Giá cả các yếu tố đầu vào la gì

Mục lục bài viết

  • 1. Giá trị của hàng hóa là gì ?
  • 2. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì ?
  • 3. Giá trị giao đổi của hàng hóa là gì ?
  • 4. Giá cả của hàng hóa là gì ?
  • 5. Giá trị thị trường là gì ?
  • 6. Tìm hiểu về thuyết số lượng tiền tệ
  • 7. Tìm hiểu về quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh

Bốn khái niệm [giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả] đã có một quá trình lịch sử lâu dài trong kinh tế học và triết học, nghĩa của các khái niệm này cũng được phát triển mở rộng ra. Bất kỳ hàng hoá nào đều có giá trị và giá trị sử dụng. Nếu hàng hóa này được trao đổi ở thị trường thì nó được thêm vào giá trị trao đổi và thường được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá hay giá cả của hàng hóa đó.

>> Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoạigọi:1900.6162

1. Giá trị của hàng hóa là gì ?

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.

- Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hộicần thiết.

- Thời gian lao động xã hộicần thiết là thời gian lao động xã hộitrung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động xã hộicần thiết có thể thay đổi.

- Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:

+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.

+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.

+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.

2. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì ?

Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.

3. Giá trị giao đổi của hàng hóa là gì ?

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động [thời gian lao động và công sức lao động] được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.

4. Giá cả của hàng hóa là gì ?

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

- Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,

- Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

- Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

- Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.

- Giá trị của đồng tiền

- Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.

5. Giá trị thị trường là gì ?

"Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường".

6. Tìm hiểu về thuyết số lượng tiền tệ

Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được

- Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định

- Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:

+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,

+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.

Do vậy: mức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.

Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:

1] Phương trình cân đối tiền mặt : M= k*Y*P

2] Phương trình Fisher [khi V = 1/k]: M*V=Y*P

· M là lượng cung về tiền mặt;

· P là mức giá chung của nền kinh tế;

· Y là thu nhập [GDP] thực tế của toàn bộ nền kinh tế;

· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.

· t là thời gian.

· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt

Thế nghĩa là khi Y và k [V] cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.

7. Tìm hiểu về quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh

+ Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.

+ Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau.

+ Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.

[MKLAW FIRM: Biên tập, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn pháp luật qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác, Trân trọng cảm ơn!

Trong kinh tế học, nguồn cung là một khái niệm cơ bản mô tả tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có sẵn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng thể hiện nhu cầu đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó sau đó làm cạn kiệt nguồn cung sẵn có, điều này thường sẽ dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu.

Đường cung là đường biểu diễn về mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Đường cung sẽ di chuyển đi lên từ trái sang phải, điều này được giải thích trong Nguyên lý cung - cầu: Khi giá của một hàng hóa nhất định tăng, nguồn cung sẽ tăng [khi tất cả yếu tố khác đều không đổi]. Khi giá hàng hóa và dịch vụ giảm, nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ sau đó cũng sẽ giảm.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung

Nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định nguồn cung. Nhìn chung, việc cung cấp một sản phẩm phụ thuộc vào giá của nó và các biến khác như chi phí sản xuất.

Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và ngược lại. Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá. Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai, thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này. Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh.

Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Ví dụ, nếu giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều lúa mì hơn lúa gạo. Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường. Nhìn chung, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm.

Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau. Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên. Ví dụ, trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các nhà quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định.

Sự thay đổi trong nguồn cung cũng có thể là nhờ những tiến bộ trong công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và giúp cắt giảm chi phí sản xuất. Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những ví dụ điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung. Một chiếc máy tính bàn kích thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm đô với sự cải tiến về lưu trữ và bộ xử lý. Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây.

d. Chính sách của chính phủ

Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp sản phẩm. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao. Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm.

Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu quả để vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác. Giao thông vận tải luôn gắn liền với việc cung cấp sản phẩm, vì các sản phẩm sẽ không thể có sẵn đúng thời hạn khi điều kiện vận chuyển nghèo nàn.

Nếu không quản lý tốt đội xe chở hàng, doanh nghiệp không thể vận chuyển nguyên liệu kịp thời tới nhà máy trong tình trạng tốt. Thiếu sự quản lý về vận tải cũng sẽ ngăn công ty phân phối sản phẩm của mình cho người tiêu dùng khi nhu cầu bất ngờ tăng vọt. Điều này sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn gây hại cho khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường.

Với các tình huống như thế này, sẽ là rất tốt nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý vận chuyển và tối ưu hóa tuyến đường giao hàng. Bằng cách sử dụng thuật toán tối ưu hóa tuyến đường, Abivin vRoute cung cấp giải pháp quản lý vận chuyển tối ưu nhất giúp quá trình giao hàng tốt hơn và đảm bảo giao hàng đúng thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề