Giá pháo hoa của bộ quốc phòng

Đây là năm đầu tiên người dân được phép chơi pháo hoa không tiếng nổ trong dịp lễ, Tết, nên nhu cầu với sản phẩm này cũng tăng đột biến.

Nhà máy Z121 [Bộ Quốc phòng] là đơn vị duy nhất được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa. Tết năm nay, nhà máy này cung cấp ra thị trường 11 loại không tiếng nổ, giá dao động 15.000-380.000 đồng một sản phẩm.

Khảo sát của VnExpress tại một số đại lý bán pháo hoa của đơn vị này cho thấy, mỗi nơi một giá và phần lớn đều đắt hơn mức niêm yết của nhà máy. Thậm chí có đại lý "ém hàng" và thông báo chỉ còn số lượng ít giàn phun viên.

Tại một đại lý ở Hà Đông, khách tới mua sáng 25/1 không đông, phần lớn tìm loại giàn phun viên, giàn phun hoa và ống phun nước bạc. Người bán tại đây thường gợi ý khách hàng mua theo combo với đủ các sản phẩm "hot" để chơi Tết. Giá bán mỗi combo là 1 triệu đồng, gồm một giàn phun viên, ống phun nước bạc [túi 5 ống] và ống phun hoa lửa cầm tay [túi 5 ống].

"Mua combo hay tách lẻ giá cũng như vậy, nhưng theo combo thì đủ các sản phẩm đa dạng", đại diện cửa hàng nói.

Combo 3 sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết của Nhà máy Z121 được bán tại đại lý ở Hà Nội. Ảnh: Anh Minh

Việc này được điều chỉnh sau văn bản của Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng [Bộ Công Thương] tới Công ty TNHH MTV Hoá chất 21 vào tuần trước. Người tiêu dùng phản ánh bị "ép" phải mua theo combo các sản phẩm pháo hoa mà không được tách lẻ.

Cục Cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp này tuân thủ các quy định về cạnh tranh khi là đơn vị độc quyền sản xuất, bán pháo hoa tại Việt Nam.

Không bắt buộc mua theo combo, nhưng giá các sản phẩm pháo hoa đều đắt hơn 1,5-2 lần mức niêm yết của nhà máy. Chẳng hạn, giá giàn phun viên được Nhà máy Z121 công bố 308.000 đồng một sản phẩm, nhưng giá bán thực tế của các đại lý đắt gấp đôi.

Đây cũng là dòng được khách "săn" nhiều nhất, và giá bị đẩy lên cao nhất. Tìm mua sản phẩm giàn phun viên ở một số đại lý tại Hà Nội, anh Hùng bất ngờ khi mỗi nơi báo một giá.

"Đại lý ở quận Đống Đa thì nói 750.000 đồng, ở Hà Đông lại bán với giá 800.000 đồng một giàn, tức đắt gấp 2,5 lần giá niêm yết của nhà máy", anh chia sẻ.

Việc giá bán pháo hoa tại các đại lý bị "đẩy" lên cao, đại diện cửa hàng giải thích, giá này gồm các loại chi phí thuê nhân công, vận chuyển, phòng cháy chữa cháy... nên không thể "đúng giá như niêm yết được".

Các đại lý cũng cho biết hiện chỉ còn rất ít sản phẩm giàn phun viên, "bán hết là không nhập nữa vì cận Tết". Thậm chí đại lý tại Cầu Giấy thông báo không còn hàng và đang chờ nhập thêm từ nhà máy do "pháo đang hết", nhu cầu khách mua vẫn còn rất cao". Các loại pháo khác vẫn còn nhiều.

Không riêng giá tại các đại lý bán hàng trực tiếp, trên mạng, giá pháo hoa không tiếng nổ của Nhà máy Z121 cũng "loạn giá".

Chị Hoa [Hải Phòng] bất ngờ khi giá mỗi giàn phun viên được bán hơn 1,2 triệu đồng. Mức này đắt hơn 3 lần giá niêm yết. "Người bán nói nếu đặt mua số lượng lớn, từ 20 giàn trở lên, giá giảm về 1 triệu đồng. Nhưng giá cao như vậy thì chịu rồi", chị chia sẻ.

Sản phẩm giàn phun viên đã được ngừng bán từ tuần trước do tiếng nổ lớn, nhưng hiện trên một số hội nhóm vẫn được rao bán, giá 900.000 - 1 triệu đồng một sản phẩm. Một số sàn thương mại điện tử đã gỡ các sản phẩm pháo hoa giàn phun viên/giàn phun hoa trên các gian hàng.

Anh Minh

Sát Tết Nguyên đán 2022, trên thị trường buôn bán pháo hoa không tiếng nổ của Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 [Z121] càng trở nên nóng hơn. Đặc biệt, trên các trang chợ mạng, pháo hoa Z121 là 2 sản phẩm giàn phun hoa và giàn phun viên được rao bán số lượng lớn tràn lan với mức giá cao gấp 2-3 lần so với giá niêm yết.

Theo đó, giá rao bán 2 sản phẩm này trên chợ mạng, trang thương mại điện tử dao động từ 750.000 đồng-1,2 triệu đồng/giàn, trong khi giá niêm yết chỉ từ 308.000-330.000 đồng/giàn. Nếu mua số lượng lớn, giá sẽ giảm thêm.

Đại lý bán một giá, ghi hóa đơn một giá

Ngoài ra, nhiều sản phẩm khác cũng được các tài khoản bán hàng online đăng bán với giá cao gấp 2-3 lần. Đơn cử, ống phun nước bạc có giá 50.000 đồng/ống [giá niêm yết là 25.000-26.000 đồng/ống]; cánh hoa xoay 150.000 đồng/cái [giá niêm yết là 55.000 đồng/cái]...

Song, nhiều người cho biết họ lo ngại vì việc mua bán online không rõ hóa đơn có đúng chuẩn quy định để xuất trình công an địa phương, do đó đã tìm đến các cửa hàng của nhà máy phân phối chính thức để hỏi mua.

"Sáng 23/1, tôi gọi 4 đến cửa hàng của nhà máy ở trung tâm Hà Nội thì đều không nhận được phản hồi. Một cửa hàng ở Hà Đông thì cho biết loại pháo hoa giàn phun viên đã hết hàng", chị Q. [Thanh Xuân, Hà Nội] cho biết.

Hiện nay, nhiều cửa hàng nâng giá bán sản phẩm pháo hoa giàn phun viên lên 2-3 lần. Ảnh: H.T.

Sau đó, chị Q. tìm đến một cửa hàng ở quận Đống Đa, Hà Nội thì nhân viên cửa hàng cho biết cho biết vẫn còn sản phẩm giàn phun viên nhưng bán với mức giá 750.000 đồng/giàn. "Vì tương đương với mức giá trên mạng nhưng ở đây có hóa đơn của cửa hàng Nhà máy Z121 nên tôi quyết định mua luôn. Tuy nhiên, xem trên hóa đơn, nhân viên này vẫn ghi giá sản phẩm là 308.000 đồng", chị thắc mắc.

Ngoài ra, sản phẩm giàn phun hoa là sản phẩm đã được công ty dừng cung cấp để nghiên cứu vẫn được cửa hàng này bán ra với giá 1 triệu đồng.

Theo chị Q., hiện nay nhiều cửa hàng đều thông báo "cháy hàng" sản phẩm giàn phun hoa và giàn phun viên để bán lại cho dân buôn với giá cao. "Khi người dân hỏi thì thông báo hết hàng hoặc bán với giá cao", chị nói.

Có cần xuất trình hóa đơn trước khi nổ?

Ngoài ra, nhiều người dân ở TP.HCM cho biết muốn mua pháo hoa họ phải mua theo combo. "Ở cửa hàng quận Bình Chánh, muốn mua 1 giàn phun viên thì phải mua kèm các loại khác, tổng là 1 triệu đồng. Còn ở huyện Củ Chi, 1 combo giàn phun viên, 2 ống thác nước bạc giá 800.000 đồng. Việc ép khách hàng mua theo combo trong khi khách không có nhu cầu chỉ làm lợi cho thị trường chợ đen", anh Minh Quân [Hóc Môn, TP.HCM] chia sẻ.

Liên hệ số điện thoại của nhà máy Z121, đại diện nhà máy cho biết đã ghi nhận tình trạng nâng giá bán, yêu cầu khách mua combo ở một số đại lý và đơn vị sẽ chấn chỉnh, điều tra, xử lý.

Trước đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng có công văn gửi Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 yêu cầu doanh nghiệp không ép người mua pháo hoa combo các sản phẩm pháo khác nhau.

Trên các trang thương mại điện tử, pháo hoa cũng được đẩy giá bán gấp hơn 3 lần.

Trao đổi với Zing, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa - cho rằng mặt trái là việc mua đi bán lại dẫn tới giá pháo hoa hợp pháp bị đẩy lên cao nhiều hơn giá niêm yết, lũng đoạn giá. "Thậm chí có thể dẫn tới sự bắt tay giữa nhân viên trong cửa hàng pháo hoa của Bộ Quốc phòng bắt tay tiểu thương chợ đen tạo sự khan hiếm hàng giả, đẩy giá lên cao", luật sư nói.

Tuy nhiên, theo ông, hành vi mua đi bán lại pháo hoa dù là pháo hoa hợp pháp hoàn toàn bị cấm theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ bị cấm. Bởi thứ nhất, kinh doanh pháo hoa là hoạt động kinh doanh có điều kiện. "Thứ hai, mục đích, pháo hoa mà Bộ Quốc phòng bán pháo hoa là để cho người dân sử dụng. Do đó, trong trường hợp này cá nhân mua để sử dụng là hợp pháp nhưng hành vi mua đi bán lại pháo hoa hợp pháp dù có hóa đơn vẫn bị coi là trái phép", ông nêu quan điểm.

Người dân cần phân biệt rõ pháo hoa không nổ được phép sử dụng và pháo hoa nổ không được phép sử dụng, sau khi mua nộp lại hóa đơn, chứng từ mua cho công an nơi cư trú và dự định sử dụng để quản lý. Chỉ người mua có tên trong hoá đơn và gia đình được sử dụng, nghiêm cấm mua và bán lại, cho tặng.

Hiện nay, nhà máy Z121 đã tổ chức gần 60 điểm bán sản phẩm pháo hoa ở hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mỗi người dân chỉ được mua giới hạn mỗi chủng loại 5 hộp. Để đảm bảo tính pháp lý, trên mỗi giàn pháo hoa in rõ chủng loại, số lô, địa chỉ sản xuất, hướng dẫn sử dụng. Người mua cũng được cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ để xuất trình cho các cơ quan chức năng kiểm tra.

[Theo Zing]

Riêng trong sáng 19/1, đã có gần 700 lượt khách đến trực tiếp mua pháo. Cửa hàng pháo bán được khoảng 1.000 giàn phun viên, doanh thu ước chừng lên đến cả tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề