Giá trị dinh dưỡng của mít tố nữ

Mít tố nữ nổi tiếng từ lâu với những múi to tròn vàng ươm hấp dẫn, mít tố nữ xứng đáng với danh hiệu nữ hoàng của các loại mít.

Có thể bạn quan tâm

Trong số những loại mít hiện nay mít tố nữ được ưa chuộng hơn cả do nhiều ưu điểm của chúng mang lại. Không chỉ được người dân trong nước ưa thích, giống mít này được xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng đã khẳng định dược thương hiệu của mình.

Bạn Đang Xem: Mít tố nữ – Cách trồng mít tố nữ sau quả, ít sâu bệnh

Đặc điểm của giống mít tố nữ

Mít tố nữ là dạng cây thân gỗ to thuộc họ dâu tằm. Giống cây này được trồng nhiều ở các nước Dông Nam Á và lan rộng sang cả các nước Bắc Mĩ. Mít tố nữ có chiều cao trung bình 10m. Sau khi trồng từ 3 đến 5 năm cây sẽ cho ra quả sai và đều.

Trái mít tố nữ có dạng hình trứng dài khoảng 50cm và bề ngang áng chừng 17cm. Qủa mít tố nữ có trọng lượng trung bình khoảng 3kg nhỏ hơn so với những giống mít khác. Khi chín bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thơm phảng phất quanh vườn. Khi bổ ra hương thơm ngào ngạt sẽ bung tỏa khắp gian phòng của bạn. Từng múi từng múi có màu vàng tươi hoặc cam bên trong có hột lớn khi ăn có mùi thơm đặc trưng khiến bạn mê mẩn.

Giá trị dinh dưỡng của mít tố nữ

Mít tố nữ có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bạn. Theo như nghiên cứu thì hàm lượng dinh dưỡng của mít tố nữ rất giàu vitamin và khoáng chất. Nhiều nhất là vitamin A, C, canxi và kali vv.

Ăn nhiều mít bạn sẽ có thể duy trì được sức khỏe của làn da và đôi mắt. Trái mít tố nữ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh và ngăn ngừa được bệnh thiếu máu và có thể phòng chống được bệnh ung thư khá hiệu quả.

Xem Thêm : Thay block tủ lạnh giá bao nhiêu? Cách thay lốc tủ lạnh – 1FIX™

Xem thêm các cây ăn quả khác: Mít ruột đỏ,Cây nhót ngọt

Do vị ngon ngọt của mít tố nữ mà chúng có thể ăn sống hoặc làm bột chiên giòn cũng rất ngon miệng. Qủa thật đây là một loại quả có nhiều công dụng.

Cách trồng và nhân giống mít tố nữ

Mít tố nữ được đánh giá là khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Đây cũng là giống cây không yêu cầu quá nhiều về điều kiện đất cũng như chế độ phân bón. Tuy nhiên để trồng cho ra sai quả nhất bạn cần chuẩn bị kĩ thuật và chăm sóc thường xuyên.

Chuẩn bị đất và vườn trồng cây

  • Để trồng mít cho năng suất cao bạn cần trồng mít ở nơi có chất đất thoát nước tốt. Vườn trồng mít cần thông thoáng và ở nơi có lượng ánh sáng dồi dào.

  • Nếu như địa hình đất thấp bạn cần làm luống cao cho đất và đào hố trước khi trồng cây. Kích thước mỗi hố tối thiểu 50x50x50cm.

Cách trồng mít tố nữ

  • Mít tố nữ hiện tại được nhân giống bằng phương pháp ghéo cành. Cây mẹ được chọn là cây khỏe mạnh cho thu hoạch đều các năm. Bạn nên chọn những cây con giống to khỏe không sâu bệnh có chiều cao khoảng 30cm trở lên.
  • Trước khi trồng bạn cần bón lót cho đất khoảng 10kg phân chuồng hoai mục và 1kg vôi bột. Khoảng cách mỗi cây cách nhau tối thiểu là 4m.
  • Khi bạn trồng cây con giống nên cắt đáy bầu trước sau đó đặt nhẹ nhàng ngay ngắn trên nền đất và lấp đất lại. Tưới luôn nước để cung cấp độ ẩm cho cây và duy trì trong 1 tháng đầu.
  • Trong vàinaăm đầu trồng cây chưa cho quả bạn có thể trồng xen với những loại cây ngắn ngày để tăng thêm thu nhập để chống xói mòn đất cũng như tăng thêm thu nhập.

Chăm sóc mít tố nữ để cây cho sai quả nhất

Trong thời gian đầu sau khi trồng cây còn non bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Mùa khô tăng lượng tưới và khi mưa bão cần thoát nước cho đất.

Bón phân cho cây :

Năm đầu bạn tiến hành bón khoảng 10kg phân hữu cơ, 1kg vôi bột 0,2 kg phân Ure và chia làm 3 đợt trong năm.

Xem Thêm : Tru di tam tộc là gì, tru di cửu tộc là gì

Năm thứ 2 : lúc này cây đã phát triển khá mạnh bạn tăng lượng phân lên khoảng 15% để bón cho mỗi hố.

Cứ thế mỗi năm lượng phân bón tăng lên 10-15%. Khaongr từ năm 3 trở đi cây đã bắt đầu cho thu hoạch quả. Sau mỗi đợt thu hoạch quả bạn tiến hành bón thêm cho mỗi gốc 20kg phân chuồng hoai mục và vôi bôt 1kg.

Làm cỏ dại :

Để cây phát triển tốt bạn cần phải làm sạch cỏ dại và vun xới đất định kì. Chú ý rễ của mít tố nữ thường mọc nổi nên khi vun xới đất cần chú ý để không làm đứt rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nếu có điều kiện trồng nhiều bạn nên lắp thêm hệ thống tưới tiết kiệm và có thể bón phân qua đường ống nước sẽ giảm thiểu được công chăm sóc và tăng năng suất cây lên rất cao.

Tỉa cành tạo tán cho mít tố nữ

Để mít tố nữ ra nhiều quả thì đòi hỏi cây phải ra nhiều tán. Làm được như thế cần bạn phải tỉa cành tạo tán cho cây trong giai đoạn phát triển. Khi cây mít đạt chiều cao 1m trở lên bạn tỉa chồi ngọn để cây ra cành cấp 1. Khi cành cấp 1 phát triển bạn tiến hành tỉa chồi ngọn để tạo cành cấp 2. Cứ thế bạn có thể tạo thêm cành nhánh.

Khi cây đã có quả thu hoạch thì bạn chỉ cần định kì 1 năm tỉa cành 2 lần sau khi thu hoạch quả. Loại bỏ đi những cành già, cành héo cành sâu bệnh giữ lại cành khỏe để tiếp tục cho ra quả vào vụ tới.

Thu hoạch và bảo quản mít tố nữ tốt nhất

Mít tố nữ ngoài năm thứ 3 trở đi đã cho thu hoạch đều. Thường vụ chính vào tháng 7 hàng năm. Thời gian thu hoạch kéo dài 1 tháng. Mít tố nữ chín dù vỏ vẫn xanh nhưng bên trong múi đã rất vàng và hương thơm bay khá xa. Mít già các gai sẽ nở căng lên khi vỗ kêu bồm bộp. Bạn thu hái vào lúc trời râm mát và bảo quản nhẹ nhàng tránh dập nát.

Nguồn: //noithatcosy.com
Danh mục: Đời Sống

Ngăn ngừa ung thư, ổn định nhịp tim, kích thích tuyến sữa, làm đẹp da, chống lão hóa… là những công dụng của mít không phải ai cũng biết. Mặc dù tốt nhưng khi dùng mít bạn cũng cần lưu ý về liều lượng, thời điểm và cách ăn mít đúng để không gây phản tác dụng.

Cây mít là loại cây ăn trái rất quen thuộc đối với người Việt. Cây thuộc họ Dâu tằm, thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 8 – 15 mét. Tên khoa học là Artocarpus heterophyllus.

Hình ảnh cây mít – Chúng thường được trồng trong vườn lấy quả và bóng mát

Hiện nay, ở nước ta có nhiều giống mít khác nhau như mít dai, mít thái, mít tố nữ, mít nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ… Cây thường cho ra quả vào mùa xuân, quả có nhiều gai nhọn và hột bên trong, mùi thơm rất đặc trưng và hấp dẫn. Mùa hè là thời điểm mít chín rộ nhất.

Trong y học cổ truyền, một số bộ phận trên cây mít như lá, quả, nhựa mít, hạt mít được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, quả mít chín có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế, trừ âm nhiệt. Ngoài ra, quả mít còn có giá trị thương mại cao nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Đông Trùng Hạ Thảo Khô 10Gr 755,000đ

Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Set Quà An Khang 1,550,000đ

Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Các thành phần dưỡng chất trong quả mít bao gồm:

  • Protein
  • Glucid
  • Caroten
  • Canxi
  • Sắt
  • Phốt pho
  • Kali
  • Mangan
  • Lipid
  • Fructose
  • Sucrose
  • Isoflavones
  • Saponins
  • Lignans
  • Các vitamin A, B2, C…

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rất nhiều tác dụng của mít với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

– Phòng ngừa thiếu máu

Mít cung cấp nhiều chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, một số thành phần khác trong mít như magie, đồng, niacin…cũng rất cần thiết cho hoạt động sản xuất, tái tạo máu của cơ thể

– Ổn định nhịp tim và huyết áp, giảm cholesterol trong máu

Mít giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là kali. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và là thành phần được tìm thấy nhiều trong tế bào cũng như trong chất dịch của cơ thể.

Khi được bổ sung đầy đủ kali, cơ thể bạn có khả năng giữ ổn định nhịp tim và huyết áp, đồng thời giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu.

– Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Sở hữu nhiều đường fructose và sucrose tự nhiên, mít tạo ra nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Đối với các vận động viên, ăn mít giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau khi tham gia thi đấu thể thao. Lợi ích này cũng đạt được tương tự ở những người lao động tay chân nặng nhọc.

Ăn mít giúp phục hồi năng lượng nhanh sau khi vận động thể chất

– Phòng chống ung thư

Ăn mít thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Lợi ích này có được là nhờ vào các thành phần như Isoflavones, saponins hay lignans.

  • Lignans là một hợp chất hóa học tương tự như Estrogen. Nó hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, Lignans có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư vú và ung thư tử cung ở phụ nữ. Nam giới được bổ sung chất này cũng có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn.
  • Isoflavones: Chất này cũng có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Saponin: Chất này có khả năng kích thích tế bào bạch cầu hoạt động mạnh, đồng thời ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào ác tính và tiêu diệt chúng. Nhờ đó phòng ngừa ung thư hữu hiệu.

– Ăn mít giúp xương khớp chắc khỏe

Hẳn nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng, mít còn nhiều canxi hơn cả sữa. Canxi là thành phần quan trọng của xương, răng và móng. Cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi thì xương khớp mới chắc khỏe và giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp, còi xương ở trẻ em.

Ngoài canxi thì chất Lignans trong mít cũng giúp làm tăng mật độ của xương, làm khung xương chắc khỏe và có khả năng hoạt động tốt hơn.

– Công dụng của mít với hệ thần kinh

Phân tích thành phần hóa học của mít cho thấy loại trái cây này chứa hàm lượng niacin và thiamine vượt trội so với chuối và xoài. Đây là những dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của các tế bào thần kinh.

Hơn nữa, thành phần canxi trong mít cũng tham gia thúc đẩy hoạt động của các dây thần kinh cơ, giúp ổn định tinh thần, ngăn ngừa giảm sút trí nhớ và suy nhược thần kinh ở người già.

– Giảm đường huyết trong máu

Đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Nhờ chứa hàm lượng mangan dồi dào, mít có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, giúp bệnh nhân bị tiểu đường kiểm soát tốt bệnh.

Mặc dù vậy bệnh nhân cần lưu ý không nên ăn quá nhiều mít chín vì lúc này hàm lượng đường trong mít khá cao.

– Kích thích tuyến sữa

Đây là công dụng của mít được nhiều chị em phụ nữ sau sinh biết đến. Theo y học cổ truyền, mít non có tác dụng bổ tỳ, làm thông tuyến sữa. Phụ nữ bị gầy yếu, ít sữa sau sinh nên thường xuyên dùng các món ăn từ mít non.

Phụ nữ sau sinh ăn mít sẽ nhiều sữa hơn

– Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày

Mít chứa nhiều vitamin C và một số chất có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn. Nó giúp làm mau lành vết loét trong dạ dày cũng như các vấn đề khác ở đường tiêu hóa.

– Ngăn ngừa nám, tàn nhang, chống lão hóa da

Thành phần flavonoid trong mít là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó có khả năng ức chế sự phát triển của hắc sắc tố da melamin, đồng thời tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. 

Nhiều người còn truyền tai nhau bí quyết làm đẹp da bằng cách nghiền nhuyễn hạt mít và đắp lên da 2 – 3 lần trong tuần.

– Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng, cảm lạnh

Nguồn vitamin C tuyệt vời trong mít cũng giúp cải thiện khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Qua đó giúp cơ thể có khả năng chống đỡ hiệu quả khi bị virus, vi khuẩn tấn công.

– Ngăn ngừa bệnh tim

Sở dĩ, mít có được công dụng này là nhờ chứa lượng vitamin B6 dồi dào. Loại vitamin này hoạt động bằng cách giảm lượng homocysteine – một chất có liên quan đến sự phát triển của bệnh tim, đồng thời bảo vệ các mạch máu và tế bào khỏi bị tổn thương, viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

– Nâng cao chức năng hoạt động của tuyến giáp

Khi được sử dụng, chất đồng trong mít được cơ thể hấp thu và tham gia vào quá trình sản sinh hormone. Điều này đảm bảo cho tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.

– Giúp mắt sáng hơn nhờ ăn mít

Mít chứa vitamin A, Beta-carotene, lutein zeaxathin. Những chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của đôi mắt. Chúng giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào mắt khỏe sự tấn công của các gốc tự do, qua đó cải thiện thị lực.

– Công dụng của mít với hệ tiêu hóa

Mít rất giàu chất xơ. Nhờ vậy, loại trái cây này được ví như một phương thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa các rối loạn như táo bón, khó tiêu.

Mít được chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Các bà nội trợ có thể tham khảo một số món đơn giản dưới đây:

– Món ăn giải rượu từ mít:

  • Chuẩn bị: 30 múi mít chín, 1 quả chanh tươi, 3 lạng đường cát trắng
  • Cách chế biến: Mít bỏ hạt, cắt miếng nhỏ. Lấy đường cho vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi rồi cho mít vào, vặn nhỏ lửa nấu cho mít chín trong là được. Để mít nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khi uống bia rượu, hãy lấy một ít mít cùng với nước đường ra, vắt thêm một ít nước cốt tranh vào trộn đều ăn để giải rượu, giảm tác hại của chất cồn.
Mít được chế biến thành nhiều món ngon có công dụng trị bệnh

– Món mít non xào thịt thông sữa, chữa ốm yếu, kém ăn cho sản phụ

  • Chuẩn bị: 100g thịt nạc lợn bằm, 300g mít non, các gia vị thông dụng
  • Cách chế biến: Mít non thái nhỏ. Thịt bằm ướp gia vị 15 phút rồi đem xào chín. Tiếp tục cho mít non vào xào, nêm chút muối và gia vị. Khi mít chín, cho hành ngò vào, tắt bếp. Dọn ra ăn nóng cùng với cơm.

– Món ăn chữa đau dạ dày từ mít xanh và nghệ:

  • Chuẩn bị: 150g mít xanh, 10g bột nghệ hoặc nghệ tươi, 5g vừng rang thơm, 2 cây xả, 100ml nước cốt dừa.
  • Cách chế biến: Mít bạn cần gọt vỏ và ngâm muối cho ra hết nhựa, thái miếng dày. Xả và nghệ băm nhỏ. Rán xơ hai bên mặt của miếng mít cho vàng, sau đó đem kho chung với xả nghệ trong 20 phút. Cuối cùng bạn chỉ cần rắc vừng lên trên là đã có ngay món ăn thơm ngon, lạ miệng giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Để đạt được hiệu quả, nên dùng món này 3 – 4 lần mỗi tuần.

Mít có nhiều công dụng quý nhưng nếu ăn nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.

Các tác dụng phụ của mít bạn nên thận trọng:

  • Làm tăng quá trình đông máu và ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc chống đông máu
  • Ức chế ham muốn tình dục ở nam giới
  • Làm tăng cân, béo phì
  • Ngoài ra, ăn quá nhiều mít chín cũng gây nóng gan, khó chịu trong bụng.

Vì vậy, bạn cần lưu ý đến lượng mít tiêu thụ và thời điểm ăn mít để đạt được lợi ích tối ưu mà loại trái cây này mang lại.

Mỗi lần nên ăn bao nhiêu mít?

Mỗi lần, bạn chỉ nên ăn tối đa 100g mít. Dùng quá lượng trên sẽ làm tăng gánh nặng cho da dày và ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu hóa thức ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, bạn không nên ăn mít hàng ngày. Mỗi tuần chỉ nên dùng khoảng 2 lần là đủ.

Bạn nên ăn mít khi nào?

Chúng ta nên ăn mít sau khi dùng bữa được 1 – 2 tiếng là tốt nhất. Nếu ăn khi đói bụng, hàm lượng vitamin C trong mít sẽ sẽ gây cảm giác cồn cào và làm tăng nồng độ axit trong  dạ dày. Ngược lại, nếu dùng mít ngay sau khi vừa mới ăn xong sẽ khiến dạ dày bị quá tải, gây đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn mít vào buổi tối vì vitamin C sẽ khiến thần kinh bị hưng phấn, khó ngủ. Thời điểm này, dạ dày của bạn cũng cần được nghỉ ngơi để táo tạo, phục hồi.

Những ai không nên ăn mít?

Bạn không nên ăn mít nếu đang gặp các vấn đề sau:

  • Bị gan nhiễm mỡ
  • Suy thận mãn tính
  • Sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể
  • Mắc các bệnh mãn tính
  • Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn nhiều mít chín. Nếu ăn chỉ nên dùng với lượng ít.

Các vấn đề khác cần lưu ý khi ăn mít:

  • Làm sạch nhựa mít trước khi ăn. Nhựa mít rất khó tiêu hóa, nó có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Mít non, mít xanh cần được nấu chín trước khi ăn
  • Người đang bị nóng trong, mụn nhọt không nên ăn quá nhiều mít chín. Khi ăn nên kết hợp uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để cân bằng nhiệt trong cơ thể.
  • Lựa chọn mít sạch, chín tự nhiên để ăn nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một số đặc điểm giúp bạn mua được mít ngon và chất lượng như: Gai bên ngoài căng, thưa và không nhọn; Mít có hương thơm đặc trưng, khi chín đã tỏa hương ngào ngạt mặc dù chưa bổ. Ngoài ra, mít chín tự nhiên khi bổ ra sẽ rất ít nhựa, múi vàng óng, vị ngọt đậm.

Trên đây là những công dụng của mít – loại trái cây hết sức quen thuộc với người Việt. Sử dụng đúng cách và ăn mít với số lượng hợp lý sẽ giúp bạn đạt được lợi ích tốt nhất từ thực phẩm này.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề