Cạnh tranh lành mạnh là gì cho ví dụ

Câu hỏi:

Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, em sẽ xử lí như thế nào?

Lời giải:

Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.

Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.

Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh em sẽ tùy vào trường hợp để có những ứng xử phù hợp. Nếu đó là cạnh tranh không lành mạnh ở mức độ nhẹ thì mình có thể can thiệp. Còn nếu cạnh tranh ở mực độ lớn thì báo ngay với các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cạnh tranh nhé!

1.Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a.Khái niệm cạnh tranh

–Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

b.Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

–Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh.

–Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

2. Mục đích của cạnh tranh

– Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.

– Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng….sẽ có nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.

– Cạnh tranh giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh.

– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt

– Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.

– Hiện nay, thị trường ngày càng hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.

– Cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.

3.Tính hai mặt của cạnh tranh

a.Mặt tích cực của cạnh tranh

–Kích thích lực lượng sản xuất, KH – KT...

–Khai thác tối đa mọi nguồn lực

–Thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế, nâng cao năng lực...

b.Mặt hạn chế của cạnh tranh

–Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên.

–Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng

–Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

4. Các loại cạnh tranh

* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

–Theo tiêu thức này, người ta chia cạnh tranh thành ba loại:

–Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Có thể hiểu theo.nghĩa đơn giản nhất là một sự mặc cả theo luật.’ mua rẻ -bán đắt ‘. Cả hai bên đều muốn được tối đa hoá lợi ích của mình .

–Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Nó xảy ra khi mà trên thị.trường mức cung nhỏ hơn cầu của một.loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Lúc này hàng hoá trên thị trường khan hiếm , người mua sẵn sàng.mua hàng với một mức giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa những người mua trở nên gay gắt hơn.

–Cạnh tranh giữa người bán và người bán: Đây là một cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất và phổ biến.trong nền kinh tế thị trường hiên nay. Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ lẫn nhau để giành.cho mình những ưu thế về thị trường vàkhách hàng.nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển

* Xét theo tính chất và mức độ

Theo tiêu thức này, cạnh tranh được chia làm ba loại :

–Cạnh tranh hoàn hảo: xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán.và không có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởng tới giá.cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt về quy cách,phẩm chất, mẫu mã. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp bán sản phẩm.và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật cung cầu.

–Cạnh tranh không hoàn hảo: cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn.các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Một loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhằm.phân biệt các nhà sản xuất hay cung ứng, mặc dù sự khác.biệt giữa các sản phẩm có thể không lớn.

–Cạnh tranh độc quyền: hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có.một số người bán một số sản phẩm thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số.lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thể bắt buộc người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại sản phẩm, uy tín người cung ứng…nhưng mục tiêu cuối cùng là đạt được mục tiêu đề ra thường là lợi nhuận. Những doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán theo giá của các nhà độc quyền.

5. Vai trò của cạnh tranh

–Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.

–Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn.

–Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội cạnh tranh có vai trò rất lớn.Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.

–Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xoá bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.

–Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra được các doanh nghiệp mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinh doanh giỏi, chân chính.

–Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lí giữa các loại lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Cạnh tranh là hình thức thi đấu hoặc hơn thua nhau

Cạnh tranh lành mạnh là những hành vi như hơn thua, thi đấu trong học tập,...

Cạnh tranh không lành mạnh như hơn thua nhau đua xe, hoặc thi đua chơi cờ bạc, ....

Đã là cạnh tranh thì không mấy lành mạnh. Tuy nhiên, thuật ngữ này được nhắc tới trong kinh doanh thương mại lại xuất hiện cả khía cạnh lành mạnh. Vậy cạnh tranh lành mạnh là gì? 

Xem thêm: Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định Pháp luật


Cạnh tranh lành mạnh là gì? Đặc điểm của cạnh tranh lành mạnh

Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi cạnh tranh lành mạnh là gì? Các đặc điểm của cạnh tranh lành mạnh? Mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi.

Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin giải đáp như sau:

1. Như thế nào cạnh tranh lành mạnh?

Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề nhằm chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn, gian dối, mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường.

Trong tiếng Anh "cạnh tranh lành mạnh""Workable competition", cạnh tranh lành mạnh là khái niệm bao gồm những tiêu chuẩn về hành vi và kết cấu thị trường cần tuân thủ để đảm bảo thị trường vận hành một cách hiệu quả đạt được hiệu quả thị trường mong muốn:

  • Số lượng người bán lớn hoặc đủ lớn, không có người chi phối thị trường, hoặc ít nhất cũng có nhiều người chi phối thị trường, được thị trường chấp nhận khi kinh tế quy mô cho phép họ làm điều đó.
  • Không có trở ngại nào đối với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp.
  • Sự phân loại chất lượng và giá cả có tính chất cạnh tranh.

*Tiêu chuẩn về hành vi cạnh tranh lành mạnh

  • Có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp trên thị trường, không có các thỏa thuận ngầm, phối hợp cấu kết  để kìm giá cả cố định giá cả, thị phần, v.v…
  • Không sử dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh gồm các chiêu trò cô lập hoặc lôi kéo [ví dụ chỉ mua bán với một số người, từ chối cung cấp nếu mua hàng ở đơn vị khác, hợp đồng mang tính chất độc quyền ràng buộc] với mục đích làm hại các nhà cung cấp giảm tính cạnh tranh của đối thủ.
  • Phản ứng tiêu cực, nhạy cảm với nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng khác nhau, không đa dạng hàng hóa lựa chọn.

*Tiêu chuẩn về hiệu quả của cạnh tranh lành mạnh

  • Tối thiểu hoá chi phí phần cung ứng;
  • Giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, trong đó có cả lợi nhuận hợp lí mà người cung ứng thu được từ việc cung ứng, nhà cung ứng chấp nhận rủi ro, đầu tư và đổi mới;
  • Tránh mức chi phí quá lớn cho quảng cáo;
  • Áp dụng công nghệ mới và sản phẩm mới cho thị trường.

Những định nghĩa trên về cạnh tranh lành mạnh biểu thị nỗ lực đưa ra các hướng dẫn hữu ích cho chính sách chống độc quyền trong thực tiễn, chứ không phải trạng thái lí tưởng trong lý thuyết về cạnh tranh lành mạnh. Song trên thực tế, người ta vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc khuyến khích các nhà kinh doanh chấp nhận các tiêu chuẩn này. Chẳng hạn số người bao nhiêu là đủ lớn? Làm thế nào để đạt được con số đó? Mức lợi nhuận nào là hợp lý?

2. Đặc điểm của cạnh tranh lành mạnh

Trong khía cạnh pháp lý, khoa học pháp lý người ta cũng chưa có được bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh làm vừa lòng tất cả những nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học pháp lý cũng đã có một sự thống nhất khi đưa ra những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như sau:

- Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp;

- Có mục đích thu hút khách hàng;

- Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh. 

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về cạnh tranh lành mạnh là gì?, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

Bài viết liên quan: Cạnh tranh không lành mạnh - Xử phạt như thế nào?

L.S Lê Minh Công

Video liên quan

Chủ Đề