Giải bài tập giáo dục công dân 12 sgk bài 1

Câu 7: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:

a.  Vi phạm quy tắc đạo đức

b.  Vi phạm pháp luật hình sự

c. Vi phạm pháp luật hành chính

d.  Bị xử phạt vi phạm hành chính

e.  Phải chịu trách nhiệm hình sự

f.  Bị dư luận xã hội lên án

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 – Bài 1: Pháp luật và đời sống giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 12

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 12

Trả lời:

– Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Để quản lí xã hội, mỗi nhà nước cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức.

– Đó là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trả lời:

1. Các đặc trưng của pháp luật:

   – Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

   – Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

   – Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Diễn đạt phải chính xác và thực hiện chính xác các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Nội quy trường, Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì:

   – Những văn bản này không mang tính quy phạm phổ biến, không mang tính bắt buộc chung và không phải là văn bản quy phạm mang tính quyền lực của nhà nước.

Trả lời:

– Bản chất giai cấp của pháp luật:

   + Xã hội có sự phân chia giai cấp thì pháp luật bao giờ cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc.

   + Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

– Bản chất xã hội của pháp luật:

   + Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

   + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

Trả lời:

Đạo đức Pháp luật
Nguồn gốc [hình thành từ đâu?] Từ nhu cầu của đời sống xã hội. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật
Nội dung Những quan niệm chuẩn mực, quy tắc ứng xử mang tính tự nguyện Các quy tắc xử sự [việc được làm, việc phải làm, việc không được làm]
Hình thức thể hiện Truyền miệng, ca dao, tục ngữ… Văn bản quy phạm pháp luật
Phương thức tác động Điều chỉnh hành vi, nhận thức, giáo dục qua dư luận xã hội. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước.

Trả lời:

1. Ca dao, tục ngữ:

      “Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

      Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

– Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

      “Anh em như thể tay chân

   Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

   – Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

      + Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

      + Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

Trả lời:

– Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.

– Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật:

   + Nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật.

   + Tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình.

   + Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học,… để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật.

Trả lời:

Căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình để trả lời.

   – Nếu có tranh chấp, gia đình em cần căn cứ vào các quy định của pháp luật, trao đổi cụ thể với hàng xóm để giải quyết. Nếu không được cần nhờ chính quyền địa phương can thiệp giúp.

   – Xã em có tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa. Tủ sách pháp luật là nơi để người dân tìm hiểu thông tin pháp luật, tự bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.

a. Vi phạm quy tắc đạo đức

b. Vi phạm pháp luật hình sự

c. Vi phạm pháp luật hành chính

d. Bị xử phạt vi phạm hành chính

e. Phải chịu trách nhiệm hình sự

f. Bị dư luận xã hội lên án

Trả lời:

Chọn đáp án b.

Giải bài tập GDCD lớp 12 đầy đủ lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật giúp để học tốt môn GDCD 12, luyện thi THPT Quốc gia



Bài 1. Pháp luật và đời sống

Bài 2. Thực hiện pháp luật

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản

Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ

Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân

Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Bài 10. Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

  • Trang chủ
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Video liên quan

Chủ Đề