Nhà trưng bày hoàng sa được trưng bày ở đâu

Tối 28/4, UBND huyện Hoàng Sa đã công bố đồ án thiết kế được chọn để xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa. Đồ án mang tên "Con dấu và dấu mốc chủ quyền - Sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõi".

Vượt qua 43 tác phẩm dự thị, đồ án nhấn mạnh con dấu chủ quyền Việt Nam đã được chọn để thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa

Theo Chủ tịch huyện Hoàng Sa [Đà Nẵng] - ông Đặng Công Ngữ - đây là 1 trong 3 đồ án đạt giải Nhì [không có giải Nhất] trong cuộc thi tuyển phương án kiến trúc nhà trưng bày Hoàng Sa 2014 do UBND huyện Hoàng Sa phát động.

Đồ án thuộc nhóm tác giả Fuminori Minakami [Nhật Bản] cùng kiến trúc sư Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang, công ty TNHH Kiến trúc VRIGHT [Nhật Bản]. Công trình là kết quả của ứng dụng kỹ thuật mới và ngôn ngữ kiến trúc hiện đại trên nền không gian kiến trúc và điêu khắc Việt, sử dụng vật liệu đá tự nhiên với kỹ thuật chế tác đá nổi tiếng của các nghệ nhân Đà Nẵng và các vùng miền, dân tộc.

Nhằm nhấn mạnh về ý tưởng con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam, hình tượng con dấu vua Minh Mạng trong Sắc chỉ thành lập hải đội Hoàng Sa năm 1835 trở thành dấu mốc khẳng định chủ quyền. Cấu trúc vuông hội tụ nguyên khí giao thoa của đất trời, hình vuông còn là hệ lưới tọa độ căn bản của Quốc tế để xác định vị trí lãnh thổ.

Hai khối chính của công trình hòa quyện vào nhau là biểu tượng của sự thống nhất ý trí, khẳng định vị trí và sự tồn tại của Hoàng Sa đã được xác nhận bởi thư tịch cổ trong nước cũng như trên thế giới, như một minh chứng lịch sử cho chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận.

Hình ảnh thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa

Khoảng giao thoa giữa hai khối chính của công trình là khối lõi trưng bày biểu trưng cột mốc của quyền Hoàng Sa của Việt Nam được đặt trên nền mặt nước. Dấu mốc chủ quyền là trung tâm cấu trúc của công trình nhà trưng bày Hoàng Sa và cũng là ý tưởng xuyên suốt của phương án.

Nền dốc dùng màu đỏ, tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc, màu máu của những người con dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cho trái tim, tâm hồn mỗi người Việt Nam, bao bọc xung quanh mốc chủ quyền thiêng liêng, thể hiện tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với ý nghĩa đó, công trình sẽ là tiếng nói quan trọng củng cố niềm tin trong lòng công chúng về sự hiện hữu của một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

UBND huyện Hoàng Sa cho biết, sau khi phát động, cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình nhà trưng bày Hoàng Sa đã nhận được 43 tác phẩm gửi về dự thi. Nhà trưng bày Hoàng Sa là thiết chế văn hóa - lịch sử thuộc sự quản lý của UBND huyện Hoàng Sa. Đây sẽ là không gian trưng bày đa dạng về các hiện vật, hình ảnh, tư liệu lịch sử, pháp lý cũng như các cơ sở về lịch sử, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Ông Đặng Công Ngữ cho biết, Ban tổ chức sẽ tiếp tục thông qua bản thiết kế chi tiết của đồ án để khởi công xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa trên diện tích hơn 700m2 tại khu vực hướng ra biển Đông ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng./.

[Dantri.com]
Nguồn: vietnam.vn

Nhà trưng bày Hoàng Sa được thành lập tháng 8/2017, tọa lạc tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà trưng bày có hơn 300 tư liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh… ,phản ánh quá trình lịch sử từ những ngày đầu khi các chúa Nguyễn khai phá, xác lập chủ quyền cho đến nay. Nơi đây còn là địa chỉ đỏ để người dân, du khách, nhất là thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, cảm nhận về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông bà đưa cháu từ Nghệ An và Đà Nẵng thăm Nhà Trưng bày Hoàng Sa

Một ngày cuối tháng 10 năm 2020, trời mưa tầm tã, tôi gặp 3 bác cháu ở Nghệ An đến tham quan Nhà Trưng bày Hoàng Sa. Một người đàn ông đeo kính, mặc áo sơ mi, quần tây đĩnh đạc cùng với người vợ và cháu. Tôi hỏi và được Bác trả lời bằng câu hỏi: “Đây chắc chắn là Nhà Trưng bày có nhiều tư liệu, bằng chứng về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của ta à cháu?”.

Bác tên là Lê Xuân Dũng, 64 tuổi, quê ở Nghệ An. Một công dân luôn đau đáu về máu thịt Hoàng Sa. Bác Dũng cho biết cảm xúc của mình khi những lần đọc báo, tin tức liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và vui mừng khi Đà Nẵng xây dựng Nhà Trưng bày để dân ta biết về sự thật lịch sử.

Bác Lê Xuân Dũng và vợ con từ Nghệ An lặn lội vào tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa

Khoảnh khắc nhìn bác Dũng chăm chú ngắm nhìn tài liệu, bản đồ được trưng bày, tôi chợt nghĩ về những con người Việt trăn trở, khắc khoải tiếng lòng với lãnh thổ được dựng lên bằng máu xương.

Nhìn về phía vợ và người cháu của mình, bác Dũng giải thích và như muốn truyền một ngọn lửa cháy bỏng về lòng yêu nước.

Bác Dũng giải thích lại những tư liệu, hình ảnh minh chứng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam cho vợ biết

Có lẽ, với việc vừa đến Đà Nẵng, bác Lê Xuân Dũng thôi thúc cháu của mình đi đến Nhà Trưng bày để tận mắt chứng kiến tư liệu, bản đồ, hình ảnh minh chứng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, tôi biết bác đã trăn trở và mong ngóng chừng nào những ngày qua để được đến Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

Hành động biết ơn

Cũng vào năm 2020, một chiều tháng 3, tại cơ quan, trong lúc sửa lại tờ giấy thông báo dán phía ngoài lan can, tôi nghe tiếng kêu hoà lẫn với âm thanh rì rào của sóng biển “Cháu ơi, xuống đây cho ông hỏi với”.

Đó là một cụ già hơn 70 tuổi vừa mới dừng chiếc xe đạp cũ bên đường. Tôi vội vàng chạy tới phía cụ và hỏi xem có chuyện gì. Cụ nhanh chóng đặt bao bánh ú vào tay tôi và nói “Cháu cầm lấy, cụ cho, hãy đưa cho các bạn của cháu nữa nhé”. Nói xong cụ chào và lên chiếc xe đạp cũ rời đi.

Tác giả với nhiều câu chuyện cảm động được ghi lại tại Nhà trưng bày Hoàng Sa

Lúc đó, tôi chưa nhận ra cụ thuộc Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng đã đến tham quan Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

Tôi nhớ lại, lần đó sau khi rời Nhà Trưng bày, cụ đã cảm ơn vì sự đón tiếp nhiệt tình hay chia sẻ kiến thức bổ ích, thú vị và hỏi tôi có ăn bánh ú không. Tôi nghĩ rằng cụ nói giỡn cho đến khi đưa bánh đến tận cơ quan. Tôi biết, cụ dành tình cảm và mong muốn chúng tôi nỗ lực và phấn đấu hơn nữa vì chủ quyền biển, đảo của đất nước, vì máu thịt của Tổ quốc. Tôi trân quý và biết ơn nhường nào.

Trên đây chỉ là những câu chuyện nhỏ bởi những tâm tình của người con đất Việt tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa sẽ nhiều hơn thế nữa khi mãnh đất thiêng liêng đang thổn thức từng ngày trở về với đất mẹ Việt Nam.

Lòng nhiệt huyết tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa

Nhà Trưng bày thu hút hơn 60.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Tín hiệu đáng mừng là công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ hiệu quả hơn khi có Nhà Trưng bày.

Đồng nghiệp với tôi, chị Võ Thị Thuỳ Dung, thuyết minh viên tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa cho biết, những kiến thức lịch sử về biển, đảo, về Hoàng Sa, đặc biệt với câu chuyện giản dị, mộc mạc được chị lan toả tới du khách mỗi ngày là niềm hạnh phúc.

Chị tâm tình: “Tôi mong ngày càng nhiều du khách đến với Nhà Trưng bày Hoàng Sa hơn nữa. Từ những chứng cứ lịch sử chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, đến câu chuyện các bậc tiền nhân đã khai phá, xác lập, gìn giữ và bảo vệ bằng máu xương sẽ lưu giữ lại trong lòng mỗi du khách khi đến tham quan, để từ đây tinh thần tự hào dân tộc, nhận thức gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước được vực dậy.”

Mỗi câu chuyện giản dị ở đây được thuyết minh viên gửi đến các bạn học sinh khi đến tham quan, tìm hiểu, học tập

Chị Dung kể cho tôi, đã từng bắt gặp nhiều cảm xúc của du khách khi đến tham quan, tìm hiểu tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa. Có lần, chị thấy đôi mắt của du khách ánh lên niềm tin khi chị mạnh mẽ khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với những vùng biển đảo. Cũng có lần, hai hàng mi ướt đẫm trực trào khi nghe về câu chuyện các bậc tiền nhân đã vượt vạn dặm hải lý gian nan, xa xôi đến xứ Hoàng Sa, Trường Sa để xác lập chủ quyền. Hay những chiến binh quả cảm vì nước quên thân bỏ mạng dưới đáy đại dương mãi mãi.

Tôi biết rằng chỉ những người tâm huyết và có tình yêu lớn lao đối với nghề mới chia sẻ được điều như vậy.

Lê Na- VVA [ghi]

Ngày 22/12, thông tin từ UBND thành phố Đà Nẵng: UBND thành phố đã ban hành quyết định số 5709/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Nhà Trưng bày Hoàng Sa [thành phố Đà Nẵng]. 

Nhà trưng bày Hoàng Sa, tọa lạc tại Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 28/3/2018. Công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa là thiết chế văn hóa, lịch sử có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, như một dấu mốc chủ quyền để khẳng định, minh chứng một cách sinh động, trực quan về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách thực sự, liên tục và hòa bình, phù hợp thực tiễn và luật pháp quốc tế.

Nhà trưng bày Hoàng Sa.


Nhà trưng bày Hoàng Sa được thiết kế trên 4 tầng xây dựng, với năm chủ đề trưng bày cùng hơn 200 tư liệu, hiện vật, hình ảnh, được tổ chức trưng bày thông suốt, xâu chuỗi, phản ánh cả quá trình lịch sử chủ quyền theo chiều lịch đại, từ những ngày đầu khi các chúa Nguyễn khai phá, xác lập chủ quyền đến thời điểm hiện nay. Trong đó, giai đoạn lịch sử từ năm 1954-1975 được thể hiện đầy đủ, rõ nét và khá phong phú về tư liệu chứng minh hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa…

Để nhà trưng bày Hoàng Sa là một gạch nối gắn kết thiêng liêng không gian văn hóa biển với chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, là nơi để mỗi người Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung, du khách trong nước và quốc tế đến để học tập, nghiên cứu và cảm nhận về Hoàng Sa… UBND thành phố Đà Nẵng đã giao UBND huyện Hoàng Sa, Nhà trưng bày Hoàng Sa có trách nhiệm quản lý, khai thác các dịch vụ, tu bổ và nâng cấp, bảo vệ cảnh quan môi trường, công tác phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách tham quan du lịch tại điểm du lịch.  

Nhà trưng bày Hoàng Sa đã trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh và tư liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. 

Hoài Thu

Video liên quan

Chủ Đề