Giá đất giảm mạnh 2023

Nếu mức độ kiểm soát hạn mức tín dụng ngân hàng năm 2023 tiếp tục chặt chẽ, lãi suất tăng dưới sức ép của lạm phát, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, 9 tháng vừa qua, nguồn cung mới của thị trường bất động sản chỉ bằng khoảng 20% so với cùng thời điểm năm trước. Các sản phẩm chưa thực sự phù hợp với thị trường khi nguồn cung phân khúc cao cấp đang thừa, trong khi sản phẩm giá rẻ đáp ứng nhu cầu tìm nhà ở thực của người dân lại đang thiếu.

“Phân khúc nhà ở giá rẻ có nhu cầu lớn nhưng nguồn cung thiếu và yếu nên giá cả tăng mạnh, so với năm 2021 thời điểm hiện tại giá nhà đã tăng khoảng 30%, so với năm 2019 đã tăng 50%. Đặc biệt với phân khúc căn hộ ở khoảng giá 25 triệu đồng/m2 nay đã hiếm thấy trên thị trường.

Thị trường bất động sản năm 2023 có được khơi thông nguồn vốn tín dụng?

Từ nay đến cuối năm, một số phân khúc có điểm sáng, dư địa, tiềm năng vẫn còn lớn. Đó là bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, bất động sản nghỉ dưỡng”, ông Đính nhận định.

Ông Đính cho hay, mặc dù nhu cầu rất lớn nhưng thị trường bất động sản hiện đang đối mặt với nhiều điểm nghẽn khó khăn. Đơn cử như các quy định của pháp luật, các thủ tục pháp lý đang khiến nhiều dự án nằm chờ chưa thể triển khai. 

Kiểm soát chặt nguồn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản khiến thị trường cũng sẽ co hẹp hơn, người mua nhà cũng sẽ khó tiếp cận vốn. Mặc dù mới đây một số ngân hàng đã được nới hạn mức room tín dụng nhưng dòng vốn này dành cho thị trường được đánh giá là không nhiều, thì nay nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, với việc Chính phủ đang cố gắng tháo gỡ các rào cản khó khăn thời gian qua, ông Đính tin rằng thị trường bất động sản sẽ dần có cân bằng tốt hơn trong năm 2023.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, điều tiết tín dụng, lãi suất tăng khiến thanh khoản bất động sản sụt giảm, thể hiện rõ qua lượng quan tâm của người mua chịu ảnh hưởng nặng trong thời gian qua.

Theo đó, nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên cả nước có xu hướng giảm trong 3 tháng qua, lượt tìm mua các loại hình bất động sản đều giảm mạnh trong tháng 9, đất nền giảm 50%, căn hộ giảm 9%, nhà riêng giảm 25% và biệt thự liền kề giảm 12% so với quý 2/2022.

Ông Quốc Anh cho hay, thông thường quý cuối năm thường là mùa cao điểm với bất động sản nhưng trước diễn biến lãi suất tăng, tín dụng hẹp cửa, tâm lý tiêu dùng yếu, rất khó phán đoán thanh khoản của thị trường thời điểm cuối năm.

Vị này cũng đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm tới còn nhiều khó khăn do lượng rất lớn trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2023-2024. Thị trường hiện tại chỉ là bề nổi của tảng băng vì bên cạnh cơn khát vốn kéo dài, các góc khuất còn nằm ở khía cạnh chi phí kinh doanh tăng lên, chi phí vốn cao hơn trước và tâm lý tiêu dùng co cụm. 

“Khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây cả doanh nghiệp lẫn người tham gia thị trường và tình trạng này có thể kéo dài sang năm 2023 nếu cơn khát vốn chưa được giải tỏa”, ông Quốc Anh nói.

Ông Quốc Anh dự đoán, động thái kiểm soát hạn mức tín dụng của phía ngân hàng sẽ vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong năm 2023 và lãi suất sẽ phải điều chỉnh tăng dưới sức ép của lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. 

Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì xu hướng phục hồi khả quan. Kỳ vọng dòng vốn có thể khơi thông trong năm 2023 là có cơ sở vì xem xét đến vấn đề tín dụng từ năm 2011 đến nay, dù Chính phủ áp hạn mức tín dụng để duy trì sự phát triển ổn định cho thị trường và dòng vốn vào bất động sản vẫn tăng trưởng qua các năm chứ không suy giảm. 

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng vừa kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần tín dụng [nới room] thêm 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, khu đô thị, nhà ở thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê…của các chủ đầu tư có uy tín thương hiệu và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội.

Đồng thời, xem xét sửa đổi quy định cho phép các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định [Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agrikbank] được cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Minh Thư

Các chuyên gia bất động sản dự đoán, sang năm 2023, thị trường sẽ phục hồi cục bộ, là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư đang kẹt vốn.

Thị trường ảm đạm

Hồi cuối năm 2021, thị trường bất động sản trên cả nước vô cùng sôi động, nhiều nơi xuất hiện sốt đất. Ở các nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, vùng ven Hà Nội, TP.HCM,… nhà đầu tư liên tục mua bán, thậm chí sang tay nhau trong thời gian ngắn cũng đã thu lời trăm triệu.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2022, thị trường trở nên ảm đạm, trầm lắng. Đã không còn những cảnh nhà đầu tư xếp ô tô hàng dài để xem, mua đất nữa. Hiện tượng lệch pha cung – cầu đã có, người mua ít, người bán nhiều.

Theo TGĐ EZ Property, ông Phạm Đức Toàn, hiện tại áp lực lớn nhất là các chủ đầu tư bất động sản sử dụng vốn vay. Hoạt động phát hành trái phiếu đang bị kiểm soát chặt, tài chính tự có và huy động từ khác hàng không đủ. Vì thế, họ không thể triển khai được dự án, nguồn cung đương nhiên giảm.

Những người đã vay tiền để mua nhà, mua đất cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện ngân hàng không còn room, nếu có thì lãi suất cũng có dấu hiệu tăng, lực cầu trên thị trường suy giảm. Trong khi đó, giá nhà đã tăng rất cao trong giai đoạn vừa qua.

Vị chuyên gia này nhận định: “Tôi cho rằng, giá bất động sản có thể sẽ giảm trong thời gian tới. Những nhà đầu tư đã ôm hàng ở đỉnh gặp áp lực tài chính sẽ có xu hướng giảm giá hoặc bán cắt lỗ. Giá bất động sản sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên biên độ xuống không nhiều vì nguồn cung đang hạn chế”.

Hiện tại, đa phần các nhà đầu tư đang có xu hướng “án binh bất động”, giữ tiền để đợi chu kỳ mới. Những nhà đầu tư lướt sóng gặp nhiều khó khăn, vì họ muốn “thoát hàng” nhưng thanh khoản thấp. 2 tháng vừa qua, thị trường xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt, và điều này sẽ càng rõ ràng hơn.

Tham khảo thêm:

Dự đoán thời điểm sôi động trở lại

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường sẽ không đến mức tồi tệ là đóng băng. TS. Đinh Thế Hiển dự báo, từ giờ đến hết năm, thanh khoản sẽ tiếp tục giảm, nhất là ở những nơi bất động sản chưa thể tạo ra dòng tiền khai thác, kinh doanh và các bất động sản giá trị lớn.

Ông nhấn mạnh, việc giảm thanh khoản đã xuất hiện từ quý I nhưng đến bây giờ mới thực sự bắt đầu. Giá bất động sản ở một số nơi khác cũng sẽ giảm, chẳng hạn như những khu vực từng có sốt đất, tuy nhiện hiện nay đầu tư hạ tầng và khai thác kinh doanh không đạt kỳ vọng. Dù vậy, chuyên gia này cũng dự báo: “Sang đến năm 2023, thị trường bất động sản sẽ phục hồi cục bộ, xuất hiện đầu tư lướt sóng ở một số khu vực, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân”.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường 2023 có nhiều điểm sáng có thể giúp phục hồi. Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, tạo động lực một số thị trường bất động sản. Đầu tư FDI tiếp tục tăng tạo động lực cho bất động sản công nghiệp và khu dân cư. Các chính sách mới ra đời giúp chuẩn hóa và minh bạch thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, tiến trình đô thị hóa vẫn phát triển tăng nhu cầu nhà ở đô thị.

Về thị trường cuối năm 2022, chuyên gia này cho rằng sẽ có một số phân khúc giảm mạnh. Chẳng hạn như bất động sản phân lô, khu nông nghiệp dễ giảm thanh khoản, có thể bán cắt lỗ. Phong trào đầu tư farmstay cũng vì thế mà suy thoái, nhất là khi chưa có khung pháp lý rõ ràng. Trong khi đó thị trường TP. HCM và khu vực phụ cận được quan tâm nhiều hơn.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội nhận định: “Hiện nay, thị trường bất động sản đã rất tốt hơn giai đoạn đóng băng trước kia, nhưng các yếu tố vĩ mô cũng đang tác động không nhỏ. Do đó, dòng tiền vào bất động sản đang cẩn trọng hơn giai đoạn trước. Theo đó, tình trạng lệch pha cung – cầu càng lớn, người bán nhiều nhưng người mua ít. Dòng vốn cực kỳ quan trọng đối với bất động sản, thị trường có sôi động hay không phải phụ thuộc vào điều này.

Do đó, thị trường giai đoạn này có thể đi ngang hoặc điều chỉnh phải tùy vào diễn biến tiếp theo. Nhưng sẽ lập tức sôi động mạnh khi dòng tiền được nới và quay trở lại, tức tình hình lạm phát được kiểm soát, lãi suất ngân hàng giữ mức ổn định và việc giải ngân dễ dàng hơn”.

[Theo Nhịp sống kinh tế]

Tham khảo thêm:

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề