Đèo long lanh ở đâu

Bước chân lên ngọn đồi nằm trên con đường giữa Đà Lạt và Nha Trang, bạn sẽ có có những giây phút ngẩn ngơ ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp tưởng như chỉ có trong thế giới thần tiên.

>> Một lần thăm chốn bồng lai ở Y Tý
>> Thăm 'kinh đô' mứt của Việt Nam

Đã qua tháng 3 Tây Nguyên mùa con ong đi lấy mật, những ngày nắng đã qua. Tây Nguyên bây giờ đang dần bước vào mùa mưa. Cao nguyên Lâm Đồng cũng đang ngủ yên trong những cơn mưa rả rích suốt mùa hè.

Ở Lạc Dương có một nơi mà tôi gọi là “Nơi đây sương khói mờ nhân ảnh”. Hẳn những người yêu Đà Lạt hay những người bạn xứ Cao Nguyên đều quá quen thuộc với sương sớm của phố núi. Nhưng để ngắm sương long lanh, có lẽ bạn nên một lần đến với đèo Long Lanh thuộc địa phận Lạc Dương, là con đường Hoa Biển nối liền Đà Lạt và Nha Trang.

Đèo Long Lanh được dân đi phượt đặt tên là Đèo Omega là do đèo có hình dạng của đồ thị omega. Bạn có biết rằng có những tuyệt tác chỉ để ngắm mà không tấm hình nào có thể lột tả hết vẻ đẹp của nó. Bốn người chúng tôi đã có những giây phút ngẩn ngơ ngắm nhìn và chỉ thốt lên một câu duy nhất "bồng lai tiên cảnh". Những tấm hình trong album này đã không thể thể hiện hết vẻ đẹp của nơi đây. Nếu có dịp, bạn hãy xuất phát từ Đà Lạt vào 4h30 sáng, lên đèo Long Lanh và sẽ cảm nhận được điều mà chúng tôi đã cảm nhận.

Gợi ý cho những ai muốn khám phá cung đường này:

Sáng thứ 6 gửi xe máy lên Đà Lạt. Đi vào tối thứ 6 lên xe lúc 22h. Tới bến xe Đà Lạt khoảng 4h30 sáng, lấy xe đi thẳng qua Đèo Long Lanh. Khoảng 5h30 mặt trời bắt đầu lên đẹp, đây là giờ vàng để có những bức hình ưng ý. Lưu ý sau 8h thì sương sẽ tan hết.

Đèo có hình dạng của đồ thị omega. Chính vì vậy mà được dân phượt ưu ái cái tên Đèo Omega.
Những tia nắng đầu tiên của sớm mai.
Nắng qua từng tán lá của rừng thông.
Ngang chừng mây…
Bồng lai tiên cảnh là đây.
Trong lòng sương…
Em đi học.
Màu thiên thanh.
Sương che mặt trời.
Trên đường ra chợ sớm.
Mặt trời lên cao.
Nhìn phía về chân đèo.
Nhà sàn đặc trưng xứ cao nguyên.

Độc giả Mi Hương

Theo Infonet

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi:

Nếu bạn có những kỷ niệm đẹp về những chuyến đi bụi đầy thú vị, về những cảnh đẹp trên đường đã qua hay những gương mặt ấn tượng đã gặp, hãy chia sẻ với chúng tôi tại địa chỉ . Vui lòng gửi bài viết bằng tiếng Việt có dấu, từ 300 từ trở lên và có kèm hình minh họa.

Độc giả có bộ ảnh được chọn đăng sẽ được nhận nhuận bút từ tòa soạn.

Dandiphuot.com – Với những ai đi Phượt thì việc chinh phục các cung đường đèo hiểm trở là chuyện hết sức bình thường, đặc biệt là những ai sinh sống ở phía Bắc và có nhiều cơ hội đến với vùng cao Đông Bắc và Tây Bắc. Tuy không nhiều nhưng những con đèo nối liền khu vực miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên cũng mang đến cho phượt thủ nhiều trải nghiệm thú vị và khó quên, trong đó có đèo Long Lanh nối liền thành phố biển Nha Trang và thành phố hoa Đà Lạt.

Trên đỉnh đèo Hòn Giao

Ngày trước nếu đi từ Nha Trang lên Đà Lạt thì con đường gần nhất là quay trở ngược lại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận sau đó theo QL27 vượt qua đèo Ngoạn Mục tới huyện Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng sau đó thẳng hướng về Đà Lạt. Đèo Ngoạn Mục cũng là một trong những con đèo hiểm trở và nguy hiểm bậc nhất nối liền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Những năm gần đây thì dân Phượt đã có thêm sự lựa chọn khi đi từ Nha Trang lên Đà Lạt bằng cách vượt qua đèo Long Lanh với quãng đường chỉ còn 130km, gần hơn rất nhiều so với đường cũ. Đèo Long Lanh hay còn có tên gọi khác là đèo Hòn Giao hay đèo Omega thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa, đường đèo này dài khoảng hơn 30km và lên tới độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển.

Mặc dù độ chênh rất lớn giữa chân đèo và đỉnh đèo nhưng quãng đường di chuyển lại quá ngắn nên khi chinh phục đèo Long Lanh gần như là phải đi thẳng lên với vô số các góc cua hiểm trở, một bên là vực sâu bên còn lại là vách đá dựng đứng. Trước khi vượt đèo thì các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra lại xe cộ thận cẩn thận, trên đèo và phần lớn đường bên tỉnh Lâm Đồng rất khó tìm ra một chỗ sửa xe.
  • Dưới chân đèo có nhiều chỗ sửa xe, đổ xăng, đổ thật đầy bình và phải đảm bảo đi liên tục ít nhất là 80km. Các bạn lưu ý là khi leo đèo thì xăng sẽ tụt nhanh hơn nhiều so với đi đường bằng. Lúc mình vô đèo thì bình xăng vẫn đầy nhưng khi cách Đà Lạt chừng 30km thì đã sắp hết, phải ghé vào tiệm tạp hóa ven đường để đổ thêm, may là có nơi đổ xăng đấy.
  • Tuân thủ các biển báo dọc đường, nhất là trên đèo vì có khá nhiều khúc cua hiểm trở, nếu thời tiết xấu thì sương mù dày đặc tầm nhìn rất hạn chế.
  • Không nên đi vào thời điểm sáng sớm và chiều tối vì đường rất vắng và tầm nhìn hạn chế, đẹp nhất là đi sau 8h sáng.
  • Đường đèo tuy vắng nhưng cũng có khá nhiều xe qua lại, chủ yếu là xe khách chạy tuyến Nha Trang – Đà Lạt.

Mình khởi hành từ Nha Trang vào lúc 8h sáng đi theo con đường 23/10 qua khỏi thị trấn Diên Khánh sẽ có bảng chỉ dẫn bên phải đi Đà Lạt, đoạn đường từ QL1A qua khỏi huyện Khánh Vĩnh và tới chân đèo rất tốt, không vấn đề gì, Trước khi leo đèo nên kiểm tra xe cộ, đổ đầy xăng. Mình đi một mình nên cũng hơi hồi hộp, đường đèo rất dài và nhiều dốc cao, xe đi số 2, số 3 mà vẫn rất ì. Vượt qua độ cao 500m là phải dừng nghỉ ở một con suối ven đường và để xe bớt nóng.

Đi thêm chừng hơn 1 tiếng nữa sẽ qua độ cao 1.500m đứng trên đỉnh đèo sẽ thu vào tầm mắt khung cảnh tuyệt đẹp và hùng vĩ của núi rừng nơi đây, sau khi qua khỏi độ cao này thì đã hết đường đèo dốc nhưng quãng đường về tới Đà Lạt cũng còn khá xa khoảng 50km nữa. Tuy nhiên đường đi đã khỏe hơn rất nhiều, nếu bạn muốn ghé tham quan vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thì cũng rất tiện. Mình tới Đà Lạt vào khoảng 12h trưa, tính ra mất chừng 4h cho quãng đường 130km.

Bắt đầu đi huyện Khánh Vĩnh sau khi quẹo từ QL1A.

Cảnh đẹp hai bên đường đi.

Dừng nghỉ chân ở độ cao 500m so với mực nước biển.

Địa phận tỉnh Lâm Đồng sau khi vượt qua độ cao 1.500m.

Gần tới vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

Liên hệ tư vấn, đặt dịch vụ: 0919.362.333

Video liên quan

Chủ Đề