Tại sao lại tẩy chay hm

Theo Thời Báo Hoàn Cầu, cư dân mạng Trung Quốc đã kêu gọi loại bỏ nhà bán lẻ thời trang H&M của Thụy Điển khỏi thị trường Trung Quốc sau khi công ty đưa ra tuyên bố hồi năm ngoái về các cáo buộc lao động cưỡng bức ở Tân Cương [Trung Quốc].

Tờ New York Times cho biết, vào tháng 9/2020, H&M gây chú ý khi đăng tuyên bố trên trang web chính thức của công ty, tuyên bố ngừng tìm nguồn cung ứng các sản phẩm từ khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, với lý do lo ngại về vấn nạn lao động cưỡng bức ở khu vực sản xuất bông. Động thái này được đưa ra sau khi Mỹ và một số nước châu Âu cáo buộc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bóc lột sức lao động đối với người Duy Ngô Nhĩ và cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tân Cương, dẫn đến áp đặt lệnh trừng phạt.

Hơn 8 tháng sau, H&M đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng Trung Quốc. Rất nhiều dân mạng để lại những bình luận công kích, thể hiện sự phẫn nộ trên tài khoản Weibo chính thức của H&M như “Tôi nghe nói rằng công ty đang tẩy chay vải bông Trung Quốc, chúng tôi sẽ tẩy chay sản phẩm của hãng”… 

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc [CCTV] phản đối H&M, cho rằng hãng đã có “một tính toán sai lầm khi cố gắng đóng vai một anh hùng chính nghĩa” và “chắc chắn sẽ phải trả giá đắt cho hành động sai lầm của mình”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó cũng bác bỏ cáo buộc “bóc lột lao động” trong hoạt động sản xuất bông ở khu tự trị Tân Cương, chỉ ra những báo cáo do truyền thông phương Tây lan truyền đều ngụy tạo, từ những đối tượng chống phá chính quyền.

Đến nay, các cuộc tẩy chay vẫn đang lan rộng. Người tiêu dùng không thể tìm kiếm các sản phẩm của H&M trên các nền tảng thương mại điện tử trực tuyến ở Trung Quốc như taobao.com, JD.com, Pinduoduo, Tmall… Thậm chí một số xưởng sản xuất cho biết đã ngừng hợp tác với thương hiệu nổi tiếng này. Các cửa hàng ứng dụng điện thoại di động [App Store] của Xiaomi, Huawei và Vivo đã xóa ứng dụng của H&M. Trong khi đó, các trang Baidu và Dianping.com đều chặn kết quả tìm kiếm cho cửa hàng của hãng này.

Studio của Hoàng Hiên và Tống Thiến, hai đại sứ thương hiệu của H&M tại Trung Quốc, thông báo chấm dứt hợp đồng với công ty Thụy Điển vào hôm 24/3. Theo nam diễn viên “Người phiên dịch”, anh phản đối “sự vu khống và tạo tin đồn”, cũng như bất kỳ nỗ lực nào làm mất uy tín đất nước. Trong khi đó, cựu đội trưởng nhóm nhạc nữ f[x] tuyên bố “lợi ích quốc gia là trên hết”.

Hoàng Hiên và Tống Thiến đều chấm dứt hợp tác với H&M.

Tối 24/3, H&M Trung Quốc khẳng định trong một thông báo rằng, tập đoàn luôn duy trì các nguyên tắc cởi mở và minh bạch trong quan lý chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như không đại diện cho bất kỳ quan điểm chính trị nào. “Tập đoàn H&M luôn tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc. Chúng tôi cam kết đầu tư và phát triển lâu dài tại Trung Quốc”, trích thông báo

Thương hiệu bán lẻ thời trang nhấn mạnh, làn sóng tẩy chay hiện nay có thể phủ bóng đen lên hoạt động thị trường của họ tại Trung Quốc – nơi vẫn là một trong bốn thị trường hàng đầu của tập đoàn.

H&M là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới tính theo doanh số, sau Inditex, chủ sở hữu của Zara.

Theo Reuters, H&M đang chuẩn bị cho khoản lỗ trong quý sau khi đại dịch làm giảm 88% lợi nhuận năm 2020. Dự kiến, công ty sẽ đưa ra báo cáo thu nhập đầy đủ từ tháng 12/2020 – 2/2021 vào ngày 31/3. Kể từ tháng 3/2020, công ty đã có báo cáo về việc đóng cửa hàng ở một số thành phố ở Trung Quốc. Nhưng so với doanh số bán hàng sụt giảm tại các thị trường khác, nhu cầu của thị trường Trung Quốc vẫn là một lựa chọn an toàn cho công ty.

H&M đối mặt với khủng hoảng lớn do đại dịch và cuộc tẩy chay diện rộng ở Trung Quốc.

Theo Theo Thời báo Hoàn Cầu, NY Times

Khi người tiêu dùng quay lưng

Cách đây vài ngày, website tại nước ngoài của thương hiệu thời trang H&M thông báo đồng ý đăng tải bản đồ có “đường lưỡi bò” phi pháp. Ngay sau đó vài giờ, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu lên tiếng kêu gọi tẩy chay H&M vì không tôn trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam. Nhiều bài viết trên mạng xã hội liệt kê những cửa hàng của hãng thời trang này trên lãnh thổ Việt Nam để kêu gọi người tiêu dùng “tránh xa”.

Đồng thời, một lượng người tiêu dùng vào Fanpage của thương hiệu này để lại đánh giá “1 sao” và bày tỏ sự tức giận đối với việc H&M chấp nhận bản đồ phi pháp trên. Ở nhiều bài viết trên Fanpage này đều bị thả biểu tượng phẫn nộ và không ít bình luận lên án.

Sự việc này cũng nhanh chóng tạo một cơn sốt trên mạng xã hội. Các group, trang thông tin trên Facebook liên tục đăng tải các bài viết về vấn đề này, bày tỏ quan điểm “không mua hàng của doanh nghiệp không tôn trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam”.

Nhiều group “anti H&M” cũng đã được lập ra trên mạng xã hội với số thành viên tăng chóng mặt trong thời gian ngắn. Nhiều người nổi tiếng trong làng giải trí cũng lên tiếng đồng thuận tẩy chay thương hiệu này. 

Nhiều người trẻ vốn yêu thích H&M cũng tích cực tham gia phong trào tẩy chay nhãn hàng. Nguyễn Thị Thảo Vy, 20 tuổi, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn chia sẻ: “Em và bạn bè rất thích sử dụng sản phẩm của hãng H&M vì tuy là hàng nhập khẩu nhưng khá vừa túi tiền, thiết kế cập nhật xu hướng thời trang quốc tế. Tuy nhiên, sau sự việc này nhóm em quyết định ngừng sử dụng các sản phẩm của thương hiệu H&M. Em nghĩ còn rất nhiều thương hiệu quần áo mình có thể sử dụng, trong đó có các thương hiệu của người Việt. Còn một nhãn hàng nếu không tôn trọng chủ quyền đất nước mình thì mình không nên ủng hộ”.

Dạo một vòng quanh cửa hàng H&M tại một số trung tâm thương mại lớn ở TPHCM trong hai ngày cuối tuần vừa qua, có thể thấy được cảnh tượng kinh doanh khá đìu hiu, giảm sút rõ rệt so với thời gian trước. Trước đó, hầu hết những ngày cuối tuần, các cửa hàng H&M luôn đông nghịt người, có thời điểm người mua phải xếp hàng dài chờ đợi để được thanh toán. Doanh thu của H&M tại thị trường Việt Nam năm 2019 lên đến trên 1.100 tỉ đồng.

Bài học hành xử 

Trước đó, người tiêu dùng Việt cũng từng tẩy chay một số thương hiệu khác. Cách đây nhiều năm, cuộc tẩy chay hướng đến một thương hiệu trong ngành giải khát khi bị cho là hành xử “thiếu tình người”, khiến người tiêu dùng liên quan phải vào tù. 

Trường hợp khác, một số nhãn hàng bị ảnh hưởng do nữ nghệ sĩ đại diện có đời tư tai tiếng. Người tiêu dùng đã ra “tối hậu thư” đề nghị các nhãn hàng hoặc là bỏ tư cách đại diện của nữ nghệ sĩ, hoặc là bị người tiêu dùng quay lưng. 

Cũng có những thương hiệu từng bị tẩy chạy vì lừa dối khách hàng, thiếu trung thực, bán sản phẩm kém chất lượng. Như một thương hiệu điện tử quảng cáo là “made in Việt Nam” nhưng bị phát hiện nhập khẩu linh kiện Trung Quốc về lắp ráp. Hay những thương hiệu mỹ phẩm bị phát hiện có kinh doanh sản phẩm kem trộn... 

Tuy nhiên, có lẽ ít có cuộc tẩy chay nào mang quy mộ rộng, mạnh mẽ như cuộc tẩy chay H&M lần này. Có thể nói, H&M đang đứng trước làn sóng phẫn nộ của người tiêu dùng Việt. Đặc biệt trong môi trường mạng xã hội lan tỏa thông tin nhanh chóng, cuộc kêu gọi tẩy chay như một đám cháy lan nhanh càng lúc cháy càng to. 

Theo các chuyên gia, chưa biết cuộc tẩy chay sẽ kéo dài bao lâu, nhưng sự việc “chưa từng có” diễn ra đối với thương hiệu H&M càng khẳng định sức mạnh của người tiêu dùng ở kỉ nguyên số và là bài học chung với các doanh nghiệp. Kinh doanh ở thời đại này, doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đến các chiến lược bán hàng đúng đắn mà càng cần duy trì thái độ kinh doanh tử tế, tôn trọng chủ quyền các quốc gia. 

Ngọc Mai

Như Thanh niên đã đưa tin trước đó, theo ABC News và một số hãng tin quốc tế khác, chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 2.4 thông báo website của thương hiệu thời trang H&M đã đồng ý sửa đổi bản đồ Trung Quốc, sau khi Văn phòng Kế hoạch và quản lý tài nguyên của thành phố này đưa ra yêu cầu.

Theo lập luận của Trung Quốc, bản đồ của H&M đăng tải  trên trang web của công ty ban đầu "có vấn đề". Tuy nhiên, chuyện “có vấn đề” ra sao không được phía Trung Quốc nêu rõ.
Sau khi bị phía Trung Quốc cảnh báo, H&M đã sửa lại.

Động thái trên xảy ra giữa bối cảnh H&M đứng trước sức ép bị Trung Quốc tẩy chay sau những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và phương Tây liên quan vấn đề nhân quyền tại khu tự trị Tân Cương.

H&M Việt Nam hoạt động ra sao giữa 'bão' tẩy chay?

Các thông báo của Trung Quốc không nêu cụ thể những thay đổi, nhưng theo AP, Trung Quốc đã yêu cầu các nhãn hàng phải hiển thị trên bản đồ các khu vực mà nước này tuyên bố thuộc chủ quyền, trong đó có "đường lưỡi bò" phi pháp mà nước này công bố ở Biển Đông.

H&M vốn là hãng thời trang yêu thích của giới trẻ

Nguyễn Điền

 Hàng chục nghìn lượt "phẫn nộ" và bình luận phản đối trên fanpage của H&M

Nhận được sự tín nhiệm khá lớn của khách hàng Việt nhưng H&M lại sử dụng bản đồ “hình lưỡi bò” đồng nghĩa với việc ủng hộ hành động xâm chiếm chủ quyền phi pháp nên hãng này vấp phải làn sóng phản đối, kêu gọi tẩy chay lớn trên các nền tảng mạng xã hội.

Trên fanpage chính thức của H&M Việt Nam, dưới mỗi bài đăng của thương hiệu này là hàng chục nghìn lượt "phẫn nộ" và bình luận phản đối trước động thái mới nhất của H&M liên quan việc thay đổi bản đồ online, có sự xuất hiện của "đường lưỡi bò" phi pháp ở biển Đông mà Việt Nam bác bỏ. Chưa dừng lại ở đó, nhiều người đã thành lập riêng trang, nhóm trên các trang mạng xã hội để bày tỏ sự phẫn nộ, kêu gọi tẩy chay H&M.

Phản ứng trái chiều của sao Việt trước tin đồn về H&M và 'đường luỡi bò'

 H&M do ông Erling Persson người Thụy Điển, thành lập năm 1947 ở Vaesteras. Đây là thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm thời trang dành cho mọi đối tượng từ đàn ông, phụ nữ, thanh niên đến trẻ em. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2017, H&M mang đến cho người Việt những sản phẩm thời trang có mức giá khá mềm và bắt kịp với xu hướng thời trang quốc tế nên hãng này nhanh chóng chiếm được cảm tình với nhiều đối tượng khách hàng, trong đó phần lớn là giới trẻ.  

Là người trực tiếp chia sẻ bài viết lên trang cá nhân với dòng trạng thái thể hiện thái độ bức xúc:” Đây là một trò hề, một sự lật mặt tráo trở và một vết nhơ trong ngành công nghiệp thời trang trên thế giới”, anh Nguyễn Phú Nguyên Tam, 23 tuổi [ngụ đường Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM ] cho biết thêm: “H&M là một công ty thời trang có thể nói là tương đối lớn và có tên tuổi trên thế giới. Nhưng dù cho có lớn đến mấy nhưng đã có những hình ảnh, thông tin sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam thì chắc chắn sẽ bị người dân, thị trường Việt Nam phản đối, tẩy chay”.

Nhiều hội nhóm kêu gọi tẩy chay H&M

Chụp màn hình

Tạm biệt H&M

Cũng chia sẻ bài viết kêu gọi tẩy chay H&M lên trang cá nhân của mình, Nguyễn Tấn Phát, sinh viên Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, với dòng trạng thái: “Thôi rồi, tạm biệt H&M, khóc xong rồi thì thôi cất gọn quần áo của H&M vào một góc. Mình sẽ mua quần áo của hãng khác”.

Đối đầu Trung Quốc - phương Tây dâng cao, các thương hiệu thời trang vào tâm bão

Chia sẻ thêm, Tấn Phát cho biết bản thân từng là một người rất yêu thích quần, áo của H&M vì giá rẻ mà chất lượng mẫu mã lại rất đẹp nhưng giờ quyết tâm không mua hàng của hãng này nữa:”Mình từng rất rất yêu thích và ưu ái lựa chọn đồ của H&M và mình tin rằng nhiều người Việt khác cũng như vậy, chúng tôi ủng hộ và tôn trọng sản phẩm của bạn nhưng H&M lại không tôn trọng sự thật về chủ quyền của đất nước chúng tôi thì bạn sẽ bị tẩy chay. Một khi đã đụng đến chủ quyền của dân tộc thì mình sẵn sàng dẹp hết đống đồ ở nhà, kêu gọi mọi người đồng lòng, nói lên tiếng nói chung để bảo vệ chủ quyền của dân tộc”.

Nếu như H&M không đưa một sự giải thích nào thỏa đáng cho hành động ủng hộ xâm lấn chủ quyền một cách trắng trợn như vậy thì mình sẽ không bao giờ sử dụng quần áo của hãng này nữa 

Đặng Thị Thanh Trang, 25 tuổi,  làm việc tại Tòa nhà Việt- Úc, Quận 3, TP.HCM

Đang mặc chiếc đầm của hãng H&M, Đặng Thị Thanh Trang, 25 tuổi làm việc tại Tòa nhà Việt- Úc, Quận 3, TP. HCM, đã tranh thủ giờ ăn trưa về nhà thay bộ trang phục khác để cùng đồng nghiệp tỏ rõ quan điểm về lòng tự tôn của dân tộc:”Nếu như H&M không đưa một sự giải thích nào thỏa đáng cho hành động ủng hộ xâm lấn chủ quyền một cách trắng trợn như vậy thì mình sẽ không bao giờ sử dụng quần áo của hãng này nữa. Một hãng thời trang dù có cho ra thiết kế đẹp như thế nào đi nữa nhưng lại có những quyết định cổ súy cho hành vi phi pháp như vậy thì mình cũng tẩy chay thôi” Thanh Trang nói.

Đến tối thứ bảy lượng khách vẫn mua sắm đông nhưng cho biết không ủng hộ hành động của H&M

Phóng viên của Thanh Niên đã có mặt tại cửa hàng H&M Vincom Đồng Khởi [Quận 1, TP. HCM] vào lúc 20 giờ ngày 3.4, chúng tôi ghi nhận lượng khách đến mua sắm vẫn đông. Các khu vực đồ nam, nữ hay trẻ em điều có rất nhiều khách tham quan, chọn lựa và thử đồ. Tại khu vực quầy thanh toán có rất nhiều khách hàng đang xếp hàng chờ đến lượt. Chị H.N.P, 23 tuổi ngụ tại đường Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TP.HCM, đang chăm chú lựa cho mình những chiếc sơ mi công sở, cho biết: “Vì bận đi làm từ sáng đến tối không quan tâm nhiều đến các sự kiện diễn ra trên mạng xã hội nên không biết được thông tin này. Tuy nhiên, đứng trên lập trường là một người công dân của Việt Nam mình hoàn toàn không ủng hộ hành động “cổ vũ” cho việc xâm phạm chủ quyền của một đất nước như thế”.

Tại cửa hàng H&M tại Crescent Mall [quận 7, TP.HCM], số lượng người đến mua sắm  không đông đúc như cửa hàng tại quận 1. 

 

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề