Đơn xin xác nhận tình trạng nhà đất 02 mẫu đơn

Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là gì? Khi nào cần làm đơn xin xác nhận nhà ở? Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở mới nhất. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

1. Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là gì?

Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là giấy tờ mà người làm đơn viết và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận tình trạng nhà ở mà bạn đang có ý định mua hay giao dịch nhằm xác định nó có tranh chấp hay không, có vi phạm quy hoạch hay không, nhà ở có hợp pháp... 

Thủ tục xác nhận tình trạng nhà ở nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tình trạng ổn đinh, tranh chấp, lấn chiếm, quy hoạch,... của nhà đất có địa chỉ tại địa phương đó.

2. Khi nào cần làm đơn xin xác nhận nhà ở?

Việc giao dịch, chuyển nhượng, tặng cho nhà đất cần đảm bảo những điều kiện và quy định nhất định. Cụ thể, theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc thực hiện chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai; 
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng cần đảm bảo những quy định của pháp luật về đất đai. Do đó, việc làm đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là cần thiết, đặc biệt là trong những trường hợp sau đây:

  • Xác nhận nhà ở có giấy tờ hợp lệ để lập thủ tục đăng ký hộ khẩu
  • Tuyển dụng viên chức chưa có hộ khẩu thường trú
  • Trước khi giao dịch, cho tặng, chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận 
  • Trước khi lập thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú 

Do đó, có thể thấy việc làm đơn xin giấy xác nhận tình trạng nhà ở sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong các giao dịch bất động sản. Đồng thời, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi làm các thủ tục liên quan. 

3. Cơ quan nào có chức năng xác nhận tình trạng đất?

UBND cấp cã nơi có đất là cơ quan có chức năng xác nhận tình trạng nhà ở và đất đai. Cụ thể, theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 và quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, UBND cấp xác có thẩm quyền sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân không có một trong các loại giấy chứng minh quyền sử dụng đất hoặc trên giấy tờ không ghi rõ thông tin thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất, UBND cấp xã sẽ thu thập ý kiến của những người đã cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người yêu cầu xác nhận trong khu dân cư để xác định việc sử dụng đất lâu dài, ổn định của người làm đơn. 
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, UBND cấp xã nơi có đất xác nhận tình trạng không có tranh chấp của mảnh đất đó. 
  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2004, UBND cấp xã sẽ xác nhận đất không có tranh chấp sử dụng đất. 
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 đến nay, UBND cấp xã sẽ xác nhận tình trạng đất không có tranh chấp. 

4. Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở 

Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở.

Để đảm bảo các quy định của pháp luật, mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở cần tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định. Hiện nay, việc viết đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần lên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở đầy đủ và chi tiết. Việc bạn cần làm chỉ là điền những thông tin cần thiết theo mẫu đơn có sẵn. 

Tải mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở tại đây.

5. Hướng dẫn soạn đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở 

Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở sẽ gồm những nội dung sau đây: 

  • Quốc hiệu tiêu ngữ nằm ở phần đầu lá đơn.
  • Ngày làm đơn: Ghi rõ ngày tháng năm 
  • Tên của đơn là ĐƠN XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ Ở 
  • Ở phần kính gửi, người viết đơn điền UBND xã, phường nơi có đất.
  • Phần kê khai cá nhân, ghi đầy đủ thông tin bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, CMND số, địa chỉ nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú và địa chỉ nơi đề nghị đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ.
  • Thông tin bất động sản cần xác nhận: Ghi rõ rõ số thửa, tờ bản đồ số mấy, địa chỉ thửa đất, vị trí tiếp giáp, diện tích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, ngày cấp sổ đỏ. 
  • Ghi rõ đất có tài sản gắn liền với đất hay không. Nếu có, thì là công trình gì, kết cấu cơ bản của công trình. 
  • Phần đề nghị, ghi rõ đề nghị UBND cấp địa phương xác nhận thửa đất trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, không có tranh chấp, khiếu nại, không nằm trong quy hoạch, không bị thế chấp, bảo lãnh, kê biên. Thửa đất đảm bảo đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận và thực hiện các giao dịch liên quan tới nhà đất. 
  • Phần cuối cùng là ký là ghi rõ họ tên người làm đơn. 

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về cách viết mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở. Hi vọng bạn cảm thấy thông tin này hữu ích. Để đọc những bài viết khác liên quan tới các quy định, luật đất đai mới nhất, hãy ghé thăm chuyên mục Luật bất động sản tại website //odt.vn. 

1. Thủ tục: Xác nhận tình trạng nhà, đất:

- Xác nhận nhà, đất không tranh chấp;

- Bảo lãnh nhập khẩu;

- Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Vay vốn ngân hàng…

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: - Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định.

Bước 2: - Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn [trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần].

- Cán bộ địa chính phường – xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: - Nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường xã, thị trấn [trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần].

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a] Thành phần hồ sơ, bao gồm:

·       Đơn xin xác nhận tình trạng nhà, đất [02 mẫu đơn].

·       Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở;

·       Các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật [nếu có].

 b] Số lượng hồ sơ: 01 [bộ]

- Thời hạn giải quyết:

·       Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu;

·       Trong trường hợp cần xác minh làm rõ thì ra biên nhận cho người dân và không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a] Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn

b] Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện [nếu có]: Không có

c] Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn.

d] Cơ quan phối hợp [nếu có]: Không có

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận                            

- Lệ phí [nếu có]: 2.000 đồng/trường hợp

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai [nếu có và đề nghị đính kèm]: Mẫu đơn xác nhận tình trạng nhà, đất[Tùy theo nội dung của từng việc cụ thể mà có các mẫu đơn liên quan cần xác nhận].

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính [nếu có]: Người đi xác nhận phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc đất ở và phải có mặt để ký vào văn bản trước mặt người chứng thực.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

·       Luật Nhà ở ngày 09/12/2005;

·       Luật Cư trú ngày 29/11/2006;

·       Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

·       Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

·       Thông tư số 93/2002/TT-BTC ngày 21/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí địa chính;

·       Thông tư số 11/2008/TT-BCA C11 ngày 07/11/2005 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 515/CP ngày 10/05/1997 và Nghị định 108/2005/NĐ-CP ngày 19/08/2005 về đăng ký và quản lý hộ khẩu;

·       Chỉ thị số 21/2007/CT-UBND ngày 27/07/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Luật cư trú năm 2006 và các quy định của pháp luật đăng ký và quản lý cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

·       Văn bản số 6332/SXD-CCQNĐ ngày 20/08/2007 của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí minh về việc xác nhận tình trạng nhà ở để lập thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Luật cư trú.

Cung ứng lao động Nhân Kiệt, là một trong những công ty cung ứng lao động và cho thuê lại lao động tại Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu và các tỉnh lân cận.

Cung ứng lao động Nhân Kiệt, quy tập đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được huấn luyện, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cùng với sự năng động, nhiệt tình, tinh thần phục vụ khách hàng là trên hết chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.

Đến với Cho thuê lao động Nhân Kiệt, quý khách sẽ giảm được áp lực tuyển dụng, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực nhân sự, không phải lo lắng trong việc biến động nhân sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khẩu Hiệu: Đặt lợi ích khách hàng lên trên hết.

Các Dịch vụ của Nhân Kiệt

Dịch vụ cho thuê lại lao động phổ thông

Dịch vụ cung ứng lao động thuê ngoài

Dịch Vụ Cho Thuê Lại Lao Động Thời Vụ

Dịch Vụ Cho Thuê Lao Động Tạm Thời

Phương pháp lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ lao động thuê ngoài.

Dịch Vụ Gia Công Sản Xuất vụ

Dịch Vụ Đóng Gói Bao Bì Sản Phẩm

Dịch vụ ủy thác tính lương

Dịch Vụ Bốc Xếp Hàng Hóa Thủ Công| Cung Ứng Nhân Lực Nhân Kiệt

Dịch vụ thực hiện nhận thầu phụ, thầu khoán

Dịch vụ tuyển dụng lao động phổ thông

Dịch vụ tuyển dụng head hunter

Dịch vụ tư vấn lao động

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề