Định vị là gì tại sao doanh nghiệp phải Xây dựng chiến lược định vị

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu dễ dàng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược marketing, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Khi xây dựng thương hiệu, chúng ta thường nghe đến cụm từ định vị thương hiệu. Nhưng thật sự, định vị thương hiệu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và khách hàng.

Trong bài viết này, Vũ Digital sẽ đưa đến cho bạn góc nhìn toàn cảnh và tầm ảnh hưởng to lớn của định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp. 

Cùng đón xem!

Câu nói tuyệt vời miêu tả định vị thương hiệu từ nhà văn Lewis Carroll, trong tiểu thuyết Alice’s Adventures in Wonderland [Alice lạc vào sử sở thần tiên], khi Alice hỏi mèo Cheshire rằng mình nên đi con đường nào? mèo Cheshire trả lời:

“if you don’t care where you’re going, it doesn’t make a difference which path you take.”

Tạm dịch:

“Nếu bạn không quan tâm đích đến, thì mọi con đường với bạn đều như nhau”.

Thời đại 4.0 với những chiến dịch truyền thông liên tiếp diễn ra trên mọi phương diện, nếu bạn không xác lập vị trí và tập trung nguồn lực vào những mục tiêu rõ ràng, thương hiệu của bạn sẽ không thể khác biệt và khó lưu lại dấu ấn của riêng mình.

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược marketing, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Mr. Quyền Vũ – Sáng lập Vũ Digital

Cơ chế hoạt động của não bộ con người là sắp xếp những đặc tính cần thiết vào bộ nhớ rồi truy xuất chúng khi cần đưa ra hành vi lựa chọn hoặc quyết định. Định vị thương hiệu thành công là sở hữu được những đặc tính quan trọng với khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động.

Tâm trí khách hàng là một chiến trường thực sự cho mọi cuộc chiến kinh doanh, xây dựng thành công định vị thương hiệu là xâm chiếm, sở hữu và dẫn đầu trong tâm trí khách hàng, sau đó giành vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Huyền thoại Walter đã từng chia sẻ một câu nói tuyệt vời

Sản phẩm được làm ra tại nhà máy nhưng thương hiệu lại nằm trong tâm trí người tiêu dùng

– Walter Landor –

Theo câu nói này, Walter đã tiết lộ cho chúng ta biết cách thức để xây dựng một thương hiệu thành công, đó chính là một thương hiệu dẫn đầu, độc tôn trong tâm trí của khách hàng với một định vị thương hiệu rõ ràng thông qua chiến lược khác biệt hoá.

Vũ khuyên rằng khi đã xác định một định vị thương hiệu là một “vùng xanh nhận thức”, nơi chưa được khai phá và sở hữu, hãy nhanh chóng thực hiện các hành động tác động vào tâm trí của khách hàng, việc trở thành người đầu tiên là mấu chốt của sự thành công bền vững, điều sẽ tạo nên được “độc tôn trong nhận thức”.

Thương hiệu tạo ra nhận thức đầu tiên sẽ trở thành thương hiệu “độc tôn trong nhận thức”, rất khó để thay đổi điều này do hiệu ứng tâm lý học Einstellung effect tạm dịch: “hiệu ứng xu thế cố định”, hiệu ứng này chỉ ra rằng tâm lý con người luôn sợ bị thay đổi.

Xây dựng thương hiệu sẽ dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp tìm thấy những giả định đúng và sáng tạo ra một cái gì đó “mới lạ” sau đó tự định vị mình là thương hiệu duy nhất sở hữu cái “mới lạ” này, bởi con người luôn khát khao được sống, trải nghiệm những điều mới.

Có thể liên tưởng đến công tắc, định vị thương hiệu tương tự như vậy. Nhắc đến một từ khoá [đặc tính thương hiệu], khách hàng ngay lập tức gợi nhớ, liên kết đến thương hiệu, có nghĩa là định vị thương hiệu đã thành công. 

Ví dụ: Một khách hàng khi chuẩn bị mua xe hơi, họ có thể sắp xếp năm đặc tính mà họ mong muốn bao gồm: uy tín, bền bỉ, thiết kế, giá bán, an toàn. Những thương hiệu sở hữu những đặc tính này có thể sẽ là Toyota, Mazda, Huyndai và Mistubishi. Từ năm đặc tính đó, khách hàng sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, sau đó đưa ra hành vi quyết định dựa trên đặc tính quan trọng với bản thân họ. Hãy tự hỏi, thương hiệu bạn đang sở hữu đặc tính dẫn đầu nào?

Bạn có thắc mắc tại sao các doanh nghiệp luôn có lượng khách hàng ổn định, sẵn sàng trải nghiệm mọi dịch vụ/sản phẩm mà không cần quan tâm giá cả không? Đó là nhờ định vị thương hiệu. 

Trong bước đầu xây dựng, định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ, xu hướng trên thị trường một cách rõ ràng. Để từ đó, thương hiệu hoạch định chiến lược cụ thể tiếp cận khách hàng hiệu quả và đảm bảo các hoạt động truyền thông diễn ra trơn tru hơn. 

Bên cạnh đó, định vị thương hiệu còn là trợ thủ đắc lực giúp mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí để lập chiến lược thương hiệu mà vẫn có độ uy tín nhất định đối với khách hàng. 

Có định vị tốt đồng nghĩa với việc thương hiệu có chỗ đứng nhất định. Khách hàng luôn lựa chọn một nhãn hiệu có uy tín hơn là một nhãn hiệu chỉ nói về những giá trị lợi nhuận xa vời. Cho nên, định vị thương hiệu sẽ đem lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng trung thành, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Định vị thương hiệu rất đa dạng. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, mục đích khác nhau mà thương hiệu sẽ đưa ra định vị phù hợp. Trên thị trường, chúng tôi tổng hợp được 9 phương thức định vị thương hiệu cơ bản nhất, bao gồm:

  1. Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
  2. Định vị dựa vào tính năng
  3. Định vị theo chất lượng
  4. Định vị dựa vào đối thủ
  5. Định vị dựa vào giá trị
  6. Định vị dựa vào công dụng
  7. Định vị dựa vào mối quan hệ
  8. Định vị dựa vào mong ước
  9. Định vị dựa vào cảm xúc

Không nhất thiết bạn chỉ được sử dụng duy nhất một phương thức định vị xuyên suốt. Dựa vào chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu có thể biến chuyển để đặt cột mốc phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. 

Tuy nhiên, quá trình này cũng cần sự nhất quán nên định vị thương hiệu sẽ trở nên phản tác dụng nếu bạn tham lam đặt quá nhiều mục tiêu. 

Trước khi xác lập định vị thương hiệu, bạn cần phải hiểu được rằng đây là một quá trình dài, cần có tầm nhìn xa để đón đầu mọi biến đổi xảy đến trong tương lai. Quá trình định vị thương hiệu không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược thương hiệu.

  1. Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên trong định vị thương hiệu chính là xác định đối tượng mục tiêu. Họ là ai, nhu cầu của họ là gì, họ đang quan tâm đến vấn đề gì, giải pháp nào phù hợp cho đối tượng ấy…, hãy phác thảo chi tiết nhất khách hàng mà thương hiệu đang hướng tới. Điều này sẽ giúp thương hiệu không đi nhầm hướng trong quá trình xây dựng định vị.

  1. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bạn không thể thắng trận nếu không hiểu rõ đối thủ của mình là ai. Cho nên, bước tiếp theo để định vị được thành công chính là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. 

Ở bước này, bạn cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ có thể diễn ra của đối thủ và thị trường. Từ đó, tìm ra thị trường ngách để phát triển, tạo một dấu ấn rõ ràng về hướng đi của thương hiệu. 

  1. Xác định phương pháp định vị phù hợp

Có 9 phương pháp định vị thương hiệu mà Vũ đã đề cập ở trên. Và nhiệm vụ lúc này là làm sao để phát triển định vị thương hiệu khác biệt. 

Từ cách ra mắt sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,… cho đến nội dung truyền thông, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng của định vị thương hiệu. 

Ví dụ, nếu bạn chọn định vị dựa theo cảm xúc thì các chiến dịch truyền thông, nội dung, quảng cáo sản phẩm đều khéo léo lồng ghép thông điệp cảm xúc. Nó phải đánh trúng tâm lý, nói lên được sở thích, mối bận tâm ở cuộc sống hiện đại…, khơi gợi sự đồng cảm của khách hàng. 

Chọn lựa phương thức nào không quan trọng, quan trọng là cách bạn triển khai nó như thế nào. Vì thế, chỉ cần có định hướng rõ ràng, mục đích cụ thể thì định vị thương hiệu của bạn sẽ đạt được hiệu quả đúng như mong đợi. 

  1. Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Sơ đồ định vị bao gồm trục hoành và trục tung tương ứng với thuộc tính sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Ví dụ, nếu một thương hiệu thời trang đánh vào hai giá trị cơ bản: sang trọng, phân khúc giá cao thì trục tọa độ như sau:

Các cá nhân tham gia định vị thương hiệu sẽ xác định vị trí của đối thủ, so sánh các điểm giống và khác nhau trong cách thức hoạt động của họ. Từ biểu đồ này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được thị trường ngách, xác định vị trí mong muốn của thương hiệu. 

Vị trí thuận lợi nhất là vị trí vừa phát huy được điểm khác biệt của thương hiệu, vừa khoanh vùng được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Đừng chỉ chú tâm quá nhiều vào sự khác biệt của thương hiệu mà quên mất rằng khách hàng cũng cần xác định thương hiệu của bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào. 

Tóm lại, định vị thương hiệu như cơ quan đầu não trong chiến lược thương hiệu, phát tín hiệu cho các hoạt động khác thực hiện theo. Chỉ cần định vị sai, thương hiệu sẽ ngay lập tức bị lu mờ trước các đối thủ khác. Vì thế, hãy chậm rãi hoạch định chiến lược định vị để đạt được hiệu quả như đúng mong đợi nhất.

Kết

Có thể thấy, định vị thương hiệu bắn phát súng báo hiệu về sự hiện diện hoặc bứt phá của bạn trên đường đua thị trường. Thương hiệu có tồn tại được lâu dài, khách hàng có đồng hành lâu dài hay không đều phụ thuộc vào định vị thương hiệu.

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu dễ dàng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược tiếp thị giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Trong bước đầu xây dựng, định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ, xu hướng trên thị trường một cách rõ ràng. Để từ đó, thương hiệu hoạch định chiến lược cụ thể tiếp cận khách hàng hiệu quả và đảm bảo các hoạt động truyền thông diễn ra trơn tru hơn.

- Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp - Định vị dựa vào tính năng - Định vị theo chất lượng - Định vị dựa vào đối thủ - Định vị dựa vào giá trị - Định vị dựa vào công dụng - Định vị dựa vào mối quan hệ - Định vị dựa vào mong ước

- Định vị dựa vào cảm xúc

1. Nhận dạng khách hàng mục tiêu 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 3. Xác định phương thức định vị phù hợp

4. Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Trước khi xác lập định vị thương hiệu, bạn cần phải hiểu được rằng đây là một quá trình dài, cần có tầm nhìn xa để đón đầu mọi biến đổi xảy đến trong tương lai. Quá trình định vị thương hiệu không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược thương hiệu.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong định vị thương hiệu thì hãy liên hệ : 0366.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp và cùng bạn tạo nên chiến lược thương hiệu phù hợp nhất!

Video liên quan

Chủ Đề