Đường biên vải là gì

GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 2 - CHƯƠNG II: CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT LIỆU pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [312.94 KB, 16 trang ]

Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
6

CHƯƠNG II: CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT LIỆU

I. NGUYÊN LIỆU MAY
:
Nguyên phụ liệu trong ngành may bao gồm các sản phẩm của ngành kéo sợi và ngành dệt như:
chỉ, vải, vải lót, vải dựng. Ngoài ra, còn là sản phẩm cuả các ngành phụ thuộc khác như nút, móc, dây
kéo, thun
Nắm được tính chất nguyên phụ liệu, chúng ta sẽ sử dụng chúng có hiệu quả kinh tế cao hơn
trong sản xuất, sẽ bảo quản vật liệu tốt hơn, tránh được lỗi do chất lượng của nguyên phụ liệu không
đảm bảo.
Nguyên phụ liệu may có những tính chất chung, đồng thời cũng có những tính chất riêng và
công dụng riêng. Do đó, chúng ta cần nắm vững những tính chất này để xử lý trong quá trình may
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
I.1. Phân lọai vải
:
Vải là sản phẩm của ngành dệt và là nguyên liệu của ngành may. Vải được làm ra từ xơ, sợi theo
nhiều cách khác nhau bằng phương pháp dệt hay liên kết kỹ thuật. Người ta phân loại vải như sau:
-
Theo yêu cầu sử dụng: vải mặc ngoài, vải mặc lót, vải kỹ thuật
-
Theo bề dày của vải: vải dầy, vải trung bình, vải mỏng để chọn máy may thích hợp.
- Theo cấu trúc và cấu tạo của vải: dệt thoi, dệt kim, không dệt.
I.2. Vải dệt thoi
:
Vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng góc nhau tạo thành. Hệ sợi
nằm song song với chiều dài tấmvải được gọi là sợi dọc, hệ sợi còn lại là sợi ngang. Hiện nay, để đan
hai hệ sợi này vào với nhau, người ta thường dùng thoi dệt. Vì vậy, loại vải này được gọi là vải dệt

thoi. Những năm sau này, ngành chế tạo máy dệt đã thay thoi bằng những dụng cụ khác như kẹp, kiếm,
mũi phun, nhưng nguyên lý đan để hình thành tấmvải vẫn không hề thay đổi.
I.2.1. Phân loại vải dệt thoi:
Theo thành phần xơ:
- Vải đồng nhất: được dệt từ một loại xơ hay sợi duy nhất. Thí dụ: vải bông, vải lanh, vải len,
lụa tơ tằm và một số vải lụa tơ hóa học.
- Vải không đồng nhất: là loại vải được dệt từ hai hệ sợi ngang và dọc được sử dụng từ những
loại xơ hay sợi khác nhau. Tuy nhiên, mỗi hệ sợi lại là một loại sợi đồng nhất với nhau. Thí dụ: một hệ
là sợi bông, còn hệ kia là sợi len, sợi tơ tằm hay sợi hóa học.
- Vải pha: phổ biến là dệt từ sợi pha. Thí dụ: vải katê là loại vải có sợi bông pha polysester, sợi
len pha visco. Vải pha cũng có thể là vải dệt từ những sợi xe cùng kiểu nhưng thành phần của sợi xe
làm bằng nguyên liệu khác loại.
Theo công dụng của vải:
- Vải dân dụng: vải dùng cho may mặc, dùng cho sinh họat [ khăn bàn, tấm trải giường, mền]
và dùng để trang trí [rèm, màn, bọc đồ gỗ, thảm]
- Vải công nghiệp: là loại vải phục vụ trong sản xuất như: vải lót da nhân tạo, vải bạt, vải bao

Truong DH SPKT TP. HCM //www.hcmute.edu.vn
Thu vien DH SPKT TP. HCM - //www.thuvienspkt.edu.vn
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
7
Theo phương pháp sản xuất:
-
Vải trơn nhẵn
-
Vải xù lông: trên đầu sợi có các sợi nổi lên do vòng sợi tạo nên. Ta thường gặp ở các
dạng khăn lông, vải nhung.
-

Vải cào lông: ví dụ vải nỉ.
- Vải nhiều màu: vải sọc, vải ca rô
- Vải nhiều lớp: được dệt từ nhiều hệ sợi cùng một lúc.
-
Vải mộc: là vải lấy trực tiếp từ máy dệt, chưa qua khâu hoàn tất. Loại vải này cứng,
thấm nước kém, mặt vải không đẹp, có nhiều tạp chất. Vải thường được dùng trong các ngành công
nghiệp khác.
- Vải hoàn tất: đưa ra thò trường đã được tẩy trắng, nhuộm màu hay in hoa, hoặc cào bông.
I.2.2. Tính chất và đặc điểm của vải dệt thoi:
-
Tính co giãn của vải dệt thoi thấp do kiểu dệt của vải. Vải ổn đònh sức căng hơn, dễ
dàng cho quá trình cắt và may.
- Tính nhăn: trong quá trình sử dụng, vải dễ bò nhăn. Do đó, cần ủi phẳng mặt vải trước
khi sử dụng.
-
Mép vải dễ bò tưa sợi: sợi dọc và ngang có thể tháo ra dễ dàng. Do đó, cần phải gia công
mép vải bằng cách may gấp mép hay vắt sổ.
-
Canh sợi vải: canh sợi dọc nằm song song với chiều dải biên vải, canh sợi ngang vuông
góc với chiều dài biên vải. Canh sợi dọc được ký hiệu bởi hình mũi tên một đầu hoặc hai đầu tùy theo
tính chất vải một chiều hay hai chiều. Canh sợi dọc ít co giãn, mật độ sợi dọc lớn hơn sợi ngang. Canh
ngang co giãn nhiều, mật độ sợi ít hơn sợi dọc. Canh sợi xéo: co sức co giãn lớn nhất.
I.3. Vải dệt kim

Vải dệt kim là một sản phẩm được hình thành bởi các vòng sợi móc nối vào nhau. Hiện có hai phương
pháp tạo nên vải dệt kim:
-
Phương pháp đan ngang: khi một hay nhiều sợi tạo lần lượt những hàng vòng móc nối nhau để
tạo ra sản phẩm dạng ống, dạng mảnh hay dạng chiếc.
-

Phương pháp đan dọc: khi nhiều sợi dọc tạo nên cùng lúc những cột vòng móc nối nhau để cho
ra những tấm vải dài tùy ý và có khổ rộng nhất đònh.
Vải dệt kim đan ngang và đan dọc có thể là vải đơn hay vải kép. Vải kép được dệt trên máy hai giường
kim và có thể xem như do hai lớp vải đơn ghép lại với nhau ở mặt trái. Vải kép dày, nặng hơn vải đơn
và thường không bò quăn mép.
I.3.1. Phân loại vải dệt kim:
Cũng như vải dệt thoi, theo thành phần nguyên liệu có vải đồng nhất, không đồng nhất và vải
pha. Vải dệt kim cũng chia ra loại vải dân dụng và vải công nghiệp. Nhiều sản phẩm dệt kim cũng
được sản xuất ở dạng chiếc như găng tay, bít tất
1.3.2.
Tính chất của vải dệt kim:
-
Tính đàn hồi, co giãn: vải dệt k im có độ đàn hồi lớn. Vải dệt kim được sử dụng nhiều trong
may mặc, thể hiện được những đường nét mềm mại. Do đó, vải dệt kim được sử dụng rộng rãi làm
quần áo cho trẻ em, quần áo lót, quần áo thể thao. Tuy nhiên, tính chất này dễ tạo nên sự xô lệch vải
Truong DH SPKT TP. HCM //www.hcmute.edu.vn
Thu vien DH SPKT TP. HCM - //www.thuvienspkt.edu.vn
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
8
khi sản xuất. Vì thế, trước khi tiến hành cắt may, cần xổ vải để ổn đònh độ co giãn của vải dệt kim
trước 1-2 ngày.
-
Tính tuột vòng: đây là nhược điểm của vải dệt kim. Nếu vải có một lỗ thủng nhỏ, sẽ dễ dàng bò
lan rách to hơn. Ngoài ra, tron quá trình dệt, nếu bò tuột mũi, sẽ bò ảnh hưởng đến hàng đan tiếp theo.
-
Tính cuộn quăn mép: mép dọc quăn về mặt trái, mép ngang quăn về mặt phải. Tính chất này
gây trở ngại trong quá trình cắt và may. Để khắc phục tình trạng này, vải sau khi dệt xong được qua
khâu đònh hình ép nóng để vải được ổn đònh.

-
Độ thoáng khí, độ xốp: độ thoáng khí là mức độ không khí xuyên qua vải trên một diện tích
nhất đònh trong một đơn vò thời gian. Vải dệt kim có độ thoáng khí, độ xốp cao hơn.
1.3.3. Các lưu ý khi cắt may hàng dệt kim:
- Trước khi trải vải: vải phải được xổ ra ở trạng thái tự do
-
Khi trải vải: không được kéo căng. Dùng kẹp giữ chặn các lớp vải để không bò xô lệch.
-
Khi cắt: các sản phẩm càng ít chi tiết càng tốt, các chi tiết càng lớn càng tốt. Do đó, khi thiết kế
mẫu cho mặt hàng dệt kim, cần chú ý đến đặc điểm này để quá trình cắt được dễ dàng.
- Khi may: sử dụng các đường may có độ co giãn cao như đường vắt sổ, mắc xích kép Sử dụng
kim may đầu tròn để không làm đứt sợi vải dệt kim.
I.4. Các tính chất chung của vải
:
I.4.1. Tính chất hình học:
Khổ vải: là chiều rộng tấm vải. Nó được xác đònh là đường vuông góc với biên vải và được đo
từ mép biên bên này sang mép biên bên kia của cây vải. Tùy theo cách sử dụng mà ta có các khổ vải
qui đònh khác nhau sao cho khi dùng để cắt bán thành phẩm sẽ tiết kiệm được nhiều vải nhất. Người ta
thường chia 2 lọai khổ vải sau:
Loại khổ hẹp: thường có chiều rộng từ 70, 75, 80, 90 cm.
Loại khổ rộng: thường có chiều rộng từ 1,2m, 1.4m, 1.5m, 1,6m, 1,8m
Khối lượng 1m
2
vải: [kg/m
2
] là trọng lượng của tổng số sợi dọc và sợi ngang trên diện tích 1m
2

vải. Khối lượng 1m
2

vải cũng là một số liệu để xác đònh độ dày, mỏng của vải. Vải nặng thường là vải
dày, vải nhẹ thường là vải mỏng. Thí dụ: vải bông nhẹ: 120g/m
2
, vải bông trung bình: 120-220g/m
2
, vải
bông nặng: 220g/m
2
.
I.4.2. Tính chất cơ lý:
Tính chất giữ nhiệt và chống nhiệt: Tính giữ nhiệt được đánh giá bằng nhiệt trở riêng của từng
loại vật liệu dệt cũng như hệ số truyền nhiệt của vật liệu dệt. Thông thường ta dùng vải vào mục đích
bảo vệ cơ thể khỏi bò tác dụng nhiệt của môi trường xung quanh. Vì vậy, tính chất giữ nhiệt của vải
cũng là một yếu tố hết sức quan trọng khi lựa chọn nguyên liệu để sản xuất trang phục.
Độ chống nhiệt đặc trưng bằng nhiệt độ cực đại mà vải có thể chòu đựng được. Để vải ở nhiệt
độ lớn hơn nhiệt độ cực đại thì không những bề mặt vải bò biến dạng, mà tính chất của vải cũng bò xấu
đi rõ rệt.
Khi ủi vải hay quần áo, nếu sử dụng nhiệt độ quá mức thì độ bền của vải giảm đi. Ta có nhiệt
độ ủi của một số vải như sau:
Vải len: 165-190
0
C
Vải bông: 180-200
0
C
Vải visco, PES: 150-160
0
C
Truong DH SPKT TP. HCM //www.hcmute.edu.vn
Thu vien DH SPKT TP. HCM - //www.thuvienspkt.edu.vn

Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
9
Vải tơ tằm: 140-150
0
C
Vải acetat, PA:

Chủ Đề