Giải bài 19.4, 19.5, 19.6 trang 46 sách bài tập vật lí 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Vật lí

b. Momen của lực \[\overrightarrow {{F_2}} \] của cọc đỡ sau đối với cọc đỡ trước phải cân bằng với momen của trọng lực của người. Do đó, lực \[\overrightarrow {{F_2}} \] phải hướng xuống [H.19.3G]

Bài 19.4 trang 46 Sách bài tập [SBT] Vật lí 10

Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy [H.19.2].

a] Hãy tính lực giữ của tay.

b] Nếu dịch chuyển gậy cho bị cách vai 30 cm và tay cách vai 60 cm, thì lực giữ bằng bao nhiêu ?

c] Trong hai trường hợp trên, vai người chịu một áp lực bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn trả lời:

a. \[{F \over P} = {{60} \over {30}} = 2 = > F = 2P = 100[N]\]

b. \[{F \over P} = {{30} \over {60}} = {1 \over 2} = > F = {1 \over 2}P = 25[N]\]

c. Áp lực bằng F + P = 150 N hoặc 75 N

Bài 19.5 trang 46 Sách bài tập [SBT] Vật lí 10

Xác định các áp lực của trục lên hai ổ trục A và B [H.19.3]. Cho biết trục có khối lượng 10 kg, bánh đà đặt tại C có khối lượng 20 kg, khoảng cách AC = 1 m ; BC = 0,4 m lấy g = 10 m/s2

Hướng dẫn trả lời

Ta phân tích trọng lực \[\overrightarrow {{P_1}} \] của trục thành hai lực thành phần tác dụng lên hai ổ trục A và B:

P1A = P1B = 0,5P = 50 N.

Làm tương tự với trọng lực \[\overrightarrow {{P_2}} \]của bánh đà:

P2A + P2B = P2 = 200 N[1]

\[{{{P_{2A}}} \over {{P_{2B}}}} = {{0,4} \over 1} = 0,4\] [2]

Từ [1] và [2] ta được P2A = 57 N và P2B = 143 N.

Vậy áp lực lên ổ trục A là P1A + P2A = 107 N

Áp lực lên ổ trục B là P1B + P2B = 193 N

Bài 19.6 trang 46 Sách bài tập [SBT] Vật lí 10

Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép ván cầu [H.19.4]. Lấy g = 10 m/s2.

a] Tính momen của trọng lực của người đối với cọc đỡ trước.

b] Tính các lực F1 và F2 mà hai cọc đỡ tác dụng lên ván.

Bỏ qua khối lượng của tấm ván.

Hướng dẫn trả lời:

a. M = Pl = 600.3,0 = 1800 N.m

b. Momen của lực \[\overrightarrow {{F_2}} \] của cọc đỡ sau đối với cọc đỡ trước phải cân bằng với momen của trọng lực của người. Do đó, lực \[\overrightarrow {{F_2}} \] phải hướng xuống [H.19.3G]

MF2 = F2d2 = 1800 N.m

=> F2 = 1800 N.

Hợp lực của \[\overrightarrow {{F_2}} \]và \[\overrightarrow {{P}} \]cân bằng với lực\[\overrightarrow {{F_1}} \]

F1 = F2 + P = 2400 N.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề