Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 18, 19 sách bài tập sinh 11 - Bài trang Sách bài tập ( SBT) Sinh - Bài tập tự giải

Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch \[CaCl_2\] thì các ion \[Ca^{2+}\] và \[Cl^-\] sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen.

Bài 9 trang 18 Sách bài tập [ SBT] Sinh 11- Bài tập tự giải

Hãy giải thích những loài cây trong vườn và những loài cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.

Trả lời:

Vì môi trường đất ở trên đồi rất khô cằn, lượng nước rất ít, những loài cây trên đồi phải biến đổi hình dạng lá, thân để làm sao có thể giảm lượng nước thoát ra ngoài, còn những cây trong vườn thì môi trường đất ẩm ướt hơn nên lượng nước qua cutin của những loài cây trong vườn mạnh hơn.

Bài 10 trang 18 Sách bài tập [ SBT] Sinh 11- Bài tập tự giải

Thí nghiệm : lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch \[CaCl_2\].

Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì ?

Trả lời:

Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào, vì xanh mêtilen không cần thiết đối với tế bào.

Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch \[CaCl_2\] thì các ion \[Ca^{2+}\] và \[Cl^-\] sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen.

=> Thí nghiệm: minh họa về cơ chế hút bám trao đổi đồng thời chứng minh tính thấm chọn lọc của màng sinh chất!

Bài 11 trang 18 Sách bài tập [ SBT] Sinh 11- Bài tập tự giải

Cây bình thường có lá xanh, do thiếu dinh dưỡng cây bị vàng lá. Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào trong ba chất cho dưới đây để lá cây xanh lại ? Giải thích vì sao.

1. \[Ca^{2+}\]

2. \[Fe^{3+}\]

3. \[Mg^{2+}\]

Trả lời:

\[Mg^{2+}\]vì nó là thành phần của diệp lục, tổng hợp lên diệp lục, nên khi đưa vào hoặc phun lên lá cây thì cây sẽ xanh lại

Bài 12 trang 19 Sách bài tập [ SBT] Sinh 11- Bài tập tự giải

Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh tnrởng trên đất có nồng độ muối cao là gì ?

Trả lời:

Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch nồng độ muối bên trong về bên ngoài làm cho cây không hút được các chất dinh dưỡng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề