Giải bài 7, 8, 9 trang 58 sgk vật lí 10 - Bài trang sgk - vật lí

9. Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.

Bài 7 trang 58 sgk - vật lí 10

7. Phân tích lực \[\vec{F}\]thành hai lực \[\vec{F_{1}}, \vec{F_{2}}\]theo hai phương OA và OB [hình 9.10]. Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần.

A. F1 = F2 = F;

B. F1 = F2 = \[\frac{1}{2}\]F

C. F1 = F2 = 1,15F

D. F1 = F2 = 0,58F.

Hướng dẫn giải:

NếuF1= F2

do góc giữa\[\vec{F_{1}}, \vec{F_{2}}\] = 600

áp dụng định lý hàm cos

F2 = F12+ F22 + 2F1F2cos\[\vec{F_{1}}, \vec{F_{2}}\]

F =\[\sqrt{{F_{1}}^{2}+{F_{2}}^{2}+2F_{1}F_{2}\frac{1}{2}}\]= \[\sqrt{3{F_{1}}^{2}}\]

=>F1=\[\frac{F}{\sqrt{3}}\]= 0,577F 0,58F

=>F1= 0,58F

Chọn D

Bài 8 trang 58 sgk - vật lí 10

8. Một vật có trọng lượng P = 20N được treo vào một vòng nhẫn [coi là chất điểm].Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB [Hình 9.11]. Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc là 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.

Hướng dẫn giải:

Để hệ cân bằng:\[\vec{P}\]+\[\vec{T_{A}}\]+\[\vec{T_{B}}\]= \[\vec{0}\]

Mặt khác:\[\vec{P}\]+\[\vec{T_{A}}\]=\[\vec{0}\]

Xét tam giác OTAQ: Ta có:

tgα =\[\frac{P}{T_{A}}\]=>\[\vec{T_{A}}\]=\[\frac{P}{tg\alpha } = \frac{20}{tg60^{0}}\]

\[\vec{T_{A}}\]=\[\frac{20}{\sqrt{3}}\]= 11,54N =>\[\vec{T_{A}}\] 11,6N

+ sinα =\[\frac{P}{Q}= \frac{P}{T_{B}}\]=>\[\vec{T_{B}}\]= \[\frac{P}{sin\alpha }= \frac{20}{sin60^{0}}\]

=>\[\vec{T_{B}}\]=\[\frac{20}{\frac{\sqrt{3}}{2}}\]=\[\frac{40}{\sqrt{3}}\]= 23,09N

=>\[\vec{T_{B}}\] 23,1N

Bài 9 trang 58 sgk - vật lí 10

9. Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.

Hướng dẫn giải:

Mỗi lần đẩy bàn tay ra xa, ta phải dùng sức nhiều hơn để lực chống của hai tay lớn hơn mới nâng người lên được. Nguyên nhân là vì sau mỗi lần chống tay, góc của hai lực chống tăng dần [2 bàn tay rời xa nhau] cho nên làm cho lực nhỏ dẫn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề