Draft buy back LC là gì

L/C giáp lưng [tiếng Anh: Back to Back L/C] và L/C dự phòng [tiếng Anh: Standby L/C] hay còn được gọi là L/C dự phòng là những loại L/C đặc biệt thường được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
  • 03-09-2019Giao dịch L/C [Letter of Credit] là gì? Đặc điểm của giao dịch L/C
  • 03-09-2019Đơn yêu cầu phát hành L/C [Application for Issuance of Letter of Credit] là gì?
  • 03-09-2019Tín dụng chứng từ [Documentary Credit] là gì?

Hình minh họa [Nguồn: Sami Sarkis]

L/C giáp lưng [Back to Back L/C]

L/C giáp lưng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Back to Back L/C.

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc [Master L/C hay Backing L/C]; L/C sau gọi là L/C giáp lưng [Back to Back L/C] hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ [Counter L/C or Subsidiary L/C]; còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.

Nội dung của L/C giáp lưng

Mặc dù được gọi là L/C giáp lưng, nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm.

Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lí nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không có liên quan gì đến L/C chủ. Tuy hai L/C gốc và L/C đối là giống nhau, nhưng xét cụ thể có một số điểm khác nhau như sau:

- Số tiền của L/C đối thường nhỏ hơn so với số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian;

- Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc;

- Số loại chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc;

- Thời hạn giao hàng của L/C đối phải sớm hơn L/C gốc;

- Thời hạn hiệu lực của L/C đối là ngắn hơn L/C gốc.

Mục đích sử dụng

L/C giáp lưng được sử dụng chủ yếu qua mua bán trung gian khi:

- L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng [do người nhập khẩu không đồng ý], trong khi đó nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa. Do đó, nhà trung gian đem L/C này làm đảm bảo để mở L/C đối cho người cung cấp hàng cho mình hưởng;

- Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó không đảm bảo khả năng được thanh toán;

- Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với các chứng từ phải xuất trình L/C đối;

- Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, người mua cuối cùng, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả... [TheoGiáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê]

L/C dự phòng [Standby L/C]

L/C dự phòng - danh từ, tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Standby L/C.

Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C mới.

L/C này cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. Một L/C như vậy được gọi là L/C dự phòng. [TheoGiáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê]

Giao dịch L/C [Letter of Credit] là gì? Đặc điểm của giao dịch L/C
03-09-2019 Đơn yêu cầu phát hành L/C [Application for Issuance of Letter of Credit] là gì?
03-09-2019 Tín dụng chứng từ [Documentary Credit] là gì?

Video liên quan

Chủ Đề