tác giả James Gillray[1]

  • Nghi thức
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ Nho giáo
  • Phép lịch sự

Phép xã giao theo vùng miền:

  • Cộng đồng người Hoa
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Châu Âu
  • Khu vực Bắc Mỹ
  • Khu vực Mỹ La-tinh
  • Úc và Niu Di-lân
  • Khu vực Trung Đông
  • Pa-ki-xtan
  • Việt Nam
  • Mi-an-ma
  • In-đô-nê-xi-a

  1. ^ Wright & Evans, Historical and Descriptive Account of the Caricatures of James Gillray [năm 1851, OCLC 59510372], tr. 473
  2. ^ Etiquette, The New Shorter Oxford English Dictionary [năm 1993] Lesley Brown, Ed., tr. 858.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phép_xã_giao&oldid=68757227”

Video liên quan

Chủ Đề