Đông Nam Bộ có bao nhiêu sân bay?

Việt Nam có bao nhiêu sân bay? Danh sách các sân bay ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là nội dung chính của bài viết hôm nay mà Du lịch Tôi và Bạn muốn chia sẻ cùng các bạn.

Theo tìm hiểu và thống kê tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có 22 sân bay dân dụng đang được vận hành khai thác [trong đó có 12 cảng hàng không quốc tế và 10 nội địa] và 14 sân bay phục vụ mục đích Quân sự được quy hoạch.

Sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong top 10 sân bay tốt nhất thế giới.

Lịch sử Hàng không Việt Nam

  • Lịch sử Hàng không Việt Nam bắt đầu từ tháng 1 năm 1956, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam tiếp theo sau sự quốc hữu hóa sân bay Gia Lâm.
  • Sau đó dần dần mở rộng các đường bay nội địa, các chuyến bay quốc tế bắt đầu được thông quan. Đến năm 1976, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đổi tên thành Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
  • Tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay dân sự, trong đó có 10 sân bay quốc tế. Hầu hết các sân bay ở Việt Nam đều có hoạt động bay quân sự. Ngoài ra còn có 18 sân bay quân sự. Dưới đây là danh sách và thông tin của 22 sân bay, trong đó sân bay quốc tế có tên in đậm:

Các loại sân bay ở Việt Nam?

Cùng với sự tăng trưởng của ngành Hàng không ở nước ta, một loạt các sân bay mới được ra đời và đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu của người dân.

Các sân bay ở Việt Nam được chia làm 2 dạng:

  • Sân bay dân dụng: đáp ứng nhu cầu bay thông thường, hiện tại nước ta đang có khoảng 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa. Các sân bay dân dụng cũng có một phần khu vực dành riêng cho các hoạt động quân sự [khi cần] > hoạt động lưỡng dụng dận dụng – quân sự.
  • Sân bay quân sự: những sân bay này thuần túy phục vụ nhu cầu huấn luyện phòng không, không quân do Bộ Quốc Phòng quản lý. Hiện tại, ở Việt Nam, có khoảng 14 sân bay quân sự dạng này.

Việt Nam có bao nhiêu sân bay? Danh sách các sân bay ở Việt Nam?

Các sân bay quốc tế ở Việt Nam

Hiện tại, ở Việt Nam đang có khoảng 12 sân bay Quốc tế trong đó có 5 sân bay trọng điểm lần lượt là: Sân bay Quốc tế Nội Bài [Hà Nội], Sân bay Quốc tế Đà Nẵng [Đà Nẵng], Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất [Hồ Chí Minh], Sân bay Quốc tế Vân Đồn [Quảng Ninh] và Sân bay Quốc tế Phú Quốc [Kiên Giang].

Sắp tới, Việt Nam có thể đưa vào thêm sử dụng một sân bay Quốc tế mới là Sân bay Long Thành [Đồng Nai]. Hiện tại sân bay này vẫn đang trong quá trình xây dựng và đang gấp rút đưa vào hoạt động.

STTTên sân bayMã [Ký hiệu]Tỉnh1Sân bay Quốc tế Nội BàiHANHà Nội2Sân bay Quốc tế Tân Sơn NhấtSGNHồ Chí Minh3Sân bay Quốc tế Đà NẵngDADĐà Nẵng4Sân bay Quốc tế Vân ĐồnVDOQuảng Ninh5Sân bay Quốc tế Cát BiHPHHải Phòng6Sân bay Quốc tế VinhVIINghệ An7Sân bay Quốc tế Phú BàiHUIHuế8Sân bay Quốc tế Cam RanhCXRKhánh Hòa9Sân bay Quốc tế Liên KhươngDLILâm Đồng10Sân bay Quốc tế Phù CátUIHBình Định11Sân bay Quốc tế Cần ThơVCACần Thơ12Sân bay Quốc tế Phú QuốcPQCKiên GiangDanh sách các sân bay Quốc tế ở Việt Nam

Các sân bay nội địa ở Việt Nam

Sân bay nội địa có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các sân bay Quốc tế nói trên. Chủ yếu các sân bay phục vụ các nhu cầu di chuyển trong nước [Không khai thác các tuyến bay Quốc tế].

STTTên sân bayMã [Ký hiệu]Tỉnh1Sân bay Điện Biên PhủDINĐiện Biên2Sân bay Thọ XuânTHDThanh Hóa3Sân bay Đồng HớiVDHQuảng Bình4Sân bay Chu LaiVCLQuảng Nam5Sân bay Tuy HòaTBBPhú Yên6Sân bay PleikuPXUGia Lai7Sân bay Buôn Mê ThuộtBMVĐắk Lăk8Sân bay Rạch GiáVKGKiên Giang9Sân bay Cà MauCAHCà Mau10Sân bay Côn ĐảoVCSBà Rịa – Vũng TàuDanh sách các sân bay nội địa ở Việt Nam

Các sân bay Quân sự ở Việt Nam

Hiện tại ở Việt Nam đang có khoảng 14 sân bay phục vụ mục đích Quân sự được quy hoạch. Danh sách các sân bay Quân sự ở Việt Nam bao gồm:

STTTên sân bayTỉnhMục đích sử dụng1Sân bay Vũng TàuBà Rịa – Vũng TàuDịch vụ thăm dò, dầu khí2Sân bay KépBắc GiangQuân sự3Sân bay Phú GiáoBình DươngQuân sự [dự trữ]4Sân bay Phước BìnhBình PhướcQuân sự [dự trữ]5Sân bay Biên HòaĐồng NaiQuân sự6Sân bay Nước TrongĐồng NaiQuân sự [dự trữ]7Sân bay Kiến AnHải PhòngQuân sự8Sân bay Hòa LạcHà NộiQuân sự9Sân bay Gia LâmHà NộiQuân sự10Sân bay Anh SơnNghệ AnQuân sự [dự trữ]11Sân bay Thành SơnNinh ThuậnQuân sự cấp 112Sân bay Yên BáiYên BáiQuân sự13Sân bay Trường SaKhánh HòaQuân sự14Sân bay Nước MặnĐà NẵngQuân sựDanh sách các sân bay quân sự tại Việt Nam

Các sân bay đang được quy hoạch xây dựng

Dưới đây là danh sách các sân bay đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch và xây dựng.

STTSân bayTỉnhTình trạng xây dựng1Long ThànhĐồng NaiĐang xây dựng2Quảng TrịQuảng TrịĐã duyệt quy hoạch3Sa PaLào CaiĐang xây dựng4An GiangAn GiangĐề xuất5Gò GăngBà Rịa – Vũng TàuĐang nghiên cứu6Tiên Lãng [Sân bay Quốc tế Hải Phòng]Hải PhòngĐã duyệt quy hoạch7Nà SảnSơn LaĐã duyệt quy hoạch8Sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà NộiChưa xác địnhĐang nghiên cứu9Lai ChâuLai ChâuĐã duyệt quy hoạch10Cao BằngCao BằngĐã duyệt quy hoạchDanh sách các sân bay đã và đang chuẩn bị quy hoạch xây dựng tại Việt Nam.

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam.

Những sân bay lớn nhất tại Việt Nam

Trong tổng số 22 sân bay dân sự, có 3 sân bay hoạt động “bận rộn” nhất là 3 sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.

  • Các sân bay này phục vụ các đường bay nội địa, quốc tế, trung chuyển,… và có hàng loạt hãng hàng không lớn trên thế giới hoạt động, bao gồm: Korean Air, Eva Air, Cathay Pacific, Emirates, United Airlines, Air Canada, Asiana Airlines,…
  • Đối với các sân bay nội địa chủ yếu khai thác các chuyến bay nội địa đi và đến các sân bay trong nước, các hãng hàng không hoạt động chủ yếu bao gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vietstar Airlines,…

Việt Nam có bao nhiêu sân bay quốc tế?

Việt Nam có 12 sân bay quốc tế bao gồm:

  • Sân bay Nội Bài [HAN]: là sân bay lớn và quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam.
    • Sân bay nằm tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km. Cảng hàng không Nội Bài gồm có 2 nhà ga nội địa [T1] và quốc tế [T2].
    • Nhà ga nội địa chuyên phục vụ các chuyến bay trong nước, còn nhà ga quốc tế dành riêng cho hành khách bay các chuyến quốc tế đi và đến.
  • Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất có địa chỉ ở đường Trường Sa, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích, công suất nhà ga cũng như lưu lượng hành khách. Hiện nay sân bay đang có 2 nhà ga:
    • Nhà ga quốc nội phục vụ chuyến bay trong nước và Nhà ga quốc tế phục vụ các chuyến bay nước ngoài.
    • Có tổng cộng 5 hãng hàng không nội địa cùng hơn 40 hãng quốc tế đang khai thác chuyến bay đi/đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
  • Sân bay Đà Nẵng nằm trên đường Duy Tân, P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu. Với tổng diện tích 842ha, đây là sân bay có diện tích lớn thứ ba trong số các sân bay Việt Nam.
    • Sân bay có 3 nhà ga phục vụ hành khách, bao gồm nhà ga quốc nội [T1], nhà ga quốc tế [T2] và nhà ga VIP.
    • Trong đó, nhà ga quốc nội có công suất 15 triệu khách/năm, nhà ga quốc tế khoảng 6 triệu khách/năm còn nhà gà VIP chỉ chuyên phục vụ cho các nguyên thủ quốc gia.
  • Sân bay Quốc tế Vân Đồn được biết tới là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam.
    • Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm cách thành phố Hạ Long 60km và sát bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, sân bay có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch không chỉ với trong nước mà còn cả nước ngoài.
    • Sân bay Vân Đồn hiện nay tiếp nhận các chuyến bay nội địa từ TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng với đó là các chuyến quốc tế từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 8km theo hướng Đông Nam. Trước đây, Cát Bi được sử dụng cho mục đích quân sự, do người Pháp xây dựng và chính thức khai thác các chuyến bay thương mại từ năm 1985.
  • Sân vay Quốc tế Vinh: Đây là sân bay Quốc tế đặc biệt nhất Việt Nam bởi cảng hàng không này chỉ khai thác các chuyến bay nội địa mà không có bất kỳ một chuyến bay quốc tế nào. Mức độ tăng trưởng của sân bay Vinh vẫn được giữ vững với nhịp độ cao, dự kiến sân bay sẽ đạt 7 triệu lượt khách mỗi năm tính tới năm 2030.
  • Sân bay Quốc tế Phú Bài: Tọa lạc tại phường Phú Bài, xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, sân bay Phú Bài gần gũi, thân thương, mang hồn cốt của xứ Huế mộng mơ.
  • Sân bay Quốc tế Cam Ranh: Cảng hàng không Quốc Tế Cam Ranh là một trong những sân bay mang tính chiến lược trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. Sân bay đóng vai trò kết nối hàng triệu khách du lịch từ mọi nơi đến với thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.
  • Sân bay Quốc tế Liên Khương: Là cảng hàng không lớn nhất vùng Tây Nguyên, sân bay Quốc tế Liên Khương không những giúp kết nối giao thông đường hàng không mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
  • Sân bay Quốc tế Phù Cát: Sân bay Phù Cát [hay sân bay Quy Nhơn] là sân bay lưỡng dụng có địa chỉ tại huyện Phù Cát, tình Bình Định. Từ sân bay, bạn chỉ mất khoảng 50 – 55 phút để về tới trung tâm thành phố Quy Nhơn.
  • Sân bay Quốc tế Cần Thơ: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ là tên gọi chính thức của sân bay Trà Nóc, nằm trên đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 8km. Sân bay được đánh giá là có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh của cả Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
  • Sân bay Quốc tế Phú Quốc: Sân bay Phú Quốc tọa lạc tại phía Nam đảo Phú Quốc, khu vực xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sự ra đời của cảng hàng không này đã nâng tổng số sân bay quốc tế ở miền Nam Việt Nam lên con số 3, bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cần Thơ.

Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất về các sân bay tại Việt Nam. Du lịch Tôi và Bạn xin chia sẻ cùng các bạn.

Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!

Nguồn: Tổng hợp.

Đừng quên gọi Hotline: 0907.98.33.96 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí cho chuyến du lịch sắp tới của bạn nhé!

Chủ Đề