Em bé ăn trứng gà bao nhiêu là đủ

Trứng là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhờ cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao [tỷ lệ hấp thu cao] từ lòng trắng trứng, cùng nhiều chất béo, vitamin A, vitamin D, phospho, chất sắt và kẽm… từ lòng đỏ.

Trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Trứng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ăn nhiều là tốt, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Quan trọng hơn là cách chế biến giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và tùy vào độ tuổi của trẻ nên ăn cho phù hợp.

Bác sỹ Trần Thị Hồng Loan, Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood, chia sẻ: “Về giá trị dinh dưỡng, mặc dù trứng gà và vịt không khác nhau nhiều nhưng trứng gà có hàm lượng chất đạm, kẽm và vitamin A cao hơn nhưng chất béo thấp hơn trứng vịt nên ăn trứng gà dễ tiêu hơn. Vậy nên nếu trẻ nhỏ thì nên tập cho trẻ ăn trứng gà sẽ tốt hơn, khi trẻ lớn hơn thì có thể cho ăn đa dạng, thay đổi nhiều loại trứng".

Xét về mặt dinh dưỡng, mỗi loại trứng đều có công dụng riêng đối với sức khỏe.

Do hàm lượng chất béo trong trứng cao nên số lượng trứng ăn sẽ thay đổi tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-8 tháng: nên tập ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà mỗi lần và 2 - 3 lần/tuần.

Trẻ 9-12 tháng: nên ăn 1 lòng đỏ trứng gà nhỏ mỗi lần và 2 - 3 lần/tuần.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên: nên tập ăn cả lòng trắng trứng và có thể ăn 3 - 4 trứng gà mỗi tuần.

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng từ 1 tuổi trở lên: có thể cho trẻ ăn trứng 1 quả/ngày để bổ sung thêm dưỡng chất, giúp trẻ mau phục hồi.

Cách chế biến trứng phù hợp

Theo bác sĩ Loan, do trứng thường tiếp xúc với phân và chất thải nên có nhiều vi khuẩn bên ngoài vỏ, thậm chí vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong lòng trắng hay vào cả lòng đỏ nếu trứng không mới. Vậy nên để phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn trứng không nên cho trẻ ăn trứng sống hay chín tái.

Hàm lượng calo trong một quả trứng vịt là 130 calo, cao gấp đôi hàm lượng calo có trong trứng gà.

Đặc biệt, không nên ăn khi lòng trắng chưa chín vì ngoài vấn đề dễ bị nhiễm khuẩn, trong lòng trắng trứng sống còn chứa một số chất như: chất cản trở hấp thu biotin [vitamin H], làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất kháng Trypsin, làm cản trở hấp thu đạm.

“Trứng đun quá lâu hay chế biến quá kỹ cũng tạo ra các chất khó tiêu hóa, hấp thu cho trẻ. Tốt nhất là ăn chúng khi vừa chín tới. Muốn vậy, trứng mới lấy ở tủ lạnh ra cần để bên ngoài cho giảm lạnh rồi mới chế biến, khi chế biến cần đun lửa vừa và thời gian vừa đủ. Nhất là khi luộc trứng, để tránh trứng chỉ chín bên ngoài mà chưa chín bên trong”, bác sĩ Loan khuyên.

Như vậy, tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho trẻ em ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Để bé có thể phát triển toàn diện, ngoài trứng cần bổ sung chế độ ăn uống đa dạng, đủ các nhóm chất như: cá, tôm, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại rau, củ quả, trái cây... để bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Thi thoảng, để bổ sung dinh dưỡng có thể cho trẻ ăn trứng vịt. Trứng vịt có kích thước lớn hơn so với trứng gà. Hàm lượng calo trong một quả trứng vịt là 130 calo, cao gấp đôi hàm lượng calo có trong trứng gà. Hàm lượng protein, vitamin, chất béo bão hòa của trứng vịt cũng vượt trội so với trứng gà. Trứng vịt cung cấp nhiều Omega-3 giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Trứng cút có kích thước nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt [khoảng 8,5g] nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng nhất.

Ước tính trong 1 quả trứng cút có chứa 14 calo, 1,2g protein và nhiều loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự trứng gà và trứng vịt. Ngoài ra, so với trứng gà, trứng cút ít có khả năng gây dị ứng hơn nên rất phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi.

Nhìn chung, trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất [sắt, kẽm...] cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Không có hại gì nếu trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, 4 quả trứng mỗi tuần sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao.

10 lợi ích của việc ăn trứng đối với trẻ em

  1. Trứng là một loại thực phẩm cung cấp protein hoàn chỉnh rất cần thiết cho quá trình tạo tế bào mới và tái tạo tế bào. Mỗi quả trứng chứa 6 gram protein – nền tảng cho trẻ phát triển cả về cân nặng và chiều cao.
  2. Trứng là nguồn cung cấp vitamin chất lượng cao. Vitamin là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được mà phải bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Trong một quả trứng có chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A [quan trọng cho mắt, xương và răng khỏe mạnh], vitamin D [cũng hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh], vitamin E [giúp tăng cường hệ thống miễn dịch], vitamin K [đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa bệnh tim, giảm lượng đường trong máu và giúp xây dựng, duy trì xương chắc khỏe], B2, B6, B12 và các khoáng chất như kẽm, sắt và đồng. Trứng cũng cung cấp nguồn choline dồi dào [quan trọng đối với chức năng não và sức khỏe tim mạch] và selen [quan trọng đối với chức năng tuyến giáp]. [1]
  3. Trứng chứa 9 loại axit amin thiết yếu [Histidine, Phenylalanine, Leucine, Lysine, Methioninethreonine, Tryptophan isoleucine, Valine] để tạo thành một loại protein hoàn chỉnh cho cơ thể.
  4. Lutein và Zeaxanthin trong trứng là những chất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh, giữ cho thị lực sắc nét và giảm tác động của thoái hóa điểm vàng, đồng thời đảm bảo sức khỏe của võng mạc.
  5. Trứng chứa Omega 3 – chất béo lành mạnh chủ yếu được tìm thấy trong cá, giúp phát triển trí não và cải thiện trí nhớ.
  6. Trứng là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin D – rất quan trọng đối với sức khỏe xương của trẻ độ tuổi đang phát triển. [2]
  7. Trứng chứa nhiều protein động vật chất lượng, những lợi ích của chúng bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe xương tốt hơn.
  8. Trứng chứa B12, còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể sản xuất, rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
  9. Trứng chứa axit folic – loại vitamin tan trong nước cần thiết cho sức khỏe thần kinh của trẻ. Thiếu folate có thể dẫn đến suy nhược và tổn thương thần kinh.
  10. Trứng cũng là một nguồn cung cấp cholesterol và chất béo bão hòa – những chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần hạn chế trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh. Trong một quả trứng có chứa 185 miligam cholesterol và gần 5 gam tổng chất béo [1,5 gam chất béo bão hòa]. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không nên tiêu thụ hơn 300 miligam cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày [với những người bị bệnh tim hoặc mức LDL cao hoặc mức cholesterol “xấu” nên tiêu thụ ít hơn 200 miligam cholesterol mỗi ngày].

Điều gì xảy ra khi cho trẻ ăn trứng hàng ngày?

Nhiều bằng chứng cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ 1 quả trứng mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ, nhưng tiêu thụ hơn bảy quả trứng mỗi tuần dường như lại có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong trứng cao cũng làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá, do đó tuỳ theo độ tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau: Trẻ 6 -7 tháng tuổi chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần; trẻ 8-12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trứng 1 tuần; trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần và ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Không nên cho ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày [từ các món trứng, hoặc các loại thực phẩm làm từ trứng, bao gồm các loại bánh hoặc thịt/gà tẩm bột]. Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ các loại thực có chứa chất béo động vật [bao gồm sữa, thịt và gia cầm] để giữ lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bé ở mức thấp.

Không có hại gì nếu trẻ ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày, nhưng người ta tin rằng tiêu thụ 4 quả trứng mỗi tuần là con số lý tưởng để đảm bảo trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao. Không nên cho trẻ ăn trứng còn sống. Ngoài ra, với trẻ đang ở độ tuổi phát triển, tốt nhất phụ huynh nên cung cấp cho trẻ các thực phẩm protein khác, bao gồm hải sản, thịt gia cầm, các loại hạt và ngũ cốc, thực phẩm từ đậu nành và thịt đỏ,… để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

1 tuần nên ăn tối đa bao nhiêu quả trứng?

Nếu thực hiện chế độ ăn bình thường thì chỉ nên tiêu thụ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần và không ăn quá 4 lòng đỏ. Người có chỉ số cholesterol LDL cao: tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 7 quả trứng mỗi tuần. Nhưng tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 4 quả mỗi tuần.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu trứng gà?

Trung bình mỗi tuần người trưởng thành có thể ăn 3 - 4 quả trứng nhưng với trẻ em trong tuổi ăn dặm [6 - 7 tháng] thì không nên ăn quá 1/2 quả /1 bữa và 2 - 3 quả/ 1 tuần. Trẻ 8 - 12 tháng tuổi mỗi bữa nên ăn 1 quả trứng nhưng tối đa mỗi tuần không quá 3 quả trứng.

Bé 9 tháng ăn được bao nhiêu trứng gà?

Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn 1⁄2 lòng đỏ trứng gà cho một bữa ăn và chỉ nên ăn 2 - 3 lần một tuần. Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ cho một bữa ăn và ăn 3 - 4 bữa trứng một tuần. Trẻ 1 - 2 tuổi: Ăn 3 - 4 quả trứng một tuần và nên ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể cho ăn 1 quả/ngày nếu trẻ thích ăn.

Ngày nào cũng ăn một quả trứng gà có tốt không?

Trả lời: Trứng là một thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - một chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.

Chủ Đề