File luyện viết bộ thủ tiếng Trung

Sách tập viết chữ Hán cho người mới bắt đầu

Để giúp các bạn có thêm tài liệu học tiếng Trung bổ ích, trung tâm tiếng Trung SOFL chia sẻ bộ giáo trình tập viết chữ Hán bản bdf do chính các giảng viên tại SOFL tự tay biên soạn. Các bạn có thể tải về và luyện viết chữ Hán mỗi ngày.

Review về cuốn sách tập viết chữ Hán

Cuốn sách gồm 3 phần [dày 118 trang] như sau:

Phần 1: Danh mục bộ thủ chữ hánPhần 2: Kết cấu chữ Hán

Phần 3: Tập viết chữ Hán

Điểm nổi bật cuốn sách tập viết chữ Hán

- Mỗi chữ Hán đều được biên soạn theo từng bài học tương ứng với trong giáo trình và đều bao gồm phiên âm, âm Hán việt và nghĩa. - Phần “Danh mục bộ thủ chữ Hán” giới thiệu chi tiết bộ thủ dễ nhớ, dễ hiểu gồm phiên âm, tên và ý nghĩa từng bộ thủ. - Đặc biệt, với những bạn mới học sách có phần “kết cấu chữ Hán” mô tả chi tiết từng nét vẽ, phương thức cấu tạo, quy tắc bút thuận viết chữ Hán

- Phần tập viết chữ Hán tách riêng theo từng bài học, có phiên âm tiếng Hán, dịch nghĩa và phần tập tô chữ. 

Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, tài liệu học chữ Hán tuyệt vời. Cuốn sách nhận được khá nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng những người học tiếng Trung:

- Trình bày rõ ràng, chi tiết, bố cục mạch lạc- Chất lượng rõ nét, in ấn đẹp mắt, dễ nhìn 

- Từ vựng bám sát giáo trình. 

>>> Cuốn sách tập viết chữ Hán sẽ là cuốn sách cực kỳ giá trị giúp bạn ghi nhớ từ vựng tiếng Trung nhanh chóng và thành thạo cách viết chữ Hán hiệu quả.

>>> Link tải cuốn tập viết chữ Hán theo giáo trình: Tại đây

Phương pháp luyện viết chữ Hán của sách

- Ghi nhớ quy tắc viết chữ Hán, học thuộc bộ thủ thông dụng- Mỗi chữ Hán tập viết từ 2 - 3 hàng. Quay lại ôn tập thường xuyên- Phân tích chữ Hán theo bộ thủ, ý nghĩa từng bộ thủ- Học chữ Hán theo ý nghĩa tượng hình của chữ. 

=> Mỗi ngày chỉ cần học chăm chỉ kết hợp từ mới trong giáo trình, không nên học quá ít. Tập viết đến khi giống bản mẫu để luyện chữ viết thật đẹp và có thể ghi nhớ lâu hơn. 

Cùng SOFL cải thiện vốn từ mới và cách viết chữ Hán chuẩn, đẹp qua bộ giáo trình tập viết chữ Hán này nhé.

Bộ thủ là một trong những kiến thức mà bạn cần nắm vững trong quá trình học tiếng Hán. Tuy nhiên với số lượng 214 bộ, rất nhiều bạn thắc mắc cách nhớ 214 bộ thủ chữ Hán nhanh nhất, hay cách học 214 bộ thủ tiếng Hán.

Với 214 bộ thủ chữ hán tự học, bạn có thể học bộ thủ qua thơ hoặc học 214 bộ thủ qua hình ảnh. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu về bài thơ 214 bộ thủ chữ hán, hướng dẫn viết 214 bộ thủ hay 214 bộ thủ bằng hình ảnh download. Bạn có thể tìm và tải về, tuy nhiên không có cách học nào đạt hiệu quả cao nếu bạn không thường xuyên ôn tập và vận dụng.

Hình 1. Ví dụ cách học bộ thủ qua hình ảnh

Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn tài liệu 214 bộ chữ Hán để bạn nắm rõ tổng quát về chúng và có cách học tập phù hợp.

Thứ tự và vị trí các bộ thủ trong tiếng Trung

Bộ thủ [部首 - bù shǒu] là cấu tạo cơ bản của chữ Hán và cả chữ Nôm. Trong tự điển tiếng Hán, người ta căn cứ theo ý nghĩa để gom các dạng chữ thành từng nhóm theo bộ thủ. Để tra cứu chữ Hán trong từ điển, người ta cũng dựa theo bộ thủ, mỗi một chữ Hán đều thuộc vào một trong 214 bộ thủ.

Căn cứ vào số nét để sắp xếp thứ tự của mỗi bộ thủ. Bộ thủ ít nét nhất chỉ có một nét, bao gồm: 一 nhất [yi], 丨 cổn [kǔn], 丶 chủ [zhǔ], 丿 phiệt [piě], 乛/乙- ất [yī]. Bộ thủ phức tạp nhất có 17 nét, là 龠 dược [yuè].

Những bộ thủ thông dụng đa phần đều có bốn nét [trong dấu ngoặc là cách viết khác của bộ]

王(玉)ngọc [yù] | 无(旡) vô [wú] | 韦(韦)vi [wéi] | 木(朩)mộc [mù] | 支 chi [zhī]| 犬(犭)khuyển [quǎn] | 歹(歺) đãi [dǎi] | 車 (车)xa [chē] | 牙 nha [yá] | 戈 qua [gē] | 比 tỷ [bǐ] | 瓦 ngõa [wǎ] | 止 chỉ [zhǐ] | 攴(攵) phộc [pù] | 日nhật [rì] | 曰 viết [yuē] | 貝 [贝] bối [bèi] | 見[见] kiến [jiàn] | 水(氵氺)thủy [shuǐ] | 牛(牜) ngưu [níu] | 手(扌)thủ [shǒu] | 气 khí [qì] | 毛 mao [máo] | 长(镸长)trường [cháng] | 片片 phiến [piàn] | 斤 cân [jīn] | 爪(爫)trảo [zhǎo] | 父 phụ [fù] | 月 nguyệt [yuè] | 氏 thị [shì] | 欠 khiếm [qiàn] | 风(风)phong [fēng] | 殳 thù [shū] | 文 văn [wén] | 方 phương [fāng] | 火(灬)hỏa [huǒ] | 斗 đấu [dòu] | 户 hộ [hù] | 心(忄)tâm [xīn] | 毋(母)vô [wú]

Bộ thủ dùng để làm gì?

Bộ thủ được chia ra tận 214 bộ, vậy có bao giờ bạn thắc mắc là bộ thủ dùng để làm gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Phân chia các loại chữ Hán

Công dụng dễ thấy nhất của bộ thủ là dùng để phân chia các loại chữ Hán. Bên cạnh đó khi soạn từ điển, những chữ cùng bộ sẽ được đưa vào chung một nhóm. Bạn sẽ đếm số nét của phần còn lại của chữ để tìm tiếp trong từ điển. ĐIều này giúp việc soạn thảo từ điển chữ Hán trở nên quy củ hơn.

Ví dụ, cần tìm nghĩa từ 好 trong từ điển, bạn chỉ cần tìm chữ có bộ nữ 女 + 3 nét. Với các từ điển online ngày nay, bạn chỉ cần nắm vững cách viết từ hoặc cách đọc là đã có thể tra nghĩa của từ. Tuy nhiên, việc biết cách tra từ điển giấy sẽ giúp bạn nắm rõ hết các nghĩa của từ hơn.

Biểu nghĩa

Ngoài ra, bộ thủ còn có công dụng biểu nghĩa. Tuy không đúng hết trong các trường hợp nhưng bạn có thể dựa vào bộ thủ để tìm ra nghĩa gốc, hoặc đoán xem từ này có thể liên quan đến điều gì. Ví dụ như:
 

Bộ thủ ngoài ra còn có công dụng biểu nghĩa tuy không hẳn chính xác nhưng nhìn vào bộ thủ người đọc có thể đoán được từ đó thuộc nhóm ý nghĩa nào, ví dụ:

- 病 [âm Hán Việt là bệnh, nghĩa là bệnh tật] có bộ 疒 nạch [nǐ], ý chỉ từ này sẽ liên quan đến bệnh tật

- 旦 [âm Hán Việt là đán, nghĩa là sáng sớm] có bộ nhật [rì], chỉ thời gian trong ngày

Một số ví dụ về việc học tiếng Hán thông qua bộ thủ

Ngoại trừ việc giúp chúng ta tra cứu nghĩa của từ nhanh chóng. Học 214 bộ thủ chữ Hán còn giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn thông qua cách chiết tự.

Một số ví dụ về chiết tự của từ thông qua bộ thủ

● Chữ 狂 - Kuáng, hán việt: cuồng, nghĩa: điên cuồng. Gồm bộ khuyển 犭[chó] và chữ Vương 王 [vua]. Chó 犭mà đòi làm vua 王 thì điều này quá là điên cuồng 狂.

● Chữ 众 - Zhòng, hán việt: chúng, nghĩa: nhiều, đông. Gồm 3 bộ nhân 人 [người]. Ba người 人 đứng gần nhau là bắt đầu trở nên đông đúc 众.

● Chữ 吉 - Jí, hán việt: cát, nghĩa: tốt đẹp, tốt lành, may mắn. Gồm chữ sĩ 士 [sĩ tử - người có ăn học, học trò/ nho sĩ] và bộ khẩu 口 [cái miệng]. Cái miệng 口 của người sĩ tử 士 luôn nói những lời tốt đẹp 吉.

● Chữ 志 - Zhì, hán việt: chí, nghĩa: chí hướng, ý chí. Gồm chữ 士 [sĩ tử - người có ăn học, học trò/ nho sĩ] và bộ tâm 心 [trái tim]. Những người Nho sĩ 士 trong trái tim 心 họ có chung điều hướng tới, ý muốn to lớn đó gọi là chí 志

● Chữ 折 - Zhé, hán việt: chiết, nghĩa: chặt, chẻ, bẻ gãy, gấp,...gồm bộ thủ 扌[tay] và chữ cân 斤 [cái rìu]. Tay 扌 cầm cái rìu 斤 để chặt đứt 折 thân cây.

Trên đây là những thông tin giới thiệu về sự hình thành, công dụng và cách vận dụng bộ thủ trong quá trình học chữ Hán. Bạn cần thường xuyên tập viết 214 bộ thủ chữ Hán. Việc này giúp ghi nhớ cách viết và nghĩa của từng bộ. Từ đó mới có thể học từ vựng nhanh hơn dựa vào bộ.

Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn trong việc học bộ thủ. Bạn có thể download 214 bộ thủ tại đường link sau:

Tải ngay 214 bộ thủ chữ Hán PDF

Tập viết chữ hán theo giáo trình Hán ngữ pdf cuốn sách được biên soạn dựa theo từ vựng trong bái học sách giáo trình Hán Ngữ giúp cho bất kì ai khi mới bắt đầu tập viết tiếng trung đúng theo thứ tự các nét, ngoài ra khi bạn luyện viết mỗi ngày chữ viết của bạn sẽ trở nên đẹp hơn. Mọi chữ tượng hình của tiếng Hàn đều được phân vào các bộ thủ và những chữ thuộc cùng một bộ thủ lại được chia theo số nét. Số nét thay đổi từ 1 đến 17, những chữ thuộc cùng một bộ thủ được xếp theo số nét cộng thêm vào số nét của bộ thủ. Tuy nhiên đối với những người mới học thì không phái lúc nào cũng nắm chắc 7 quy tắc viết chữ Hán chứ đừng nói là viết đẹp. Quyển tập viết chữ hán theo giáo trình Hán ngữ góp phần quan trọng trong việc học tập và rèn luyện chữ viết tiếng trung.

Tập viết chữ Hán với 8 nét cơ bản

  • Nét chấm: Hình là một dấu chấm đi từ trên xuống dưới
  • Nét ngang: Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  • Nét sổ thẳng: Nét thẳng đứng, được kéo từ trên xuống dưới.
  • Nét hất: Là một nét cong, đi lên từ phía bên trái sang phải.
  • Nét phẩy: Nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
  • Nét mác: Là nét thẳng, được kéo xuống từ trái qua phải.
  • Nét gập: có một nét gập giữa nét.
  • Nét móc: Là nét móc lên ở cuối các nét khác.

Quy tắc viết chữ Hán

Quy tắc số 1: Nét ngang trước nét sổ sau:

Đây là quy tắc bút thuận khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập [十] có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc十.

Quy tắc số 2: Nét phẩy trước, nét mác sau:

Các nét xiên trái [丿] được viết trước các nét xiên phải [乀] viết sau

Quy tắc số 3: Nét bên trước, bên dưới sau:

Theo quy tắc chung của các chữ tượng hình, thì viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.

Quy tắc số 4: Trái trước phải sau:

Phần bên trái [木] được viết trước phần bên phải [交]. Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới.

Quy tắc số 5: Bên ngoài trước, trong sau:

Quy tắc số 6: Vào trước đóng sau:

Quy tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau, nét dọc nằm bên trái [|] được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải [┐] [hai đường này được viết thành 1 nét]: chữ 日 và chữ 口.

Quy tắc số 7: Giữa trước hai bên sau

Quy tắc này chỉ áp dụng khi viết chữ Hán ở các chữ đối xứng nhau theo chiều dọc, giữa viết trước, trái, phải viết sau [đối xứng khác với các nét giống nhau, các nét giống nhau thì theo quy tắc tập viết chữ hán số 4].

Quy tắc số 8: Viết bao quanh ở đáy sau cùng

Phần dưới cùng đáy chữ được viết sau cùng, ví dụ các chữ道, 建, 凶 có bộ 辶 và bộ廴viết sau cùng.

Khi bạn tập viết chữ hán thành thạo 8 quy tắc vàng này thì dù bạn có gặp bất kỳ chữ hán nào dù khó đến đâu đi chăng nữa bạn cũng luyện viết được một cách dễ dàng. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục Hán Ngữ

Download tải miễn phí sách tập viết chữ hán pdf

Quyển sách này có bán tại các hiệu sách, nếu các bạn có điều kiện kinh tế tôi khuyên các bạn nên mua về để luyện viết, còn những bạn không có điều kiện kinh tế có thể tải về theo hướng dẫn sau:

Tải miễn phí sách tập viết chữ hán pdf tại đây: //drive.google.com/drive/folders/1fWCVPO1qCMmuD-SCbuaavHF3u-5RNtJu?usp=sharing

Tham khảo thêm: //hanka.edu.vn/lo-trinh-hoc-tieng-trung-cho-nguoi-moi-bat-dau/

  • Bài 1: Bảng chữ cái tiếng Trung
  • Bài 2: Nguyên âm [vận mẫu]
  • Bài 3: Phụ âm [thanh mẫu]

Đến bài học này các bạn đã cùng chúng tôi trải qua 05 buổi học tiếng trung nhập môn Hán ngữ cơ bản cho người mới bắt đầu rồi, để học tốt phần học này, các bạn chỉ cần chăm chỉ luyện tập theo là được. Bạn thấy không tiếng trung không hề khó như các bạn nghĩ đâu, dễ học dễ nhớ lắm, hãy thử sức mình đi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề