Giải bài 89, 90, 91, 92 trang 150 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp tập

Bạn An đi từ nhà mình [A] qua nhà bạn Bảo [B] rồi đến nhà bạn Châu [C]. Lúc về, An qua nhà bạn Dũng [D] rồi trở về nhà mình [hình bên]. So sánh quãng đường lúc đi và quãng đường lúc về của An, quãng đường nào dài hơn.

Câu 89 trang 150 Sách Bài Tập [SBT] Toán lớp 7 tập 1

Tính cạnh đáy BC của tam giác cân ABC trên các hình dưới đây.

a] Trên hình bên trái: AH = 7cm, HC = 2cm

b] Trên hình bên phải: AH = 4cm, HC = 1cm

Giải

a] ABC cân tại A, ta có: AB = AC = 2 + 7 = 9

Trong tam giác vuông BHA, ta có \[\widehat {BHA} = 90^\circ \]

Áp dụng định lý Pytago, ta có: \[A{H^2} = B{H^2} + H{A^2}\]

Suy ra: \[B{H^2} = A{B^2} - A{H^2} = {9^2} - {7^2} = 81 - 49 = 32\]

Trong tam giác vuông BHC, ta có \[\widehat {BHC} = 90^\circ \]

Áp dụng định lý Pytago, ta có:

\[B{C^2} = B{H^2} + H{C^2}\]

\[B{C^2} = 32 + {2^2} = 36 \Rightarrow BC = 6\]

b] ABC cân tại A nên ta có: AB = AC = 4 +1 = 5

Trong tam giác vuông BHA, ta có: \[\widehat {BAH} = 90^\circ \]

Áp dụng định lý Pytago, ta có: \[A{B^2} = B{H^2} + H{A^2}\]

Suy ra: \[B{H^2} = A{B^2} - H{A^2} = {5^2} - {4^2} = 25 - 16 = 9\]

Trong tam giác vuông BHC, ta có \[\widehat {BHC} = 90^\circ \]

Áp dụng định lý Pytago, ta có:

\[B{C^2} = B{H^2} + H{C^2}\]

\[B{C^2} = 9 + {1^2} = 10 \Rightarrow BC = \sqrt {10} \]

Câu 90 trang 150 Sách Bài Tập [SBT] Toán lớp 7 tập 1

Bạn An đi từ nhà mình [A] qua nhà bạn Bảo [B] rồi đến nhà bạn Châu [C]. Lúc về, An qua nhà bạn Dũng [D] rồi trở về nhà mình [hình bên]. So sánh quãng đường lúc đi và quãng đường lúc về của An, quãng đường nào dài hơn.

Giải

Trong tam giác vuông ABC có \[\widehat {ABC} = 90^\circ \]

Áp dụng định lý Pytago, ta có:

\[A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} \]

\[= {600^2} + {600^2} \]

\[= 360000 + 360000 \]

\[= 720000\]

Trong tam giác vuông ACD, ta có \[\widehat {AC{\rm{D}}} = 90^\circ \]

Áp dụng đinh lý Pytago, ta có:

\[A{{\rm{D}}^2} = A{C^2} + C{{\rm{D}}^2} \]

\[= 720000 + {300^2} \]

\[= 720000 + 90000 \]

\[= 810000\]

Suy ra: AD = 900m

Quãng đường ABC dài 600 + 600 = 1200 [m]

Quãng đường CDA dài 300 + 900 = 1200 [m]

Vậy quãng đường lúc đi và lúc về của An là bằng nhau.

Câu 91 trang 150 Sách Bài Tập [SBT] Toán lớp 7 tập 1

Cho các số: 5; 8; 9; 12; 13; 15; 17

Hãy chọn ra các bộ ba có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.

Giải

Ta có: \[{5^2} = 25\] \[{8^2} = 64\]

\[{9^2} = 81\] \[{12^2} = 144\]

\[{13^2} = 169\] \[{15^2} = 225\]

\[{17^2} = 289\]

Ta có: 25 + 144 = 169 hay \[{5^2} + {12^2} = {13^2}\]

81 + 144 = 225 hay \[{9^2} + {12^2} = {15^2}\]

Theo định lý đảo định lý Pytago thì bộ ba số 5;12;13 và 9;12;15 là độ dài 3 cạnh của một tam giác vuông.

Câu 92 trang 150 Sách Bài Tập [SBT] Toán lớp 7 tập 1

Chứng minh rằng tam giác ABC vẽ trên giấy kẻ ô vuông [hình dưới] là tam giác vuông cân.

Giải

Đặt độ dài cạnh ô vuông là 1 [đơn vị chiều dài]

Áp dụng định lý Pytago ta có:

\[\eqalign{
& {\rm{A}}{B^2} = {1^2} + {2^2} = 1 + 4 = 5 \cr
& B{C^2} = {1^2} + {2^2} = 1 + 4 = 5 \cr
& A{C^2} = {3^2} + {1^2} = 9 + 1 = 10 \cr} \]

Suy ra: \[{\rm{A}}{C^2} = A{B^2} + B{C^2}\]

Áp dụng định lý đảo định lý Pytago ta có ABC vuông tại B.

Suy ra: \[{\rm{A}}{C^2} = B{C^2} = 5\]

\[ \Rightarrow \]AB = BC. Vậy ABC vuông cân tại B.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề