Dự đoán điểm chuẩn đại học quốc tế năm 2022

Nhiều ý kiến đề nghị Bộ cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh năm nay để việc dạy và học có thời gian thích ứng.

Đề xuất trên có cơ sở khi trong tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu: tinh thần là tuyển sinh ĐH năm 2022 sẽ có sự đổi mới để thích nghi với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn và tăng cường phân cấp trước ảnh hưởng của dịch bệnh.

Không thể thi tốt nghiệp THPT cùng một thời điểm

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và cũng là chủ tịch hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội], cho rằng nếu thay đổi cách thức thi cử của một kỳ thi lớn để áp dụng ngay trong năm học này thì Bộ GD-ĐT cần phải công bố càng sớm càng tốt.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, năm tới tùy tình hình thực tế, Bộ sẽ có chỉ đạo để các trường tăng cường tự chủ như các trường liên kết với nhau tổ chức kỳ thi riêng bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng quan điểm chung là không tạo áp lực, thí sinh không phải dự thi hay đi lại nhiều lần, không tạo ra những thay đổi đột biến so với hiện tại mà vẫn chọn được đầu vào như mong muốn.

Theo nguồn tin của Thanh Niên, dự thảo kịch bản đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã xây dựng xong và đang được trình lãnh đạo Bộ xem xét trước khi đưa ra lấy ý kiến góp ý.

Theo ông Lâm, việc đổi mới kỳ thi là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cũng như của chất lượng giáo dục, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng để giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương, trong đó có cả việc ra đề theo hướng chuẩn hóa, xây dựng đề dựa trên ma trận, đặc tả không thể nói là làm ngay được. Năng lực ra đề không đồng đều ở các trường, địa phương nên trước mắt Bộ phải ban hành được hướng dẫn cách thức ra đề kiểm tra, đánh giá theo hướng chuẩn hóa; các địa phương phải chuẩn bị nhân lực được đào tạo, tập huấn bài bản, cần có đủ thời gian chuẩn bị để mỗi địa phương xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn.

Trường hợp địa phương nào khó khăn thì Bộ có thể hỗ trợ về đề thi nhưng không nên để Bộ ra đề cho cả nước và tất cả các tỉnh, thành phải thi tốt nghiệp THPT cùng một thời điểm như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khác nhau ở mỗi địa phương.

Ông Lâm cho rằng muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT không nặng nề, áp lực thì việc đánh giá học sinh trong suốt quá trình học phải đi vào thực chất hơn và có những công cụ giám sát để đảm bảo công bằng giữa từng nhà trường, từng địa phương.

Dòng trạng thái của một thí sinh trên trang Cộng đồng sinh viên 2K3

FBNV

Điểm thi THPT không thật sự phù hợp để phân loại học sinh giỏi

PGS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng đã đến lúc không thể còn “1 kỳ thi quyết định mọi số phận”. Thay vào đó, quá trình học tập được đánh giá, quản lý để hồ sơ học tập của học sinh [HS] sẽ được lưu, dùng để tuyển sinh ở các cấp học sau. Các trường ĐH tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh nhiều hình thức, nhiều thời điểm, tăng cơ hội lựa chọn cho người học.

PGS Chu Cẩm Thơ cũng đề nghị cần có sự đánh giá quá trình học tập, kết quả học tập... của sinh viên trúng tuyển bằng các hình thức khác nhau, ở bậc ĐH để đánh giá tác động và chất lượng của các hình thức thi.

\n

GS-TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng điểm thi THPT ngày càng tỏ ra không thật sự phù hợp để phân loại HS giỏi, xuất sắc nhằm mục tiêu xét tuyển ĐH, nhất là với các ngành và trường “hot”. Để tăng chất lượng đầu vào, năm nay nhiều trường cũng đã tăng tỷ lệ xét tuyển thẳng với HS giỏi trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, HS có điểm thi ACT, SAT và các chứng chỉ quốc tế khác.

GS Đức nêu quan điểm: Từ thực tế của các phương thức tuyển sinh ĐH và kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc đổi mới tuyển sinh ĐH, một lần nữa lại vô cùng cấp thiết. Việc thành lập các trung tâm khảo thí đủ năng lực và kinh nghiệm để tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH là kinh nghiệm nhiều nước đã thực hiện, và VN cũng đang triển khai [như ở 2 ĐH quốc gia và một số trường ĐH khác].

Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát chất lượng và cầm trịch của Bộ để có sự tương đương chuyển đổi phù hợp giữa các bài thi của các trung tâm khảo thí khác nhau, không chỉ phục vụ tuyển sinh mà còn để xử lý học vụ khi người học chuyển trường, chuyển ngành một cách khách quan, công bằng.

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Năm 2022, sẽ có thay đổi về kỳ thi này?

Đ.L

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói gì ?

Tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới của bậc ĐH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng năm 2022 sẽ là bước đi đầu, khả năng sẽ là năm có bước giao thời, chuẩn bị cho đổi mới toàn diện hơn vào năm sau sẽ được lấy ý kiến và hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT chỉ ra có một việc có thể làm ngay, đó là: 2 ĐH quốc gia và các ĐH vùng, nơi nào chưa có thì cần bắt tay vào xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí. Đặc biệt, các ĐH vùng sẽ đóng vai trò là hạt nhân cho việc kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh trong thời gian sắp tới. Bộ trưởng Sơn đề nghị các ĐH vùng cần tập trung các dự án, nguồn đầu tư thường xuyên và cả trung hạn, ưu tiên cao cho xây dựng các hệ thống khảo thí kiểm tra đánh giá để tạo tiền đề cơ sở vật chất cho chủ trương đổi mới thi trong thời gian tới.

Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2 năm qua đã diễn ra rất căng thẳng, vất vả do vừa phải thực hiện ở quy mô kỳ thi quốc gia, vừa phòng chống dịch bệnh. TP.HCM là địa phương đã có ít nhất 3 lần đề nghị Bộ giao cho địa phương tự tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT, từ năm 2016 đến nay.

Kết thúc đợt 1 kỳ thi năm 2021, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về đề xuất này của TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cho rằng: “Bộ cũng đồng ý với đề xuất phải hướng tới việc phân cấp kỳ thi về cho địa phương, nhưng việc phân cấp phải có lộ trình khi có đủ các điều kiện quan trọng. Trước hết, phải đảm bảo công bằng trong cách ra đề thi. Phải đảm bảo đề thi của tất cả các địa phương đều có một chuẩn chung, mức độ đánh giá công bằng, có cùng chuẩn đầu ra phù hợp để công nhận tốt nghiệp THPT. Thực tế các năm qua, Bộ đang làm theo hướng phân cấp kỳ thi về cho các địa phương. Hiện chủ yếu Bộ chỉ ban hành quy chế, ra đề thi và như vậy nên tổ chức thi cùng một thời điểm”.

Mới đây nhất, khi dư luận hoang mang về điểm chuẩn vào ĐH năm nay quá cao, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho biết Bộ này đang xây dựng lộ trình để kỳ thi tốt nghiệp THPT đi vào thực chất hơn, các trường ĐH tự chủ hơn trong tuyển sinh. Chủ trương này từng bước được đưa vào thực tế bằng việc một số trường đã xây dựng phương án xét tuyển khác nhau với các kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

Tin liên quan

Trong phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo với những ngành mức độ cạnh tranh cao [điểm chuẩn cao], các trường đại học nên xem xét mức độ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sàng lọc, sơ tuyển.

Bên cạnh đó, vẫn cần những hình thức xét tuyển mang tính phân loại thí sinh cao hơn, đảm bảo về chất lượng, số lượng và công bằng trong tuyển sinh.

Dựa theo hướng dẫn này, nhiều trường đại học top trên đồng loạt giảm tỷ lệ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 về cơ bản vẫn giữ nguyên các phương thức tuyển sinh như các năm 2020, 2021. Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm tới là 7.500 thí sinh, trong đó, trường dành khoảng 20-30% số chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, 60-70% chỉ tiêu xét tuyển dưa vào kết quả thi đánh giá tư duy và chỉ còn khoảng 10-20% tổng chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Bách khoa tiếp tục xét tuyển theo phương thức thi THPT với tỷ lệ hạn chế hơn. Căn cứ vào khuyến cáo của Bộ GD&ĐT, việc đánh giá và xu hướng tổ chức kỳ thi, chúng tôi sẽ không bỏ phương án này, bởi đây là phương án giúp cho thí sinh đặc biệt là thí sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận được quá trình xét tuyển của Bách khoa Hà Nội và một số ngành/nghề”.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng lưu ý, trong khoảng 20% chỉ tiêu dành cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không rải khắp 55 chương trình đào tạo của Bách khoa Hà Nội. Đối với những ngành có tính cạnh tranh cao [điểm chuẩn rất cao] sẽ chuyển hoàn toàn sang phương thức thi đánh giá tư duy. 

Đề thi đánh giá tư duy cũng sẽ được thiết kế đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền tảng tốt, tính phân loại thí sinh khá – giỏi chắc chắn sẽ cao hơn đề thi THPT những năm gần đây. Cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm.

Năm 2022, Đại học Kinh tế quốc dân cũng dự kiến sẽ tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 80 - 85%. Đặc biệt, năm 2022 chỉ tiêu của trường dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp nhất từ trước đến nay. Những năm trước, trường thường dành khoảng 50% - 70% chỉ tiêu cho phương thức này thì, năm nay chỉ còn 10 - 15%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.

Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TP.HCM] cũng tăng chỉ tiêu của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM lên 40-60% tổng chỉ tiêu của trường. Ngược lại, phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30-60% chỉ tiêu.

Theo dự kiến phương thức tuyển sinh năm 2022 của Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự kiến trường sẽ dành khoảng 25% chỉ tiêu cho tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên. Đáng chú ý, trong đó Đại học Công nghệ thông tin ưu tiên xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở [Procon] năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia [cấp quốc gia] năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt huy chương vàng/bạc/đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á [ASIAD], Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á [SEA Games], Cúp Đông Nam Á [thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 4 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường]. Điểm trung bình kết quả học tập THPT các môn trong tổ hợp xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 7.0.

Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ là 22 điểm.  Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D06, D07 [tùy theo ngành]. 

Thêm nhiều ngành học mới

Năm 2022, Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến sẽ mở thêm 9 ngành mới thuộc các nhóm ngành Kinh tế - Quản trị [Kinh tế quốc tế; Tài chính quốc tế; Digital Marketing; Quản trị sự kiện], Sinh học - Môi trường - Nông lâm [Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; Quản lý tài nguyên và môi trường; Chăn nuôi] và Truyền thông - Nghệ thuật [Nghệ thuật số; Công nghệ điện ảnh, truyền hình].

Hội đồng tuyển sinh Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng thông báo mở mới 6 ngành học gồm Quản trị Văn phòng, Kinh tế Quốc tế, Công nghệ Tài chính, Kiểm toán, Truyền thông Đa phương tiện, Quản trị Sự kiện. Theo nhận định của nhà trường, việc mở các ngành có yếu tố công nghệ, cập nhật xu thế như trên phần nào đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong giai đoạn tới.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa kí quyết định ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo được quy hoạch cho giai đoạn 2021 - 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó xuất hiện nhiều ngành nghề mới.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, so với các chương trình đang đào tạo hiện tại, danh mục này có thêm rất nhiều ngành mới. Trong đó bậc đại học có 67 ngành được quy hoạch, bậc thạc sỹ có 118 ngành và bậc tiến sỹ có 55 ngành.

Một số ngành/chuyên ngành đào tạo sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới ở Đại học Quốc gia Hà Nội như: Trí tuệ nhân tạo, Quản trị công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Quản trị năng lượng và Phát triển bền vững, Logistic, Thiết kế công nghiệp và Đa phương tiện, Quản lí đô thị và công trình [thông minh], Công nghệ tài chính và kinh doanh kĩ thuật số, … Các ngành kỹ thuật - công nghệ, các ngành liên quan đến nhu cầu nhân lực của cách mạng công nghiệp 4.0 chiếm tỷ trọng khá lớn trong các ngành mới được quy hoạch của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới./.

Video liên quan

Chủ Đề