Giải bài 4.1, 4.2, 4.3 trang 162, 163 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu * trang Sách bài tập (SBT) Toán Tập

Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A đến B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:

Câu 41* trang 162 Sách bài tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A đến B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:

a] CE = CF;

b] AC là tia phân giác của góc BAE;

c] \[C{H^2} = AE.BF\].

Giải:

a] Ta có: OC d [ tính chất tiếp tuyến]

AE d [gt]

BF d [gt]

Suy ra: OC // AE // BF

Mà OA = OB [=R]

Suy ra: CE = CF [tính chất đường thẳng song cách đều]

b] Ta có: AE // OC

Suy ra: \[\widehat {OCA} = \widehat {EAC}\] [ hai góc sole trong] [1]

Ta có: OA = OC [=R]

Suy ra: OAC cân tại O \[ \Rightarrow \widehat {OCA} = \widehat {OAC}\] [2]

Từ [1] và [2] suy ra: \[\widehat {EAC} = \widehat {OAC}\]

Vậy AC là tia phân giác của góc OAE hay AC là tia phân giác của góc BAE.

c] Tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn [O] có AB là đường kính nên \[\widehat {ACB} = 90^\circ \]

Tam giác ABC vuông tại C có CH AB.

Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu, ta có:

\[C{H^2} = HA.HB\] [3]

Xét hai tam giác ACH và ACE, ta có:

\[\widehat {AEC} = \widehat {AHC} = 90^\circ \]

CH = CE [tính chất đường phân giác]

AC chung

Suy ra: ACH = ACE [cạnh huyền, cạnh góc vuông]

Suy ra: AH = AE [4]

Xét hai tam giác BCH và BEF, ta có:

\[\widehat {BHC} = \widehat {BFC} = 90^\circ \]

CH = CF [= CE]

BC chung

Suy ra: BCH = BCF [cạnh huyền, cạnh góc vuông]

Suy ra: BH = BF [5]

Từ [3], [4] và [5] suy ra: \[C{H^2} = AE.BF\]

Câu 4.1 trang 163 Sách bài tập [SBT] Toán lớp 9 Tập 1

Cho đoạn thẳng AB. Đường tròn [O] đường kính 2cm tiếp xúc với đường thẳng AB. Tâm O nằm trên

[A] Đường vuông góc với AB tại A ;

[B] Đường vuông góc với AB tại B ;

[C] Hai đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng 1cm ;

[D] Hai đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng 2cm.

Hãy chọn phương án đúng.

Giải:

Chọn [C].

Câu 4.2 trang 163 Sách bài tập [SBT] Toán lớp 9 Tập 1

Cho đường tròn [O ; 2cm], điểm A di chuyển trên đường tròn. Trên tiếp tuyến tại A, lấy điểm M sao cho AM = OA. Điểm M chuyển động trên đường nào ?

Giải:

\[OM = 2\sqrt 2 \].

Điểm M chuyển động trên đường tròn \[[O ; 2\sqrt 2 cm].\]

Câu 4.3 trang 163 Sách bài tập [SBT] Toán lớp 9 Tập 1

Cho đường tròn [O ; 15cm], dây AB = 24cm. Một tiếp tuyến song song với AB cắt các tia OA, OB theo thứ tự ở E, F. Tính độ dài EF.

Giải:

Gọi C là tiếp điểm của EF với đường

tròn [O], H là giao điểm của OC và AB. Ta có

OC ^ EF và AB // EF nên OC ^ AB.

Ta tính được HB = 12 cm nên OH = 9 cm.

OAB đồng dạng với OEF nên \[{{OH} \over {OC}} = {{AB} \over {EF}}\] ,

tức là \[{9 \over {15}} = {{24} \over {EF}}\].

Ta tính được EF = 40 cm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề