Giải bài 6.9, 6.10, 6.11 trang 17, 18 sách bài tập vật lí 9 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Vật lí

+ Do ba điện trở này mắc nối tiếp nên ta có I=I1=I2=I3=2A[lấy giá trị nhỏ nhất, nếu lấy giá trị khác lớn hơn thì điện trở bị hỏng]. Sau đó bạn tính hiệu điện thế toàn mạch U theo định luật Ôm. U=IR=I[R1+R2+R3]=60V

Bài 6.9 trang 17 Sách bài tập [SBT] Vật lí 9

Điện trở R1=6; R2=9; R3=15 chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1=5A, I2=2A, I3=3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất bao nhiêu vào ha đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

A. 45VB. 60VC. 93VD.150V.

Trả lời:

Chọn đáp án B. 60V

+ Do ba điện trở này mắc nối tiếp nên ta có I=I1=I2=I3=2A[lấy giá trị nhỏ nhất, nếu lấy giá trị khác lớn hơn thì điện trở bị hỏng]. Sau đó bạn tính hiệu điện thế toàn mạch U theo định luật Ôm. U=IR=I[R1+R2+R3]=60V

Bài 6.10 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 9

Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1và R2vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I=0,12A.

a.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.

b. Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế thì dòng điện chạy qua điện trở R­1có cường độ I1gấp 1,5 lần cường độ I2của dòng điện chạy qua điện trở R2. Hãy tính điện trở R1và R2.
Trả lời:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch: \[R = {U \over I} = {{1,2} \over {0,12}} = 10\Omega\]
b] Vì R1 // R2 nên \[{U_1} = {U_2} \Leftrightarrow {I_1}{R_1} = {I_2}{R_2} \Leftrightarrow 1,5{I_2}{R_1} = {I_2}{R_2}\]
\[\Leftrightarrow 1,5{{\rm{R}}_1} = {R_2}\] [1]
Mặt khác: R =R1+R2=10 [2]

Giải [1] và [2], ta được:R1=4 vàR2=6


Bài 6.11 trang 18 Sách bài tập [SBT] Vật lí 9

Cho ba điện trở là R1=6; R2=12; R3=18. Dùng ba điện trở để mắc thành đoạn mạch song song có hai mạch rẽ, trong đó một mạch rẽ gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

a. Vẽ sơ đồ của đoạn mạch theo yêu cầu đã nêu trên.

b. Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch này.
Trả lời:
a] Vẽ sơ đồ
b] Điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch:

[R1 nt R2] // R3

\[{R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 6 + 12 = 18\Omega \]

\[{1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} = {1 \over {{R_{12}}}} + {1 \over {{R_3}}} = {1 \over {18}} + {1 \over {18}} \Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} = 9\Omega\]

+] [R3 nt R2] // R1

\[{R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 12 + 13 = 30\Omega \]

\[{1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} = {1 \over {{R_{23}}}} + {1 \over {{R_1}}} = {1 \over {30}} + {1 \over 6} \Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} = 5\Omega\]

[R1 nt R3] // R2

\[{R_{13}} = {R_1} + {R_3} = 6 + 18 = 24\Omega \]

\[{1 \over {{R_{t{\rm{d}}}}}} = {1 \over {{R_{13}}}} + {1 \over {{R_2}}} = {1 \over {24}} + {1 \over {12}} \Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} = 8\Omega \]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề