Kiểm soát viên thị trường là gì

Quản lý thị trường là một thuật ngữ quen thuộc, không ít những cá nhân, tổ chức đã từng bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt hành chính về hành vi vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường đã có những bứt phá nghiệp vụ khi đánh trung vào những đường dây, ổ nhóm lớn mà trước nay chưa từng làm được.

Điều này đã phần nào bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và giúp cho thị trường được ổn định và an toàn. Cũng đề cập tới vấn đề này, bài viết với chủ đề Quản lý thị trường là gì? Chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường? sẽ làm rõ hơn một số vấn đề về quản lý thị trường.

Quản lý thị trường là gì?

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ cấu tổ chức của quản lý thị trường?

Các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm:

a] Văn phòng Tổng cục;

b] Vụ Tổ chức cán bộ;

c] Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính;

d] Vụ Chính sách – Pháp chế;

đ] Vụ Thanh tra – Kiểm tra;

e] Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.

Văn phòng Tổng cục có 03 phòng và Trung tâm Thông tin truyền thông quản lý thị trường; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có 04 phòng.

Quản lý thị trường được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương tới địa phương:

– Ở Trung ương: Có Cục quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại, do Cục trưởng phụ trách. Cục quản lý thị trường có cơ quan đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Ở cấp tỉnh: Có Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, do Chi cục trưởng [cũng đồng thời là Phó giám đốc Sở Công thương] phụ trách.

– Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: có Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh do Đội trưởng phụ trách.

Để giải đáp toàn bộ thắc mắc Quản lý thị trường là gì? Chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường? mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi.

Chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường

Dựa vào cơ cấu tổ chức được phân tích trên đây của quản lý thị trường có thể phân tích chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường như sau:

– Đối với Cục quản lý thị trường:

+ Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại thị trường trong nước. Đồng thời, kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường.

+ Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách.

+ Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các đội quản lý thị trường và kiểm soát viên thị trường.

+ Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các đội quản lý thị trường và các hành vi vi phạm pháp luật của kiểm soát viên thị trường.

+ Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

+ Đồng thời quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản và một số chức năng nhiệm vụ khác cần thiết cho hoạt động của toàn Cục.

– Đối với chi cục quản lý thị trường:

Chi cục quản lý thị trường sẽ giúp Giám đốc Sở thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cũng như tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn. Đồng thời xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra; kiểm soát và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

– Công chức quản lý thị trường:

Được giao trách nhiệm kiểm tra; kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.  Khi tiến hành việc kiểm tra phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường; Trong trường hợp pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra phải có quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền thì đồng thời với việc xuất trình thẻ kiểm tra phải xuất trình quyết định kiểm tra. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường; chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Thực hiện đúng thủ tục thanh tra, kiểm tra, không gây phiền hà sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân; cuối cùng là phải báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra, kiểm tra để kiến nghị biện pháp giải quyết.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường?

Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

– Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2, điều 82 Nghị định;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 4 của Nghị định.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b, khoản 3, điều 82 Nghị định;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định;

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định.

Trên đây, chúng tôi đã đưa tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất liên quan tới chủ đề Quản lý thị trường là gì? Chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường? Với nền thị trường ngày càng đa dạng và phát triển như ngày nay thì vai trò của quản lý thị trường và các cơ quan quản lý thị trường ngày càng quan trọng hơn.

Trong trường hợp Quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

Video liên quan

Chủ Đề