Giải bài 10, 11, 12, 13 trang 84, 85 sách bài tập toán 8 tập 2 - Câu trang Sách bài tập (SBT) Toán tập

Hình thang cân ABCD [AB // CD] có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O [h.11]. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BD và AC. Cho biết MD = 3MO, đáy lớn CD = 5,6cm.

Câu 10 trang 84 Sách bài tập [SBT] Toán 8 tập 2

Cho hình thang ABCD [AB // CD]. Đường thẳng song song với đáy AB cắt các cạnh bên và các đường chéo AD, BD, AC và BC theo thứ tự tại các điểm M, N, P, Q [h.9]

Chứng minh rằng MN = PQ.

Giải:

Trong tam giác ADB, ta có: MN // AB [gt]

Suy ra: \[{{DN} \over {DB}} = {{MN} \over {AB}}\] [Hệ quả định lí Ta-lét ] [1]

Trong tam giác ACB, ta có: PQ // AB [gt]

Suy ra: \[{{CQ} \over {CB}} = {{PQ} \over {AB}}\] [Hệ quả định lí Ta-lét ] [2]

Lại có: NQ // AB [gt]

AB // CD [gt]

Suy ra: NQ // CD

Trong tam giác BDC, ta có: NQ // CD [chứng minh trên]

Suy ra: \[{{DN} \over {DB}} = {{CQ} \over {CB}}\] [Định lí Ta-lét ] [3]

Từ [1], [2] và [3] suy ra: \[{{MN} \over {AB}} = {{PQ} \over {AB}}\] hay MN = PQ.

Câu 11 trang 85 Sách bài tập [SBT] Toán 8 tập 2

Cho hình thang ABCD [AB // CD]. Trên cạnh bên AD lấy điểm E sao cho \[{{AE} \over {ED}} = {p \over q}\] . Qua E kẻ đường thẳng song song với các đáy và cắt BC tại F

Chứng minh rằng: \[EF = {{p.CD + q.AB} \over {p + q}}\]

HD: Kẻ thêm đường chéo AC, cắt EF ở I, rồi áp dụng hệ quả định lí Ta-lét vào các tam giác ADC và CAB.

Giải:

Kẻ đường chéo AC cắt EF tại I.

Trong tam giác AEC, ta có: EI // CD

Suy ra: \[{{AE} \over {AD}} = {{EI} \over {CD}}\] [Hệ quả định lí Ta-lét ]

Suy ra: \[EI = {{AE} \over {AD}}.CD\] [1]

Lại có: \[{{AE} \over {ED}} = {p \over q}\] [gt]

Suy ra: \[{{AE} \over {AE + ED}} = {p \over {p + q}}\]

Suy ra: \[{{AE} \over {AD}} = {p \over {p + q}}\] [2]

Từ [1] và [2] suy ra: \[EI = {p \over {p + d}}.CD\]

Trong tam giác ABC, ta có: IF // AB

Suy ra: \[{{BF} \over {FC}} = {{AI} \over {IC}}\] [Định lí Ta-lét ] [3]

Trong tam giác ADC, ta có: EI // CD

Suy ra: \[{{AE} \over {ED}} = {{AI} \over {IC}}\] [Định lí Ta-lét ] [4]

Từ [3] và [4] suy ra: \[{{BF} \over {FC}} = {{AE} \over {ED}} = {p \over q}\]

Trong tam giác ABC, ta có: IF // BC

Suy ra: \[{{IF} \over {AB}} = {{CF} \over {CB}}\] [Hệ quả của định lí Ta-lét]

Suy ra: \[IF = {{CF} \over {CB}}.AB\] [5]

Ta có: \[{{BF} \over {CF}} = {p \over q}\] [cmt]

Suy ra: \[{{CF} \over {BF}} = {q \over p} \Rightarrow {{CF} \over {CF + BF}} = {q \over {p + q}} \Rightarrow {{CF} \over {CB}} = {q \over {p + q}}\] [6]

Từ [5] và [6] suy ra: \[IF = {q \over {p + q}}.AB\]

Vậy: \[EF = EI + {\rm I}F = {p \over {p + q}}.CD + {q \over {p + d}}.AB = {{p.CD + q.AB} \over {p + q}}\]

Câu 12 trang 85 Sách bài tập [SBT] Toán 8 tập 2

Hình thang cân ABCD [AB // CD] có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O [h.11]. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BD và AC. Cho biết MD = 3MO, đáy lớn CD = 5,6cm.

a. Tính độ dài đoạn thẳng MN và đáy nhỏ AB.

b. So sánh độ dài đoạn thẳng MN với nửa hiệu các độ dài của CD và AB.

Giải:

a. Vì ABCD là hình thang cân có AB // CD nên:

AC = BD [1]

Xét ADC và BCD, ta có:

AC = BD [chứng minh trên ]

AD = BC [ABCD cân]

CD cạnh chung

Suy ra: ADC = BCD [c.c.c]

Suy ra: \[\widehat {ACD} = \widehat {BDC}\]

Hay \[\widehat {OCD} = \widehat {ODC}\]

Suy ra tam giác OCD cân tại O

Suy ra: [tính chất tam giác cân] [2]

Từ [1] và [2] suy ra: OA = OB

Lại có: MD = 3MO [gt] NC = 3NO

Trong tam giác OCD, ta có: \[{{MO} \over {MD}} = {{NO} \over {NC}} = {1 \over 3}\]

Suy ra: MN // CD [Định lí đảo của định lí Ta-lét ]

Ta có: OD = OM + MD = OM + 3OM = 4OM

Trong tam giác OCD, ta có: MN // CD

Suy ra: \[{{OM} \over {OD}} = {{MN} \over {CD}}\] [Hệ quả định lí Ta-lét ]

Suy ra: \[{{MN} \over {CD}} = {{OM} \over {4OM}} = {1 \over 4}\]

Suy ra: \[MN = {1 \over 4}CD = {1 \over 4}.5,6 = 1,4\] [cm]

Ta có: MB = MD [gt]

Suy ra: MB = 3OM hay OB = 2OM

Lại có: AB // CD [gt], suy ra: MN // AB

Trong tam giác OAB, ta có: MN // AB

Suy ra: \[{{OM} \over {OB}} = {{MN} \over {AB}}\] [Hệ quả định lí Ta-lét ]

Suy ra: \[{{MN} \over {AB}} = {{OM} \over {2OM}} = {1 \over 2}\]

Vậy AB = 2MN = 2.1,4 = 2,8 [cm]

b. Ta có: \[{{CD - AB} \over 2} = {{5,6 - 2,8} \over 2} = {{2,8} \over 2} = 1,4\] [cm]

Vậy MN\[ = {{CD - AB} \over 2}\]

Câu 13 trang 85 Sách bài tập [SBT] Toán 8 tập 2

Cho hình thang ABCD [AB // CD, AB < CD]. Gọi trung điểm của các đường chéo AC, BD thứ tự là N và M. Chứng minh rằng:

a. MN// AB;

b. \[MN = {{CD - AB} \over 2}\]

Giải:

a. Gọi P là trung điểm của AD, nối PM.

Trong tam giác DAB, ta có:

\[{{PA} \over {AD}} = {1 \over 2};{{BM} \over {BD}} = {1 \over 2}\]

Suy ra: \[{{PA} \over {AD}} = {{BM} \over {BD}}\]

Suy ra: PM // AB [Định lí đảo của định lí Ta-lét] [1]

Trong tam giác ACD, ta có: \[{{AP} \over {AD}} = {1 \over 2};{{AN} \over {AC}} = {1 \over 2}\]

Suy ra: \[{{AP} \over {AD}} = {{AN} \over {AC}}\]

Suy ra: PN // CD [ Định lí đảo định lí Ta-lét] [2]

Từ [1] và [2] và theo tiên đề Ơ-clít suy ra P, M, N thẳng hàng.

Vậy MN // CD hay MN // AB.

b. Vì PM là đường trung bình của tam giác DAB nên:

\[PM = {{AB} \over 2}\] [tính chất đường trung bình tam giác]

Vì PN là đường trung bình của tam giác ADC nên:

\[PN = {{AB} \over 2}\] [tính chất đường trung bình tam giác]

Mà PN = PM + MN

Suy ra: MN = PN PM = \[{{CD} \over 2} - {{AB} \over 2} = {{CD - AB} \over 2}\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề