Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không

CSGT chỉ tập trung xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai; các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông.

Mới đây, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị bỏ chữ "mũ bảo hiểm lưỡi trai" trong hồ sơ kiểm định. Theo ông Hùng, hiện không có thuật ngữ nào là mũ bảo hiểm lưỡi trai.

Kiến nghị trên được đưa ra sau khi kết quả một cuộc khảo sát từ Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Đại học Y tế công cộng về mũ bảo hiểm được công bố.

Theo đó, có gần 89,9% số mũ được nghiên cứu không đủ khả năng bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ chấn thương sọ não. Đồng thời, 26% trong số này là mũ dạng lưỡi trai với đặc điểm lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu của người sử dụng.

"Vậy cơ quan chức năng đã có quy chuẩn cụ thể cho mũ bảo hiểm chưa? Nếu đội mũ không đảm bảo quy định có bị xử phạt không?", độc giả Nguyễn Khải Linh đặt câu hỏi.

Mũ bảo hiểm được phép lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo QCVN 2: 2008/BKHCN. [Ảnh: T.K]

Giải đáp thắc mắc trên, thiếu tá Đào Việt Long [Phó trưởng phòng CSGT, Công an Hà Nội] cho biết hiện nay quy định về mũ bảo hiểm của người điều khiển môtô, xe máy đã được nêu rất rõ tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy của Bộ Khoa học và Công nghệ [QCVN 2: 2008/BKHCN].

Theo đó, mũ đạt yêu cầu phải đảm bảo có cấu tạo đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ [đệm bảo vệ] và quai đeo. Ngoài ra, thiết bị này cũng cần phải đạt các chỉ tiêu khác liên quan đến kích thước, chất liệu và các chỉ số thử nghiệm đảm bảo an an toàn đối với người dùng.

Tuy nhiên, theo thiếu tá Long, hiện nay CSGT Hà Nội không xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng do các quy định đang không đặt ra quy định xử phạt đối với các trường hợp này. Ngoài ra, việc phân biệt mũ bảo hiểm không đạt chuẩn bằng mắt thường là rất khó, trong khi hiện giờ chưa có trang thiết bị, kỹ thuật máy móc để hỗ trợ CSGT xác định mũ bảo hiểm giả hay thật.

"CSGT chỉ tập trung xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai và các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông...", ông Long nói.

Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn làm giảm tỷ lệ tử vong 40-42% và giảm tỷ lệ thương tật nặng tới 69% trong trường hợp gặp tai nạn. [Ảnh: H.N]

Để khắc phục tình trạng trên, vị lãnh đạo Phòng CSGT Công an Hà Nội nhấn mạnh cơ quan chức năng cần kiểm soát, xử lý nghiêm các đơn vị sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm kém chất lượng. Song song đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ rõ cho người dân thấy các quy chuẩn của mũ bảo hiểm để họ dễ dàng nhận biết khi mua và sử dụng.

“Chúng ta phải khuyến cáo cho người tham gia giao thông thấy những loại mũ này phần lớn đều có các bộ phận như vỏ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt. Khi có va chạm, nó không thể bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho họ. Việc tuyên truyền cho người dân thấy là việc quan trọng nhất, trước khi nghĩ tới xử phạt”, ông Long nói thêm.

Theo zingnews.vn

CSGT chỉ tập trung xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai và các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông.
Mới đây, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị bỏ chữ "mũ bảo hiểm lưỡi trai" trong hồ sơ kiểm định. Theo ông Hùng, hiện không có thuật ngữ nào là mũ bảo hiểm lưỡi trai.

Kiến nghị trên được đưa ra sau khi kết quả một cuộc khảo sát từ Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Đại học Y tế công cộng về mũ bảo hiểm được công bố.

Theo đó, có gần 89,9% số mũ được nghiên cứu không đủ khả năng bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ chấn thương sọ não. Đồng thời, 26% trong số này là mũ dạng lưỡi trai với đặc điểm lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu của người sử dụng.

"Vậy cơ quan chức năng đã có quy chuẩn cụ thể cho mũ bảo hiểm chưa? Nếu đội mũ không đảm bảo quy định có bị xử phạt không?", độc giả Nguyễn Khải Linh đặt câu hỏi.


Giải đáp thắc mắc trên, thiếu tá Đào Việt Long [Phó trưởng phòng CSGT, Công an Hà Nội] cho biết hiện nay quy định về mũ bảo hiểm của người điều khiển môtô, xe máy đã được nêu rất rõ tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy của Bộ Khoa học và Công nghệ [QCVN 2: 2008/BKHCN].

Theo đó, mũ đạt yêu cầu phải đảm bảo có cấu tạo đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ [đệm bảo vệ] và quai đeo. Ngoài ra, thiết bị này cũng cần phải đạt các chỉ tiêu khác liên quan đến kích thước, chất liệu và các chỉ số thử nghiệm đảm bảo an toàn đối với người dùng.

Tuy nhiên, theo thiếu tá Long, hiện nay CSGT Hà Nội không xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng do các quy định đang không đặt ra quy định xử phạt đối với các trường hợp này. Ngoài ra, việc phân biệt mũ bảo hiểm không đạt chuẩn bằng mắt thường là rất khó, trong khi hiện giờ chưa có trang thiết bị, kỹ thuật máy móc để hỗ trợ CSGT xác định mũ bảo hiểm giả hay thật.

"CSGT chỉ tập trung xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai và các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông...", ông Long nói.

Để khắc phục tình trạng trên, vị lãnh đạo Phòng CSGT Công an Hà Nội nhấn mạnh cơ quan chức năng cần kiểm soát, xử lý nghiêm các đơn vị sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm kém chất lượng. Song song đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ rõ cho người dân thấy các quy chuẩn của mũ bảo hiểm để họ dễ dàng nhận biết khi mua và sử dụng.

“Chúng ta phải khuyến cáo cho người tham gia giao thông thấy những loại mũ này phần lớn đều có các bộ phận như vỏ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt. Khi có va chạm, nó không thể bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho họ. Việc tuyên truyền cho người dân thấy là việc quan trọng nhất, trước khi nghĩ tới xử phạt ”, ông Long nói thêm.

Page 2

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 9 người dân Hà Tĩnh, Nghệ An

Bằng thủ đoạn hứa hẹn “chạy” xuất khẩu lao động sang New Zealand, Trần Hải Dương [SN 1990, trú tại xã Thạch Kim, Lộc Hà – Hà ...

Page 3

Khởi tố tám bị can gây rối, đánh chủ tịch huyện

Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Anh [Hà Tĩnh] chiều 6-4 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Chu Văn Hùng, Chu Văn Phong, ...

Page 4

Nghe lời em vợ, anh rể giết người

Nghe lời em vợ, anh rể giết người ...

Page 5

Lần đầu tiên, VN áp dụng án lệ

Lần đầu tiên, VN áp dụng án lệ ...

Mục lục bài viết

  • 1. Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt?
  • 2. Xử phạt về hành vi vi phạm ATGT ?
  • 3. Xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè?
  • 4. Quy định về phù hiệu xe?
  • 5. Xe không gắn phù hiệu?

1. Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt?

Thưa Luật sư! Tôi bị cảnh sát giao thông xử phạt 150.000 đồng về lỗi "đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn". Tuy nhiên tôi có tham khảo từ các trang mạng là không có lỗi "mũ không đạt chuẩn" hay là lỗi "đội mũ bảo hiểm thời trang". Vậy cảnh sát giao thông xử phạt tôi như vậy có đúng không?

Mong sớm nhận được câu trả lời.Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới mũ bảo hiểm, Điều 6 và Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i] Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Theo quy định trên, liên quan tới mũ bảo hiểm, người điều khiển, người ngồi trên xe máy sẽ bị xử phạt nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;

- Người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng cài quai không đúng cách;

- Người được chở trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm;

- Người được chở trên xe mô tô có đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng cách.

Như vậy, việc đội mũ bảo hiểm thời trang không đạt chuẩn không đặt ra quy định xử phạt. Do cây, cảnh sát giao thông xử phạt bạn về lỗi đó là không đúng. Mặc dù chưa có quy định xử phạt nhưng những loại mũ thời trang này, phần lớn đều là những sản phẩm kém chất lượng. Các bộ phận mũ vỏ mũ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt, không đảm bảo được việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bạn khi va chạm, tai nạn giao thông xảy ra. Vì sự an toàn của bản thân và gia đình bạn, bạn nên lựa chọn các loại mũ bảo hiểm tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận đạt chuẩn và tem mác kiểm định đầy đủ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Xử phạt về hành vi vi phạm ATGT ?

Em chào luật sư, xin Luật sư cho em hỏi: Gia đình em có mua 2 xe tải 18 tấn đã mang tên công ty bậy giờ e thấy có thêm luật là xe tải trên 10 tấn cần phải cấp phù hiệu khi tham gia giao thông. vậy thủ tục xin cấp phù hiệu cần nhưng gì ạ có phải cần yêu cầu bao nhiêu đầu xe mới được cấp không ạ ?

Em xin cảm ơn sự phản hồi của luật sư.

Trả lời:

Căn cứ theo điểm b khoản 4 điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì đối với xe tải có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên thì phài gắn phù hiệu xe từ trước ngày 01/01/2016

Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải

4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a] Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b] Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c] Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d] Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ] Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn..."

Thủ tục xin cấp phù hiệu xe:

Hồ sơ:

1. Giấy đề nghị cấp phù hiệu

2. Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô

Sau đó, bạn gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến sở giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính [ hoặc nơi cư trú của cá nhân kinh doanh vận tải

3. Xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi về việc quản lý sử dụng lòng đường vỉa hè, hành vi buôn bán lấn chiếm đặt biển hiệu hay trưng bày hàng hóa trong hành lang giao thông thì sẽ bị xử phạt như thế nào? văn bản nào quy định.

Trả lời

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;

e] Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

Như vậy, tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị phạt theo quy định khác nhau.

4. Quy định về phù hiệu xe?

Thưa luật sư, Cho em hỏi Xe ben trên 7 tấn , sau khi xét xe kinh doanh vận tải có cần bắt buộc phải gắn phù hiệu xe không? Trường hợp xe không gắn phù hiệu, khi lưu thông bị phạt, thì mức phạt là bao nhiêu? Mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Em cảm ơn.

Cơ sở pháp lý: Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Khi bạn xét xe ben là xe kinh doanh vận tải thì bạn bắt buộc phải gắn phù hiệu xe

Điều này được quy định tại:

Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt độngkinh doanh vận tải...

4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a] Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b] Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiếtkế từ 10 tấn trở lên;

c] Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d] Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ] Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn..."

Như vậy, trước ngày 01/07/2016 thì đối với xe ô tô kinh doanh vận tải có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn thì phải gắn phù hiệu xe tải

5. Xe không gắn phù hiệu?

Trường hợp khi lưu thông mà bạn không gắn phù hiệu cho xe sẽ bị phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định [đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu] hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy, khi anh thuộc đối tượng xe phải gắn phù hiệu xe mà anh không gắn thì anh đã vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Giao thông - Công ty luật MInh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề