Germ cell là gì

Ý nghĩa của từ germ-cell là gì:

germ-cell nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ germ-cell Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa germ-cell mình


0

  0


Nguyên bào; tế bào mầm.



>

Tế bào gốc và các ứng dụng trong y khoa

Tế bào gốc = stem cell = tế bào có khả năng phân chia không ngừng[immortal] và biệt hóa thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể có nguồn gốc từ lớp ngoại bì, trung bì, nội bì [pluripotent].

BS Huỳnh Thị Kim Chi
BV Phụ Sản Nhi Bình Dương


I. Khái niệm:

Tế bào gốc = stem cell = tế bào có khả năng phân chia không ngừng[immortal] và biệt hóa thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể có nguồn gốc từ lớp ngoại bì, trung bì, nội bì [pluripotent]. Tb gốc không biệt hóa cho đến khi nó nhận tín hiệu thích hợp để phát triển thành 1 loại tế bào chuyên biệt.
Có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong y khoa
Liên quan đến luật pháp và y đức

II. Lịch sử phát triển:
  • Evan và Kaufman, 1981 phát hiện ra tb gốc
  • Bongso 1994: thành công trong việc phân lập tb gốc từ phôi người
  • Thompson 1998: nuôi cấy thành công tb gốc trong môi trường nhân tạo
  • Gearhart 1998 : thành công trong việc phân lập tb gốc từ những tb gốc sinh dục
  • Josefson 1999: lấy tb gốc từ các mô trong cơ thể
  • Ngày nay: thành công trong phân lập và nuôi cấy tb gốc ở 3 loại động vật là chuột, khỉ, người
  • Reubinoff 2001: thành công trữ đông tb gốc
  • Những TT đang nghiên cứu tb gốc ở Mỹ, Úc, Israel, Singapore

III. Phân loại tb gốc:
  • Tb gốc từ phôi người [ embryonic stem cells = ES cells ]
  • Tb gốc từ các tế bào mầm sinh dục [ embryonic germ cells = EG cells ]
  • Tb gốc từ một số mô trong cơ thể [ adult stem cells = AS cells ]
  • ES và EG cells đang được nghiên cứu nhiều hơn AS cells

ES cells: thu từ phôi người ngày 5-6 sau thụ tinh = giai đoạn phôi nang [ blastocyst], từ lớp inner cell mass [ ICM ], có thể phân chia hàng trăm lần, biệt hóa thành tất cả những dòng tế bào trong cơ thể như tim, thần kinh, xương khớp, thận, da….

EG cells: được lấy từ gờ sinh dục [ gonadal ridge ] ở thai 7-9 tuần. Trong quá trình phát triển, gờ sinh dục sẽ biệt hóa thành buồng trứng hay tinh hoàn, còn những tế bào gốc sinh dục sẽ thành trứng hay tinh trùng . EG cells có khả năng phân chia 70-80 lần
AS cells: là những tb không biệt hóa, được tìm thấy trong mô đã biệt hóa của cơ thể người. AS đã được biết cách đây vài chục năm, như tế bào máu. AS cells có khả năng phân chia và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt của loại mô gốc ban đầu. Nguồn gốc của AS cells chưa được biết rõ, thấy ở tủy xương, máu ngoại vi, não, giác mạc…, một số có thể biệt hóa thành mô khác với mô ban đầu của nó, như tb từ mô mỡ, cơ, thần kinh…

IV. Ứng dụng trong y khoa
  • Ghép tạng : cung cấp các bộ phận thay thế cho các cơ quan bị tổn thương
  • Điều trị bệnh Parkinson, chấn thương cột sống, tiểu đường hay suy tim..
  • Nghiên cứu khoa học các giai đoạn sớm trong quá trình phát triển phôi người để giải thích được nguyên nhân gây ra dị dạng thai nhi, bất thường nhau thai, bất thường gây sẩy thai… nhờ tìm hiểu các yếu tố về di truyền phân tử có thể dẫn đến các bất thường nầy
  • Thử nghiệm thuốc mới: sau khi biệt hóa tb gốc thành tb chuyên biệt, người ta nc tác động của thuốc trên những tb nầy
  • Công nghệ di truyền: hiện nay đã thành công thay thế hay đưa thêm một số gen vào tb gốc chuột. Nếu làm được ở người sẽ có 1 điều trị mới, triệt để những bất thường về gen

V. Khó khăn hiện tại:
  • Trở ngại kỹ thuật và y đức
  • Một số yếu tố tăng trưởng
  • Tìm tác nhân đặc hiệu quyết định quá trình biệt hóa
  • Yếu tố miễn dịch : thải ghép. Cần thành lập ngân hàng tb gốc, mỗi cá nhân có 1 dòng tb gốc cho riêng mình

Phản đối từ phía tôn giáo, phong trào phụ nữ. Viện Sức Khỏe Quốc Gia Mỹ đưa ra tiêu chuẩn NC phát triển tb gốc chỉ được thực hiện ở phôi còn dư của cặp vơ chồng điều trị vô sinh. NC tb gốc chỉ được dùng điều trị [ therapeutic clonning] chứ không được tạo ra 1 cá thể hoàn chỉnh [ reproductive clonning ]

Tags thông tin khoa học thong tin khoa hoc Tế bào gốc và các ứng dụng trong y khoa te bao goc va cac ung dung trong y khoa

Bài viết khác

  • Bệnh tuyến giáp và thai
  • Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung
  • Hội thảo PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG ngày 21/8/2010 tại BVPSN BÌNH DƯƠNG
  • Hội thảo PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG ngày 21/8/2010 tại BVPSN BÌNH DƯƠNG
  • Tổng quan về ung thư phụ khoa
  • Tóm tắt lịch khám thai nhi cần thiết cho một thai kỳ
  • Sàng lọc khiếm thính sơ sinh tại bệnh viện phụ sản nhi
  • Ý nghĩa của siêu âm đối với người có thai 3 tháng đầu và người nghi ngờ có thai
  • Cập nhật chuẩn đoán và điều trị bệnh lý sàn chậu nữ - BS NGUYỄN BÁ MỸ NHI

Em đang làm một seminar về nuôi cấy tế bào mầm , nhưng không biết tế bào gốc và tế bào mầm khác nhau cụ thể ?ở điểm nào ? Em cũng đọc được trên một tài liệu : họ đồng nhất embryonic germ cell và embryonic stem cell làm một , em thấy không hợp lý lắm vì nghĩ embryonic stem cell là tế bào gốc của phôi đã phân hóa , còn embryonic germ cell là tế bào mầm của phôi chưa biệt hóa. Vậy , vấn đề này là sao ? Xin thầy cô, anh chị nào biết chỉ giúp em . Ngoài ra , cho em hỏi có thầy cô , anh chị nào biết tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm ở đâu , cho em xin địa chỉ được không ? Vì em lên mạng search rồi nhưng không tìm thấy .

Em xin cảm ơn ạ .

Theo mình hiểu thì tế bào gốc là tế bào được sinh ra trong những lần nguyên phân đầu tiên, có thể phân hóa thành bất kì loại tế bào nào; còn tế bào mầm là loại tế bào đã phân hóa nhưng ở giai đoạn sơ khai, có thể nói nó phân hóa về chức năng nhưng chưa biệt hóa nên vẫn có khả năng phân chia. Tế bào gốc thì chỉ có thể lấy ở phôi. Còn tế bào mầm, thì ví dụ như lấy ở da thì chỉ có thể nuôi cấy thành tế bào da ,... Còn về tư liệu thì mình thấy có cái trang này cũng hay, dễ hiểu:

//vietsciences.free.fr/giaokhoa/biology/cellularbiology/tebaomamlagi.htm ? ? ?

Cảm ơn bạn Long nhiều về commment cho Hồng . Nhưng so với tài liệu bạn gửi và những gì Hồng được biết thì giải thích của bạn hơi bị ngược đấy . Theo Hồng hiểu , tế bào mầm là tế bào sơ khai , lấy từ phôi hoặc có thể từ những nguồn khác nhau , có thể phân hóa thành nhiều cơ quan . Còn tế bào gốc , theo như một số tài liệu , là tế bào đã phân hóa , nhưng ở giai đoạn đầu . Tuy nhiên , nhiều thầy cô cũng như sách báo , nói rằng tế bào gốc là tế bào mầm . Vậy , công dụng cụ thể , cũng như định nghĩa chính xác của 2 loại này khác nhau ra sao ? Và nói như thế , phải chăng đánh đồng tế bào mầm [germ cell] và tế bào gốc [stem cell] làm một ? Rất mong nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy cô, anh chị .

Em xin cảm ơn ạ

Đây là hai khái niệm khác nhau. Về germ cell [tế bào dòng sinh dục - germline], bạn có thể tham khảo trong link dưới đây [thông cảm, vì không có nhiều thời gian nên mình cũng không viết bài trả lời dài cho bạn được]: Wikipedia

Hic, đọc theo cái link của anh thì chết em, chắc là anh mới xem qua nên không để ý, bạn ý hỏi về embryonic germ cell cơ, không phải germ cell.
@Hồng: có lẽ đây là do cách gọi [cách dịch] khác nhau thôi. Nếu là seminar thì bạn có thể trình bày ý kiến này cho mọi người cùng thảo luận cũng hay ^^

embryonic germ cell và embryonic stem cell là hai khái niệm khác nhau. Embryonic stem cell chủ yếu nó đến cái inner cell mass của phôi nang, là những tế bào có tính toàn năng [gốc]. Tất nhiên những embryonic stem cells khác có tinh đa năng cũng được quan tâm nhưng không nhiều như cái trên. Embryonic germ cell nói đến các tế bào sinh dục nguyên thủy [mầm]. Tại sao người ta quan tâm đến cái germ cell này tôi không rõ, nhưng có lẽ việc nó có khả năng tạo ra giao tử để từ đó tạo ra hợp tử là một lý do người ta để ý tới nó. Có thể ngoa ngôn nói mối quan hệ giữa gốc và mầm cũng lằng nhằng như kiểu con gà và quả trứng gà vậy.

[kiến thức của tôi chỉ biết sơ sơ chừng đó, bạn muốn biết thêm hãy hỏi chuyên gia].

Cảm ơn giúp đỡ của mọi người rất nhiều . Như vậy , embryonic germ cell có được thu nhận từ giai đoạn blastocyst của hợp tử không ạ ? Điều này hơi bất hợp lý phải ko ? Vì ở giai đoạn này, hợp tử chưa phân hóa mà . Nếu thế thì các tế bào sinh dục nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn nào ạ? Ngoài ra , embryonic stem cell và embryonic germ cell có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào không ạ? @Nguyễn Ngọc Lương : anh có thể chỉ giúp em kiếm tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm ở đâu ạ ? Cách nuôi cấy embryonic germ cell và embryonic stem cell có gì khác nhau không anh?

Em xin cảm ơn anh Lương và mọi người .

Hình sau có thể cho em biết sơ một chút về tế bào gốc và tế bào mầm.

Chú thích: Fetal stem cell = tế bào gốc thai [từ phôi bỏ], Umbilical cord blood = tế bào gốc máu cuống rốn, Wharton's Jelly = Tế bào gốc thành cuống rốn, Hemopoietic = tế bào gốc tạo máu; Mesenchymal = tế bào trung mô; [Nói chung mọi mô và cơ quan đều có các tế bào gốc đơn năng]

? ? ? ? ? ? ? ? Nếu em cần kiến thức cơ bản và có thể đọc tiếng Anh tốt, cuốn Stem Cell from bench to besides là một cuốn nhập môn khá tốt.

Nếu em tự học nuôi stem cell e là hơi sớm. Em có thể qua Đại học tự nhiên xem các bạn nuôi và biệt hóa một số tế bào gốc đa năng để học hỏi thêm rồi về tự tìm tòi và nuôi sau. Sách thì không thiếu, nhưng để nuôi được stem cell không dễ, nhất là tạo dòng nó vì theo như lời anh Phan Toàn Thắng "tế bào gốc như một đứa con nít chưa định tính cách, nó có thể trở thành đứa bé ngoan [tế bào gốc] hoặc đứa bé hư [ung thư]".

Em cảm ơn chỉ dẫn quý giá của anh Lương rất nhiều . Vậy ra lúc đầu em hiểu lệch lạc quá , giờ thì đã có khái niệm rõ ràng hơn về các loại tế bào này rồi ^_^ Ah , nhưng em còn thắc mắc nhỏ nữa là không biết khả năng biệt hóa của embryonic stem cell và embryonic germ cell có giống nhau không? [Tức là có thể biệt hóa thành tất cả các loại tế bào, kể cả tế bào phôi không ? Hay embryonic germ cell chỉ có khả năng phát triển thành trứng hoặc tinh trùng? Và ngược lại ,embryonic stem cell cũng không thể biệt hóa thành hai loại tế bào đó ?] Như thế , 2 khái niệm : human stem cell và human germ cell có giống nhau không ạ? Còn việc này :

Nếu em tự học nuôi stem cell e là hơi sớm

Anh Lương ơi, kiến thức của em còn nhiều hạn chế lắm nên chưa dám "mơ" đến chuyện này đâu ạ ^_^ . Với lại, em cũng biết lĩnh vực này phức tạp mà. Hiện trong giới khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi , các khái niệm cũng như tài liệu nghiên cứu cũng chưa thống nhất nhau . Chỉ là, ở lớp , em làm Seminar về đề tài "Nuôi cấy ?tế bào mầm", mà em gặp khó khăn về phân biệt tế bào gốc và tế bào mầm , cũng như không biết kiếm tài liệu hướng dẫn về cách nuôi cấy ở đâu , nên mạo muội mở chủ đề hỏi các anh chị . Còn về cuốn "Stem Cell from bench to besides " , em có lên mạng search rồi nhưng không tìm thấy . Nếu anh Lương có , có thể gửi qua cho em xin được không ạ . Ở trường em cũng được làm quen với tài liệu tiếng Anh nhiều rồi nên em sẽ cố gắng.

Địa chỉ mail của em :

Xin cảm ơn anh Lương và mọi người rất nhiều vì đã bỏ thời gian quý giá ra giúp đỡ em .

Chúc mọi người trong Sinhhocvietnam ngày vui ^_^

Human embryonic germ cells [hEGCs] which are also stem cells, originate from the primordial germ cells of the gonadal ridge of 5- to 9-week old fetuses. hEGCs have been successfully isolated and characterized.7 These stem cells are pluripotent and are able to produce cells of all three germ layers. [trích từ Stem cell from bench to besides, trang 5] Đấy là câu trả lời cho bạn về tế bào mầm. Có thể thấy tại sao người ta quan tâm đến nó: ở 9 tuần tuổi hầu hết các tế bào chỉ còn đa năng [multipotent], vậy mà tế bào mầm vẫn vạn năng [pluripotent]. Đối với nuôi tế bào gốc tôi chưa làm nên không rõ lắm. Nói chung tế bào gốc và những tế bào khó nuôi thường được nuôi trên lớp feeder [lớp tế bào đơn đã bị giết chết bằng tia gamma]. Nói chung những vấn đề này bạn có thể tìm bài báo và tìm sách để tham khảo.

Đây là cuốn Stem cell from bench to besides: //www.megaupload.com/?d=NSKJZK9G


Trong khuôn khổ seminar bạn xài cuốn này cũng đã đủ.

Về vấn đề này có lẽ bạn qua box sinh học phát triển, topic "Một số thắc mắc về tế bào gốc", ở đó có chuyên gia giải thích rùi đó ? ?

@Nguyễn Ngọc Lương : cảm ơn anh Lương, giờ thì em rõ hơn về Human germ cell rồi ^_^ Vậy thì embryonic stem cell [ thuộc nhánh Human stem cell]cũng là tế bào vạn năng luôn hở anh ? Ah, cảm ơn cái link anh Lương gửi , cơ mà em down không được , trang web hiện ra yêu cầu install Toolbars , chứ em không thấy gì về cuốn sách anh giới thiệu . Có lẽ khả năng tin học cũng còn hạn chế , nhưng mà em không biết sao nữa >"< Nếu không phiền , anh Lương có thể gửi lại cho em được không ? Xin lỗi vì đã làm mất thời gian của anh . Em cảm ơn anh Lương rất nhiều . @Nguyễn Thế Long : chẳng là, trước khi mở chủ đề này , mình đã có tìm trên SHVN , từ khóa là "tế bào mầm" , nhưng search không thấy, mình tưởng chưa ai hỏi nên ... Giờ thì mình biết rồi, cũng vừa qua đó xem , thấy xôm tụ quá trời, mình cũng thích đề tài này nên có thể sẽ tham gia cho vui .

Cảm ơn bạn đã giúp mình .

Ở cái trang đấy nó có bảo: quota download dành cho Việt Nam hết rồi, nhưng nếu cài toolbar thì sẽ không bị giới hạn đó nữa. Bạn thử cài xem. Bạn nên đọc thêm về tế bào gốc, có lẽ bạn cũng chưa nắm rõ khái niệm lắm. Tế bào gốc phôi [embryonic stem cell] là tế bào toàn năng = một tế bào có thể thành một cơ thể Sau toàn năng thì đến vạn năng, đa năng, đơn năng. Nói chung các thuật ngữ này ở VN vẫn chưa thống nhất. Vạn năng = có thể biệt hóa thành một trong ba lớp phôi [hoặc cả ba?...] Đa năng = biệt hóa thành vài loại tế bào [ví dụ tế bào gốc máu biệt hóa thành các loại bạch cầu, tế bào trình diện kháng nguyên...v.v]

Đơn năng = chỉ biệt hóa thành 1 loại tế bào [tế bào da, tế bào niêm mạc ruột...và nhiều mô khác nữa].

Anh Lương ơi, em xin lỗi lại làm phiền anh nữa +_+ Chuyện là , sau khi install Toolbar và đăng ký Free membership , đánh mã rồi chờ download thì trang web hiện lên thế này : "Download limit exceeded". Hình như chỉ đăng ký premium membership mới được down thôi ,vì khối lượng của bài vượt giới hạn cho phép . Dù sao, em cảm ơn rất nhiều về sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Lương. Ah, đúng là em cũng chưa nắm rõ lắm về sự biệt hóa của các loại tế bào : embryonic stem cell và embryonic germ cell . Vạn năng hay đa năng cũng khó phân biệt lăm phải không anh Lương ? Chẳng là, em có qua topic "Một số thắc mắc về tế bào gốc" , đọc link mà bạn Thạch Thành Trung đưa :

//www.biocrawler.com/encyclopedia/Totipotency

Trong đó có đoạn sau : "There are three types of stem cells: - A single totipotent stem cell can grow into an entire organism and even produce extra-embryonic tissues. Blastomeres have this property. - Pluripotent stem cells cannot grow into a whole organism, but they are able to differentiate into cells derived from any of the three germ layers. - Multipotent [also called unipotent] stem cells can only become some types of cells: e.g. blood cells, or bone cells". "Embryonic stem cell : Stem cells which derived from the inner mass cells of a blastocyst [an early embryo] have pluripotent properties"-> Cũng là pluripotent như embryonic germ cell nên không thể biệt hóa thành tế bào phôi. Còn theo như hướng dẫn của anh Lương thì embryonic stem cell thuộc lớp tế bào toàn ?năng [topipotent cell] nên có thể biệt hóa thành phôi. Em cũng không biết sao nữa +_+ Nhưng mà ,so với lúc trước , em đã hiểu thêm được ?nhiều điều quý giá , nhờ sự giúp đỡ của anh Lương và mọi người . Em xin cảm ơn rất nhiều .

Chúc mọi người trên SHVN ngày vui .

Theo mình thì tế embryonic sterm cell [tế bào gốc phôi] bao gồm cả blastomeres [hợp tử] và 1 số tế bào được phân chia từ hợp tử từ 2,3 lần nguyên phân đầu tiên. Bạn có nhớ đột biến tiền phôi không, đột biến này xảy ra ở 1-3 lần nguyên phân đầu tiên [2-8 tế bào] và sau này có di truyền >> chứng tỏ nó có biệt hóa thành tế bào sinh dục. Mình nghĩ những tế bào này chính là embryonic sterm cell.

theo mình hiểu thì những tế bào gốc phôi ở những lần phân chia đầu tiên khi phôi đang ở giai đoạn phôi dâu [chưa hình thành các lá phôi] thì có tính toàn năng năng. còn các tế bào gốc phôi sau này kể cả tế bào mầm mới hình thành cũng không có đặc tính này nữa

Cảm ơn giúp đỡ của hai bạn . @Nguyễn Thị Bình : theo mình hiểu, thực chất phôi dâu là phôi ở giai đoạn 3-4 ngày sau khi thụ tinh , các phân bào của phôi có hình cầu ; còn blastocyst là khi phôi đã được 5-7 ngày [người ta còn gọi là túi phôi], ở giai đoạn này xuất hiện inner cell mass , là nơi chứa các embryonic stem cell .Còn embryonic germ cell xuất hiện lâu hơn sau đó , khi phôi đã được 6 tuần tuổi và hình thành nên các rãnh sinh dục . Còn về khả năng biệt hóa thì mình cũng nghĩ như bạn , tức embryonic stem cell có tính toàn năng , còn embryonic germ cell thì mình chưa rõ lắm , nhưng nói nôm na là có lẽ embryonic germ cell "già" hơn so với embryonic stem cell nên khả năng biệt hóa của nó cũng hạn chế hơn . @Nguyễn Thế Long : việc embryonic germ cell có thể biệt hóa thành tế bào sinh dục thì rõ rồi , vì nó là tế bào mầm của cơ quan sinh dục mà ,embryonic stem cell thì do có tính toàn năng ,nên mình nghĩ nó cũng có khả năng đó . Còn về đột biến tiền phôi , mình nghĩ rằng những đột biến xảy ra ở giai đoạn này có khả năng đi vào giao tử nên được di truyền , chứ embryonic stem cell có xuất hiện ở giai đoạn này hay không thì mình chưa rõ . Bởi vì đột biến tiền phôi xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên , mà khoảng 24-30 giờ sau khi thụ tinh thì hợp tử đã hoàn thành sự phân bào đầu tiên của nó rồi mà Long . Do đó , mình nghĩ giai đoạn blastocyst mà embryonic stem cell xuất hiện có lẽ sẽ trễ hơn so với giai đoạn tiền phôi [pre-embryonic] chứ Long . Đó là ý kiến của mình , có thể còn nhiều hạn chế , xin nhận được sự đóng góp giúp đỡ của các thầy cô , anh chị và các bạn .

Xin cảm ơn ạ.

Hì hì, mình cũng chỉ biết tương đối thôi. Mình nghĩ, Stem cell là 1 khái niệm để chỉ các tế bào có tính toàn năng, cho nên tất cả các tế bào được hình thành từ lúc thụ tinh đến khi túi phôi hình thành đều được gọi là stem cell. ?Mình đọc 1 số tài liệu, người ta gọi cả hợp tử là stem cell, nó nói thế này "when a sperm cell fertilizes an egg, the process creates a stem cell."
Còn thông tin về số ngày hình thành phôi đầu, blastocyst, cảm ơn bạn đã cho mình biết thêm 1 số kiến thức :d

Mình xin đính chính một chút như thế này: Toàn năng [Totipotent] nghĩa là khả năng từ một tế bào có thể cho ra cả một cơ thể hoàn chỉnh - tính toàn năng chỉ có ở những tế bào muộn nhất là giai đoạn phôi dâu [thậm chí có loài chỉ đến 4 tế bào là đã mất tính toàn năng rồi].

?Đa tiềm năng [Pluripotent] là khả năng các tế bào có thể biệt hóa cho ra tất cả các loại mô trong cơ thể [chứ không phải là cả một cơ thể hoàn chỉnh]. Các tế bào ESCs [Embryonic Stem Cells] và PGCs [Primodial Germ Cell hay Embryonic Germ Cell - xuất hiện sau ESCs và được biệt hóa từ ESCs] đều đã mất tính toàn năng .Chú ý là ngay từ giai đoạn túi phôi [Blastocyst] thì các tế bào đã biệt hóa thành hai loại tế bào khác nhau là tế bào nút phôi [Inner Cell Mass - ICM] và các tế bào thuộc lớp dưỡng bào [Trophoblast], vì vậy các ESCs lấy từ nút phôi không còn khả năng cho ra một cơ thể hoàn chỉnh nữa.

?Germ Cell là khái niệm để chỉ các tế bào thuộc dòng sinh dục [Germline] - mình cũng không giỏi mô tả bằng lời, mọi người cứ xem mấy hình này sẽ rõ:

?Cả ESCs và PGCs đều là các tế bào bất tử [Immortal] - nghĩa là về mặt lý thuyết, chúng có thể tự nhân lên vô hạn. Chúng ta đều biết sau mỗi lần tế bào tự nhân đôi, các nhiễm sắc thể lại ngắn đi một chút do xảy ra sự cố đầu mút, cộng thêm nhiều cơ chế khác đã dẫn đến kết quả là, theo tính toán, mỗi tế bào chỉ có thể tự nhân đôi tối đa là 50 lần và chết. Còn các tế bào ESC, PGC [và cả các tế bào ung thư] bằng cách nào đó đã vượt qua được giới hạn này và trở nên bất tử. Trong cơ thể, bộ gen của loài được bảo toàn trong các tế bào gốc [duy trì qua các thế hệ tế bào], còn các tế bào dòng sinh có vai trò bảo toàn bộ gen từ thế hệ này qua thế hệ khác.

?Người ta quan tâm đến ESC và PGC thứ nhất là vì khả năng bất tử của chúng - vì như vậy có thể duy trì liên tục các dòng tế bào này trong nuôi cấy qua nhiều thế hệ để tiến hành nghiên cứu. Thứ hai là vì chúng có thể biệt hóa cho ra các tế bào sinh dục [ESCs có thể biệt hóa thành mọi loại tế bào, bao gồm cả tế bào sinh dục] nên có tiềm năng ứng dụng thực tiễn rất to lớn trong các nghiên cứu tạo động vật chuyển gen và trị liệu sử dụng tế bào gốc. Về các đặc điểm hình thái và sinh hóa, ESCs và PGCs có nhiều điểm tương tự nhau, người ta phân biệt chúng nhờ giai đoạn phát triển phôi và một số marker kháng nguyên ?bề mặt [SSEA, TRA...]

?Thành cũng chỉ dám nói đến đây thôi [nói nhiều nữa mà tòi ra chỗ sai thì về sếp quạt chết ? ] Bạn nào ở ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội mà muốn tìm hiểu thêm về tế bào gốc nói chung và tế bào gốc phôi nói riêng thì có thể tìm gặp nhóm nghiên cứu của thầy Nguyễn Mộng Hùng và thạc sỹ Bùi Việt Anh để hỏi thêm, mọi người ở đó chắc sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bạn

May quá, có chuyên gia trả lời, không thì bọn em cũng lơ mơ ? ? Vậy kết luận cuối cùng là: 1.Chỉ có các Stem cell là các tế bào ở giai đoạn tiền phôi [2-8 tế bào/ 3 lần nguyên phân] là có tính toàn năng . Giai đoạn phôi đầu này kéo dài 3-4 ngày [nếu lấy thời gian cho 1 lần nguyên phân là 24-30h mà bạn Hồng cung cấp x3=72-90h xấp xỉ 3-4 ngày] >> như vậy các thông số khá khớp nhau. 2.Embryonic stem cell [ESCs] không hoàn toàn giống như Stem cell. Embryonic stem cell là các tế bào trong túi phôi [blastocyst], mặc dù chưa phân hóa nhưng đã mất tính toàn năng. 3.Embryonic germ cell [EGCs] là các tế bào thuộc dòng sinh dục [tức là các tế bào ESCs phân hóa theo hướng thực hiện chức năng sinh sản sẽ trở thành EGCs]. @Anh Thành: Sao em thấy sinh viên trường mình ít người tham gia diễn đàn này vậy hả anh, anh có cách nào khuyến khích mọi người tham gia không ạ?

Còn về vấn đề tế bào gốc, em cảm ơn anh đã giới thiệu, em cũng rất quan tâm nhưng cảm thấy chưa thực sự cần thiết lắm do chưa học chuyên sâu.

Page 2

Ah, vậy em phát hiện ra là mình còn mất kiến thức căn bản chỗ topipotent và pluripotent , giờ thì em đã hiểu . Thanks anh Thành nhìu nhìu ^_^ Hướng dẫn của anh cũng rất rõ ràng , dễ hình dung .Thanks again ! Mình cũng cảm ơn ?Long rất nhiều về kết luận cuối cùng bạn rút ra . Ok, như vậy khái niệm về ESCs và PGCs đến đây xem như thống nhất rõ ràng rùi , mọi người đều hỉu ^_^ Giờ em chỉ còn một cửa ải nữa là kiếm tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm thui . Anh chị nào có cho em xin với nha, em cám ơn nhiều ạ ?:? Ah, Long nè, giai đoạn "phôi dâu" chứ không phải "phôi đầu" đâu nghen ?:wink:

Cảm ơn mọi người lần nữa . Chúc ngày vui .

Mình thêm góp ý một chút về chủ đề này. Kiến thức có phần hạn hẹp nên không dám góp ý nhiều. Người ta phân biệt tế bào gốc [stem cell] dựa vào 3 tiêu chí: nơi thu nhận, tiềm năng biệt hoá, và kiểu tế bào mà nó biệt hoá. Tế bào gốc và tế bào mầm giống nhau ở tiềm năng biệt hoá, tức là chúng đều là đa năng hay đa tiềm năng [pluripotent], tức là có thể biệt hóa in vitro thành nhiều loại tế bào. Còn các tế bào gốc vạn năng chỉ tính từ hợp tử vừa thụ tinh cho đến giai đoạn 8 tế bào [điều này chỉ đúng ở động vật hữu nhũ]. Tế bào gốc phôi và tế bào mầm thì khác nhau ở nơi thu nhận và kiểu tế bào biệt hoá. Thứ nhất, về nơi thu nhận, tế bào gốc phôi được thu nhận ở phôi từ giai đoạn blastocyst trở về trước còn tế bào mầm [germ cell] được thu nhận ở vùng posterior region hay từ rãnh sinh dục [genital ridge].Ở chuột, rãnh sinh dục chỉ xuất hiện ở phôi từ ngày 13,5 dpc đến 14,5 dpc. Thứ hai, về kiểu tế bào biệt hóa thì tế bào gốc phôi sẽ biệt hóa thành 3 lớp phôi [germ layers] và biệt hóa thành hơn 200 loại tế bào của cơ thể trừ các tế bào nhau thai và cuống rốn. Còn tế bào mầm phôi thì sẽ biệt hóa thành các tế bào sinh dục. Ngoài ra, tế bào gốc phôi và tế bào mầm phôi còn khác nhau ở sự in dấu di truyền [genomic imprinting] hay sự methyl hóa các gene [gene methylation]. Sự biểu hiện các gene được in dấu phụ thuộc vào cha mẹ nghĩa là sự methyl hóa khác nhau mang tính di truyền của các allele có nguồn gốc cha hoặc mẹ. Ở tế bào mầm, các dấu in di truyền bị xóa đi và thiết lập lại ở mỗi thế hệ. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tế bào gốc và tế bào mầm. Ngoài ra, các tế bào gốc và tế bào mầm còn khác biệt ở một số marker như TG-1... @ Mr Dinh Duy Thanh: tính bất tử [immortality] của tế bào gốc, tế bào mầm và tế bào ung thư có được chính là do enzyme telomerase. Các đầu cuối nhiễm sắc thể [telomere] sau mỗi lần tế bào phân chia thì bị ngắn đi. Khi telomere mất thì tế bào không phân chia được nữa. Nhưng nhờ có telomerase, các telomere luôn được kéo dài thêm, do đó, chúng có thể phân chia vô hạn. Điểm khác biệt giữa tính bất tử của tế bào gốc và tế bào ung thư là tế bào gốc phân chia một cách có hệ thống, tức là phụ thuộc vào tín hiệu nội bào, còn tế bào ung thư thì phân chia một cách vô tổ chức. @ Trần Ánh Hồng: nếu bạn này muốn tìm tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm thì bạn có thể tham khảo ở cuốn Stem Cell: Scientific Progress and Future Directions của tác giả Terese Wislow của National Institutes of Health hay cuốn Stem Cell Handbook của Steward Sell. Mình có thể tóm tắt quá trình nuôi cấy tế bào mầm như sau[trên chuột]: 1. Tạo lớp feeder MEF [Mouse Embryonic Fibroblast] từ mô lưng của thai chuột 13 - 14 dpc. 2. Thu nhận tế bào mầm từ rãnh sinh dục chuột 13,5 - 14,5 dpc. 3. Nuôi các tế bào này trên lớp feeder.

4. Chứng minh các tế bào này là tế bào mầm.

Mình cảm ơn rất nhiều về góp ý tận tình của bạn Tuệ. Nhưng có đôi điều muốn hỏi thêm bạn một chút : 1.Theo mình biết , tế bào gốc tính từ hợp tử vừa thụ tinh đến giai đoạn 8 tế bào [ở động vật hữu nhũ] là có tính toàn năng chứ Tuệ [topipotent] , ở trang web sau cũng có định nghĩa về topipotent , pluripotent và multipotent :

//www.biocrawler.com/encyclopedia/Totipotency

2. Vì embryonic stem cell [ESC] có tính pluripotent và có thể biệt hóa thành hơn 200 loại tế bào khác nhau , trừ tế bào nhau thai và cuống rốn, nên suy ra , ESC không thể biệt hóa thành phôi được ? 3.Tuệ cho mình hỏi là mình có thể tìm những tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm mà bạn giới thiệu ở đâu được, vì mình cũng có lấy từ khóa là tên cuốn sách để search nhưng không thấy ? Ah, ngoài ra, cũng xin cảm ơn Tuệ nhiều về những kiến thức mới mà bạn cung cấp . Mình sẽ ghi nhớ và học hỏi thêm .

Thanks again ^_^

À, vạn năng và toàn năng là đồng nghĩa đó bạn Hồng ạh, cùng là totipotent cả. ESC không thể biệt hóa thành phôi hoàn chình được. Nó chỉ biệt hóa được thành 3 lớp phôi thôi. Phải có thêm TSC [Trophoblast Stem Cell] thì nó mới phát triển thành phôi hoàn chỉnh được.

Bạn này cho mình email đi, mình sẽ send sách và tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm cho bạn. Ở trường DHKHTN đã có luận văn cử nhân làm về nuôi cấy tế bào mầm.

Hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì toàn năng cũng đồng nghĩa với ?vạn năng . Nhưng theo định nghĩa tiếng Anh thì topipotent khác với pluripotent chứ Tuệ . Vậy thôi thống nhất dùng tiếng Anh cho sát nghĩa nha . Ah, mình chưa từng biết Trophoblast Stem Cell , cảm ơn nhiều về kiến thức mới mà bạn đã cung cấp . Địa chỉ mail của mình :


Hoặc : [Gửi qua gmail có vẻ nhanh hơn] Hay Tuệ upload lên chương trình nào đó đi , yousendit , megaupload đều được, rồi cho mình xin cái link . Nhưng mà làm vậy thì tốn thời gian+money của bạn này lắm >" sẽ cố gắng vượt qua, còn vấn đề lớn thì chắc cũng cần thời gian mới hiểu hết được, không nên tham quá ? .
@Hong: cảm ơn bạn, bấy nhiêu tài liệu cũng có phần quá sức với mình rồi ? . Thêm nữa là mình ... bội thực đó, hì

Em cũng đọc được trên một tài liệu : họ đồng nhất embryonic germ cell và embryonic stem cell làm một

ESCs và EGCs là hai khái niệm để chỉ hai loại tế bào khác nhau. Hiểu nôm na thì ESCs là tổ tiên của tất cả các tế bào trong cơ thể còn EGCs là cha ông của tinh trùng và trứng. Như vậy cũng có nghĩa EGCs bắt nguồn từ ESCs. Mình đã đọc một bài về nuôi cấy EGCs của dê Guanzhong. Bạn có thể xem trích dẫn dưới đây: "2.2. Isolation and culture of goat embryonic germ cells To isolate Primordial Germ Cells, nine fetuses were collected fromseven white Guanzhong dairy goat fetuses at 28–42 days of pregnancy . The gonadal ridge tissue was removed, washed three times with PBS plus 0.02% ethylenediaminetetraacetic acid [EDTA], dissected manually, and incubated for 30 min at 38.5 8C in a cell dissociation solution containing 0.25% collagenase IV. The cell suspension was filtered through sterile gauze [100 mesh, 149 micrometer ] and washed in PBS once, then pelleted by centrifugation at 1000 xg for 5 min. The suspension of cell mixture of gonadal tissue was co-cultured with goat embryonic fibroblasts [GEF] that had been inactivated with mitomycin C treatment on gelatincoated culture dishes. After 10–12 days of growth, EG-like cell colonies with 100–200 cells were formed and then subcultured by picking up individual colonies and seeding on 35 mm culture dish; this subculture was considered the first passage of EG cells. Although goat EG cells can grow well with both GEF and mouse embryonic fibroblast [MEF], we routinely used MEF as the feeder cells to culture goat EG cells, since it was easier to use. For the immunohistochemistry assay, MEF and EG cells were cultured on cover slides that were laid on a culture plate. The culture medium was DMEM supplemented with 15% KSR, 1000 IU/mL LIF, 10 ng/ mL bFGF, 10 ng/mL SCF, 0.1 mM nonessential amino acids, 0.1 mM b-mercaptoethanol, 2 mM L-glutamine, 100 IU/mL penicillin, and 0.1 mg/mL streptomycin. The above three factors, LIF, bFGF and SCF, were always added in media as supplements, even when typical EG colonies were formed. The isolated EG cells were cryopreserved in liquid nitrogen by a method similar to that used for MEF cells. Briefly, 5 x 105 cells collected from cultural plates were pelleted in a 10 mL centrifuge tube, and resuspended in 1 mL of cryo-storage solution containing DMEM with 20% fetal bovine serum and 10% dimethyl sulfoxide. Cells were then transferred to a storage tube [2 mL] and stored in liquid nitrogen. To reuse the cryopreserved cells, a tube of cells was removed from liquid nitrogen and immediately transferred to a 37 oC water bath to incubate for 1–2 min. The thawed cells were subsequently cultured in the

60 mm plate with MEF feeder cells. "

em mới học 11 nên chưa hỉu gì hết!

Cho em hỏi với: tế bào gốc là tế bào toàn năng, tế bào mầm là tế bào đa năng phải ko anh chị???

Video liên quan

Chủ Đề