Giải bài tập Giáo dục đạo đức liêm chính lớp 12

a. Pháp luật là gì?

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến

    + Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.

    + Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.

    + Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

    + Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

    + Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức

    + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:

- Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật,sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật.

- Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:

- Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.

- Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội.

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

- Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,...Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổcủa mình.

- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủvà hiệu quả nhất , vì:

    + Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

    + Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

    + Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụthể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.

- Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,... quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Viết bởi Quản trị nhà trường Thứ năm, 14 Tháng 10 2021 20:34

//mega.nz/file/QxomFL5K#TaVBebe-Jfa7Vw9qeuLWlKDPQ72Q0pjIXGS1sJt8-jo

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

Trang kế >>

2.

  • Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, mỗi người tự rèn luyện bản thân, người trách nhiệm càng cao thì càng phải làm gương cho người khác xung quanh mình, nâng cao tính kỷ luật của bản thân, nói đi đôi với làm.
  • Đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, cơ hội...
  • Nâng cao dân trí để không cả tin, không cho thói đạo đức giả có chỗ đứng.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRETRƯỜNG THPT NGUYỄN NGỌC THĂNGBÀI DỰ THITHIẾT KẾ BÀI GIẢNG GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO HỌC SINHTÊN BÀI GIẢNGBÀI HỌC VỀ LIÊM CHÍNH QUA CHÂN DUNGTHÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘHọ và tên người thực hiện: Lê Thị Ngọc HưngĐơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Ngọc ThăngThuộc tổ chuyên môn: Ngữ vănPhước long, tháng 4/ 2012BÀI GIẢNG GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH - BÀI HỌC LIÊM CHÍNH QUA CHÂN DUNG THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thứcBiết được những bài học liêm chính qua tác phẩm “ Thái sư Trần Thủ Độ” như bài học về sự thẳngthắn, trung thực biết phục thiện, bài học về lối sống chí công vô tư, thực hiện đúng pháp luật, về việc chốngtệ nạn hối lộ đồng thời sống có lí tưởng, ước mơ có trách nhiệm của người công dân đối với đất nước.2. Kĩ năng- Rèn luyện được nhân cách, đạo đức qua những câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ.- Vận dụng nội dung giáo dục với thực tiễn.- Biết điều chỉnh bản thân qua bài học.3. Tư tưởng tình cảm- Gíao dục nhân cách đạo đức của học sinh qua chân dung lịch sử.- Kính trọng, yêu mến những tính cách tốt đẹp và cao cả của con người thời xưa.II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC1. Chuẩn bị- Giáo viên: Đã chuẩn bị phần kịch bản.- Hoc sinh: Phần kịch bản đã học thuộc.2. Hình thức tổ chức- Sân khấu hóa một tác phẩm văn học được diễn lại.[ trong chương trình ngữ văn 10- tập 1]- GV phân vai cho HS theo nội dung kịch bản được tái hiện- GV là người đóng vai trò là người khái quát, chốt lại ý nghiã giáo dục cũng là người đưa ra lời nhận xéthoặc phản biện cùng với một HS khác trong vai khán giả.3. Tóm tắt nội dung bài giảngHọc sinh sẽ lần lượt diễn lại 4 câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ trong mỗi câu chuyện thông quahành động, lời nói sẽ được tái hiện lại tích cách, con người của Trần Thủ Độ giáo viên nhận xét tổng kết quađó học sinh sẽ tự nhận ra ý nghĩa giáo dục liêm chính thông qua nhân vật với những bài học rất gần gũi trongđời sống gắn liền với việc tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách của học sinh ngàynay.4. Hiệu quả sau buổi họcGiáo viên yêu cầu học sinh viết bài cảm nhận về nhân vật Trần Thủ Độ.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định lớp: Tổ chức lớp, chia lớp theo hình thức của buổi hoạt động ngoài giờ.2. Giới thiệu bài mới.Qua“ Đại Việt sử kí toàn thư” chúng ta đã thấy được chân dung của Trần Quốc Tuấn, tiết học nàychúng ta sẽ biết thêm về Thái sư Trần Thủ Độ một nhân vật có nhiều ý kiến khác nhau trong lịch sử qua vởkịch ngắn với những câu chuyện về Thái Sư Trần Thủ Độ.3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:HOẠT ĐỘNG HSHoạt động 1: Tìm hiểu bài học về tính thẳngthắn, trung thực biết phục thiện.* Tổ chức thực hiện 1: HS diễn theo phân vaicảnh 1. “Xử người hặc tội”- HS1: vai người hặc- HS2: vai Trần Thủ Độ- HS3: Người dẫn chuyệnHS3: Người dẫn chuyện nói:Giáp tí, năm thứ bảy.Mùa Xuân tháng giêng.Thái sư Trần Thủ Độ chết[ 71 tuổi] ; truy tặngthượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại VươngThủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lượchơn người, làm quan triều Lí được mọi ngườisuy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ, đều lànhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nước nhàphải nhờ cậy, quyền hơn cả vua. Bấy giờ cóngười hặc, vào ra mắt Thái Tông, khóc nóirằng.HS1: người hặc nói- Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua,đối với xã tắc sẽ ra sao?Vua lập tức xa giá đến nhà Thủ Độ và đemngười hặc đó đi theo vua đem lời của ngườihặc nói tất cả cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lờiHS2: Trần Thủ Độ nói- Đúng như lời người ấy nóiRồi lấy tiền lụa thưởng cho anh ta* Mục tiêu 1 : Giúp HS rèn luyện đạo đức quacâu chuyện thể hiện nhân cách của Trần ThủĐộ.HOẠT ĐỘNG GVI. Bài học về tính thẳng thắn, trung thực biếtphục thiện.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài học về lối sống chícông vô tư.* Tổ chức thực hiện 2: HS diễn theo phân vaicảnh 2: “Xử tên lính canh thềm cấm”- HS1: vai tên quân hiệu- HS2: vai Trần Thủ Độ- HS3: vai Linh Từ Quốc Mẫu- HS4: Người dẫn chuyệnHS4: Người dẫn chuyện nói :II. Bài học về lối sống chí công vô tư.Bản lĩnh thẳng thắn, trung thực biết phục thiệnđồng thời trọng người trung thực. Cử chỉ này khíchlệ cấp dưới trung thực, dũng cảm vạch tội lỗi, sailầm của người khác, dù có thể là cấp trên của mình.Bài học rút ra từ nhân cách Trần Thủ Độ- Dám thẳng thắn chỉ ra những hành vi sai trái củamột cá nhân nào đó khi họ làm sai mà điển hình làtrong phạm vi lớp học.- Hiện nay thì việc học sinh gian lận trong thi cửcũng còn rất nhiều qua chân dung của Trần Thủ Độgiáo dục cho học sinh tính trung thực trong cuộcsống mà trong thực đầu tiên là trong thi cử.- Đồng thời giáo dục học sinh biết được khi mìnhcó những hành vi sai trái phải biết nhận lỗi và cótrách nhiệm với những hành vi sai trái đó. Thẳng thắn, trung thực biết phục thiện là nhữngphẩm chất quan trọng cần có ở người học sinh nógiúp các em hòan thiện về nhân cách và lối sống cóđược tích cách này các em sẽ được mọi người yêumến.Chí công vô tư, nghiêm minh thực hiện đúng phápluật, không thiên vị người thân, khuyến khíchnhững người giữ nghiêm phép nước, dù làm ảnhhưởng đến người thân của mình. Qua đó giáo dụccho học sinh chúng ta.- Giáo dục cho học sinh có quan niệm sống đúngLinh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu qua thềmcấm, người quân hiệu ngăn lại không cho đi. Vềnhà, khóc bảo Thủ Độ rằng:HS3: Linh Từ Quốc Mẫu nói :- Mụ này là vợ ông mà bọn kia khinh nhờn đếnthế.HS4: Người dẫn chuyện nói :Thủ Độ cả giận, sai đi bắt. Người quân hiệu kiachắc mình bị chết. Khi đến nơi Thủ Độ vặn hỏitrước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời.- HS1: vai tên quân hiệuBẩm thái sư con chỉ biết đó là thềm cấm bất cứai cũng không được vàoHS2: Trần Thủ Độ nói :- Người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế,ta còn trách gì nữa?HS4: Người dẫn chuyện nói :Bèn lấy tiền lụa ban thưởng cho anh ta rồi chovề* Mục tiêu 2 : Hình thành lối sống và quanniệm sống cho học sinh.Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài học về chống tệnạn hối lộ đồng thời sống có lí tưởng, ước mơcủa thanh niên ngày nay.* Tổ chức thực hiện 3: HS diễn theo phân vaicảnh 3. « Cái giá của chức câu đương ».- HS1: vai người xin chức câu đương.- HS2: vai Trần Thủ Độ.- HS3: Người dẫn chuyện- HS4: Khán giảHS3: Người dẫn chuyện nói :Thủ Độ trình duyệt sổ hộ khẩu, Quốc Mẫu xinmột người làm chức câu đương. Thủ Độ gật đầuvà biên lấy tên của người đó. Khi xét duyệt đếnxã nọ, hỏi rằng tên kia đâu. Người kia mừng,chạy đến. Thủ Độ nói:HS2: Trần Thủ Độ nói :- Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câuđương, không ví như người câu đương khácđược, phải chặt một ngón chân để phân biệt.HS3: Người dẫn chuyện nói :Tên kia kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho; từấy về sau không ai dám tới nhà thăm riêng nữa.đắn; sống có ý thức, có trách nhiệm.- Giúp học sinh thấy được những việc làm sai tráivà dám chỉ ra những việc làm sai trái đó. Tránh việcsợ ảnh hưởng liên lụy bản thân mà không dám chỉra cái sai của người khác đó là lối sống ích kỉ chỉnghĩ đến cái lợi của bản thân.- Giáo dục học sinh sống phải biết thực hiện đúngpháp luật [ ví dụ về an toàn giao thông, thực hiệntốt nội quy nhà trường,…] Qua nhân cách của Trần Thủ Độ: Lối sống chícông vô tư, liêm chính thực hiện đúng pháp luật,giúp học sinh tự rèn luyện bản thân, trao dồi nhâncách điều đó sẽ làm cho mọi người kính trọng.III. Bài học về chống tệ nạn hối lộ đồng thời sốngcó lí tưởng, ước mơ.Một lần nữa Trần Thủ Độ chứng tỏ sự chí công vôtư, kiên quyết trừ trị nạn chạy chức, chạy quyền đútlót, hối lộ, dựa dẫm thân thích, giữ công bằng chopháp luật. Qua đây ta giáo dục cho học sinh thấyđược.- Sự sai trái của việc chạy chức, chạy quyền đút lót,hối lộ một mặt mất đi sự công bằng, tính nghiêmminh của pháp luật và công lí mặt khác còn thiệthại đến bản thân và phải nhận thấy đó là hành vihoàn toàn sai trái không nên làm.- Giáo dục học sinh biết làm việc gì cũng phải dựavào năng lực bản thân, cố gắng học tập trao dồi trithức đừng dựa dẫm vào người thân hay các mốiquan hệ thân thích nào để có được chức quyền hoặcdựa vào đó để tiến thân- Rèn luyện cho học sinh tính chăm chỉ siêng năngtrong học tập, thường xuyên trao dồi về đạo đức,phẩm chất, năng lực và tính cách để tự hoàn thiệnmình hơn.- Từ đó giúp các em hiểu hơn về ước mơ và lítưởng sống của thanh niên ngày nay: Giúp các emhình thành ước mơ trong tương lai trên con đườnglập nghiệp bằng tri thức của mình và hình thành ởcác em lí tưởng sống vì đất nước.* Mục tiêu 3 : Giúp học sinh nhìn nhận vấn đề  Tệ nạn nhận hối lộ, dựa vào người thân để tiếntheo quan điểm cá nhân và giúp các em có ước thân để có được chức quyền theo kiểu “con ôngmơ lí tưởng sống.cháu cha” hiện nay vẫn còn. Phải cho học sinh thấyđược đó là hành vi sai trái từ đó giúp các em hiểuHoạt động 4 : Tìm hiểu bài học về trách được vai trò của tri thức trong đời sống.nhiệm của người công dân đối với đất nước.* Tổ chức thực hiện 4: HS diễn theo phân vai IV. Bài học về tinh thần trách nhiệm của ngườicảnh 4 « An Quốc hay thần »?công dân đối với đất nước.- HS1: vai nhà vua.- HS2: vai Trần Thủ Độ.Ông nghĩ đến quốc gia là trọng, có tầm nhìn xa- HS3: Người dẫn chuyệntrông rộng, lo lắng sự ổn định của triều đình. QuaHS3: Người dẫn chuyện nói:đó giáo dục cho học sinh ý thức được.Thái Tông từng muốn cho người anh của Trần - Trách nhiệm của một công dân đối với đất nước:Thủ Độ là An Quốc làm tướng.làm việc gì cũng biết suy nghĩ đến lợi ích chung củaHS1: vai nhà vua.mọi người, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên- Nay ta phong An Quốc làm tướng ngươi nghĩ hàng đầu. Đấu tranh chống lại những đối tượng cóthế nàonhững hành vi sai trái ảnh hưởng đến quốc gia dânHS2: Trần Thủ Độ nói :tộc, những tư tưởng xuyên tạc ảnh hưởng đến con- An Quốc là anh thần, nếu là hiền thì thần xin đường xây dựng chủ nghĩa của nước ta.nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An - Trách nhiệm của một học sinh trong các mối quanQuốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em hệcùng làm tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?+ Với nhà trường: Giáo dục cho học sinh ý thứcđược trường học và lớp học là “ngôi nhà thân thiện”phải có trách nhiệm vây dựng chung ví dụ như xâydựng trường lớp xanh, sạch, đẹp; có ý thức bảo vệtài sản chung trong nhà trường,..+ Với bạn bè: Giúp học sinh thấy được vai trò củabạn bè trong đời sống và trong học tập nhưngkhông đồng nghĩa với việc “kết bè kết phái” hay“băng nhóm”gây ảnh hưởng việc mất đoàn kết* Mục tiêu 4 : Hình thành tinh thần trách trong lớp mà nghiêm trọng hơn là gây ra những sainhiệm của học sinhlầm đáng tiếc từ các em. Tầm quan trọng của cá nhân trong việc pháttriển đất nước, ý thức được trách nhiệm bản thântrong các mối quan hệ từ đó ra dức học tập trao dồitri thức, hình thành ý thức sống có trách nhiệm.IV. CỦNG CỐ- Xem lại tính cách nhân vật Trần Thủ Độ qua các câu chuyện- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài cảm nhận về nhân vật Trần Thủ ĐộSỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRETRƯỜNG THPT NGUYỄN NGỌC THĂNGPhước Long, ngày tháng 4 năm 201BÀI DỰ THITHIẾT KẾ BÀI GIẢNG GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO HỌC SINHTÊN BÀI GIẢNG SỐ 1TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG LỚP 10 –NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH VÀ Ý NGHĨA ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚIVIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC HỌC SINHLiterature GRADE 10 LESSONS INTEGRITY EDUCATION ORIENTATION AND POSITIVEIMPLICATIONS FOR STUDENT ETHICAL TRAININGHọ và tên người thực hiện: Tổ bộ môn Văn Năm học: 2011-2012Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Ngọc ThăngĐịa chỉ: Ấp 7, Phước Long, Giồng Trôm, Bến TreĐối tượng, phạm vi: Học sinh lớp 10 và những tác phẩm văn chương tiêu biểu có liên quanđến bài giảng trong chương trình Ngữ Văn 10BÀI GIẢNG GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH[Hoạt động ngoài giờ lên lớp]TÊN BÀI GIẢNG:TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG LỚP 10 –NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH VÀ Ý NGHĨA ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚIVIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC HỌC SINH1. Mục tiêu cần đạt của bài giảng:1.1. Về kiến thức: giúp học sinhNắm bắt được những bài học giáo dục liêm chính qua một số tác phẩm văn học trong chương trìnhNgữ Văn lớp 10 [Văn học dân gian, Văn học trung đại] như: tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, sống giảndị tiết kiệm, chuộng lẽ phải, không thỏa hiệp với hành vi hối lộ để trục lợi cho bản thân, …1.2. Về kỹ năng sống: giúp học sinh- Biết phân biệt giữa sống liêm chính và không liêm chính- Biết tự rèn luyện nhân cách và đạo đức để bản thân sống liêm chính- Vận dụng được bài học liêm chính trong thực tế đời sống, học tập, lao động, … để trở thành một họcsinh – thanh niên tốt- Biết đấu tranh chống lại những hành vi chưa liêm chính1.3. Về thái độ:Học sinh có hứng thú với bài học, thấy được sự cần thiết và giá trị giáo dục của bài học, quyết tâm trởthành một con người liêm chính.2. Cách đánh giá hiệu quả hoạt động- Học sinh viết bài thu hoạch và 100% học sinh tự rút ra được bài học cho mình- Học sinh biết xử lí tốt tình huống trong thực tế- Tập thể học sinh có sự tiến bộ về đạo đức: không vi phạm nội quy nhà trường, biết sống trách nhiệmhơn, không gây mất đoàn kết nội bộ, không gian lận trong thi cử, …3. Chuẩn bị:3.1. Về phía học sinh:- Đọc lại một số tác phẩm: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Tỏ lòng, Cảnh ngày hè,Nhàn.- Chuẩn bị tiểu phẩm: sân khấu hóa lại văn bản “Tam đại con gà”- Suy nghĩ phương án cho tình huống: Nếu em là Bao Công em sẽ xử lại vụ án Nhưng nó phải bằnghai mày như thế nào3.2. Về phía giáo viên:Trao đổi trước với lớp về những hoạt động sẽ được thực hiện trong bài dạyChuẩn bị một số tình huống trong thực tế mà học sinh có thể gặp phảiChuẩn bị nội dung cho học sinh viết thu hoạch4. Tiến trình các bước thực hiện4.1. Ổn định tổ chức lớp [Bố trí lớp học hình chữ U]4.2. Cử thư kí, Hội đồng phản biện trong đó GV làm người phản biện thứ nhất4.3. Giới thiệu bài học:Thực tế gần đây cho thấy, nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam là những người giàu nhiệt huyết và lítưởng nhất. Nhưng bên cạnh đó, tuổi trẻ do nhiều bồng bột và chưa được giáo dục đến nơi đến chốn nên vẫncòn không ít thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp với cái xấu để trục lợi cho bản thân. Hơn nữa, mặc dầu biết cămghét sự giả dối, thiếu trung thực, tham nhũng, hối lộ, sự vô cảm, … nhưng trong một tình huống nhất định,họ vẫn thực hiện những hành vi ấy. Sự tuột dốc về mặt đạo đức của thanh niên có ảnh hưởng xấu đến sự pháttriển của đất nước. Cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Ngay từ bây giờ, điều cấp thiết nhất là phải giáodục thanh niên thấu hiểu, tin yêu giá trị của bài học liêm chính.4.4. Nội dung bài học:Hoạt động của GV & HS*Hoạt động 1: Tìm hiểu bài học về tính tráchnhiệm qua hai tác phẩm: Tỏ lòng, Cảnh ngàyhè-Mục tiêu 1: Nhận ra bài học về tính tráchnhiệm-Tổ chức thực hiện:+GV: Trong những tác phẩm dưới đây, tácphẩm nào thể hiện được tính trách nhiệm củacon người: Nhàn, Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, ĐộcTiểu Thanh kí, Cảm xúc mùa thu?+HS: Dựa theo nhận định của mình mà trảlời ->GV nhận xét, đưa ra đáp án+GV: Em hãy thuyết trình về nội dung tínhtrách nhiệm của hai bài Tỏ lòng, Cảnh ngàyhè?+HS: Bước lên phía trên trình bày bằngchính cảm xúc của mìnhMức độ cần đạtI/ BÀI HỌC VỀ TÍNH TRÁCH NHIỆM-Tỏ lòng và Cảnh ngày hè mang đến cho ngườiđọc bài học về tính trách nhiệm của con người.+ Trách nhiệm của một công dân đối với đấtnước: kiên cường bảo vệ và giữ gìn từng tấcđất quê hương, sẳn sàng chiến đấu, hi sinh chosự nghiệp cứu nước, lập công đền nợ nước [Tỏlòng], canh cánh một tấm lòng yêu nước, locho dân [Cảnh ngày hè]+ Trách nhiệm với chính bản thân: khôngchấp nhận lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân,phân đấu trở thành người có ích, sống có lítưởng [Tỏ lòng]-Tính trách nhiệm của một học sinh+Đối với cộng đồng: tham gia những hoạtđộng vì lợi ích cộng đồng, giúp đỡ nhữngngười gặp khó khăn tùy sức mình, …-Mục tiêu 2: Học sinh nhận thức rõ hơn về tính+Đối với nhà trường: tuân thủ tốt nội qui nhàtrách nhiệmtrường, chia sẻ với tập thể những công việc-Tổ chức thực hiện:chung, …+GV: Học tập theo gương người xưa, em hãy+Đối với gia đình: đỡ đần cha mẹ công việcrút ra bài học về tính trách nhiệm cho mình?nhà, góp phần xây dựng kinh tế gia đình, …+HS:Chia 4 nhóm thảo luận lần lượt theo+Đối với bản thân: chăm chỉ học tập để maugợi ý về tính trách nhiệm đối với cộng đồng,tiến bộ, thường xuyên trau dồi đạo đức, khôngnhà trường, gia đình và bản thândựa dẫm vào người khác, có lập trường, …->Đại diện từng nhóm trình bày, thư kí tổnghợp, GV nhận xét, khích lệ, chốt ý-Tính trách nhiệm rất cần thiết cho học sinh.Nếu sống vô trách nhiệm thì làm việc gì cũngthất bại, không ai tin tưởng giao nhiệm vụ, bản-Mục tiêu 3: Học sinh biết phê phán thói vôthân chậm tiến bộ, …trách nhiệm-Tổ chức thực hiện:+GV: Nếu sống vô trách nhiệm thì gây hậu quảgì? Hãy chỉ ra một vài biểu hiện?+HS: Trả lời dựa trên những gì đã chứngkiến hoặc nghe thấy ->GV nhận xét, chốt ýVí dụ: Cần phê phán những hành vi như: trốnlao động, thoái thác trách nhiệm khi làm điềusai trái, không tham gia bất kì hoạt động nàocủa lớp, học tập theo kiểu “nước chảy bèo trôi”*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài học về tính trungthực, giản dị, chống nạn hối lộ qua ba tácphẩm: Tam đại con gà, Nhàn, Nhưng nó phảibằng hai mày-Mục tiêu 1: Học sinh biết khinh ghét lối sốnggiả dối để luôn luôn sống trung thực-Tổ chức thực hiện:+HS: Diễn lại tiểu phẩm Tam đại con gà gồmcác vai: thầy đồ, học trò, thổ công, chủ nhàtheo văn bản trong sách giáo khoa [có thể sángtạo thêm miễn là hợp lí]+GV: Nhận xét thành công hạn chế củacác em. Sau đó đặt ra vấn đề để các em suynghĩ: Truyện phê phán thói hư tật xấu nào củacon người? Hậu quả của nó ra sao?+HS: Suy nghĩ và trả lời ->GV nhận xét+GV: Trên thực tế, có nhiều bạn học sinhvì muốn đạt điểm cao mà sẵn sàng gian lậntrong thi cử [chép lén bài của bạn, sử dụng“phao”, …] trong khi bản thân rất lười họchoặc học kém. Em suy nghĩ gì về những hànhđộng trên? Em khuyên nhủ và giúp đỡ nhữngbạn ấy như thế nào?+HS: Suy nghĩ và trả lời ->GV nhận xét,chốt lại bài học về tính trung thực-Mục tiêu 2: Xây dựng ở học sinh lối sốnggiản dị, không tham lam, chống nạn hối lộ-Tổ chức thực hiện:+GV: Hãy so sánh hai tác phẩm Nhưng nóphải bằng hai mày [Văn học dân gian] vàNhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm] để chỉ ra sự khácnhau về thái độ của con người đối với đồngtiền? Em chọn quan niệm nào làm phươngchâm sống cho mình? Vì sao?+HS: Suy nghĩ và trả lời ->GV nhận xét,định hướng cho HS suy nghĩ đúng đắn+GV: Nếu em là Bao Công, em sẽ xử lại vụán trong Nhưng nó phải bằng hai mày như thếnào?+HS: Nếu không đưa ra được cách xử thì ítnhất cũng phải nói được mục đích xử lại là gì[vì đây là một tình huồng khó]+GV: Nếu có cách trả lời hợp lí thì độngviên, khích lệ bằng hình thức nào đó -> GV cóthể đưa ra hình thức xử của Bao Công cốt làmII/ BÀI HỌC VỀ TÍNH TRUNG THỰC,GIẢN DỊ, CHỐNG NẠN HỐI LỘ-Về tính trung thực:+Nhân dân ta từ xưa đã lên tiếng châm biếm,phê phán sự giả dối, thiếu trung thực của conngười.Truyện cười Tam đại con gà chế giễunhững người dốt nát, không chịu học hỏi lạikhéo che đậy, giấu diếm nó, đến khi cái dốt lộra thì thành trò cười cho thiên hạ.+Trong đời sống học đường ngày nay, tronghọc tập, thi cử, … chúng ta nên đẩy lùi nạngian lận, thiếu trung thực vì nó ảnh hưởng xấuđến quá trình học tập và tương lai của các bạnhọc sinh. Cần giúp những học sinh ấy nhận rađúng hạn chế của mình, khiêm tốn, siêng nănghọc hỏi. Sau đó, giúp họ lấp đi những lỗ hỏngkiến thức để tiến bộ từ từ.=>Tính trung thực cần thiết cả trong học tập,đời sống, quan hệ xã hội. Nếu sống gian dối,giả trá, lường gạt thì chỉ thiệt hại cho bản thân,tự đẩy mình vào bi kịch-Về lối sống giản dị và chống nạn hối lộ:+Tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày làlời chỉ trích nghiêm khắc của quần chúng bìnhdân về tình trạng quan lại tham lam nhận hối lộlàm mất đi sự công bằng, nghiêm minh của luậtpháp, còn người dân thì đút lót để giành công lívề phía mình.->quan niệm đồng tiền là cán câncông lí->quan niệm sai lầm+Bài thơ Nhàn đề cao cách sống giản dị,bình dân, không cầu xa hoa, không bon chentranh giành địa vị, lợi lộc, biết khinh phú quývà cuộc sống giả tạo -> quan niệm nhân cáchcon người cao hơn mọi thứ vật chất->quanniệm đúng đắnnổi bật ý: trừng trị bọn tham quan, giữ nghiêmminh của luật pháp, giúp dân nghèo không cònsuy nghĩ sai lệch nữa.+GV: Từ những câu chuyện trên, em rút rađược bài học gì cho mình?+HS: Nêu lên cảm nhận của bản thân*Hoạt động 3:Mục tiêu Tổng kết bài học-Tổ chức thực hiện:+GV: Đưa học sinh vào tình huống thực tế.Nếu các em xử lí tốt thì xem như bài học đãthành công. Ví dụ: Trên đường đi học, em gặpmột bé gái vì mải rong chơi ngoài đường nênbất cẩn bị tai nạn giao thông. Lúc đó, emchứng kiến tai nạn ấy và thấy tài xế gây tainạn đã bỏ chạy, cũng không có cha mẹ bé gáiở đó. Em sẽ làm gì trong khi nếu dừng lại cứubé gái em sẽ bị trễ giờ kiểm tra một tiết với lạibé gái kia là một người dưng.+HS: Suy nghĩ và trả lời ->GV khuyếnkhích hành động dừng lại cứu bé gái của họcsinh đó vì nó thể hiện được trách nhiệm đối vớicộng đồng cũng như lẽ sống tình thương củacon người+GV: Tổng kết và nhận xét tiết học=>Bài học về liêm chính còn yêu cầu chúng taphải biết sống giản dị [tức là một lối sống trongsạch, thanh cao], không tham lam, không thỏahiệp với hành vi hối lộ nhằm trục lợi cho bảnthân.4.5. Củng cố bài học:GV cho học sinh viết thu hoạch với vấn đề:Em sẽ đặt ra cho mình những hành động gì để thực hiện bài học liêm chính về tinh thần trách nhiệm,tính trung thực, lối sống giản dị và không thỏa hiệp với cái xấu?TÓM TẮTBài giảng tập trung khai thác những khía cạnh giáo dục liêm chính của những tác phẩm văn chươngtrong chương trình Ngữ Văn 10. Hầu hết chúng đều mang đến những bài học thiết thực, gần gũi nhất cho họcsinh trung học phổ thông. Bài giảng chia thành 3 hoạt động chính. Thứ nhất là tìm hiểu bài học về tinh thầntrách nhiệm. Thứ hai là tìm hiểu bài học về tính trung thực, sống giản dị, không thỏa hiệp với nạn hối lộ đểtrục lợi cho bản thân. Cuối cùng là trang bị cho học sinh kĩ năng xử lí tình huống trong thực tế. Để đảm bảocác em nắm chắc hơn bài học, giáo viên cho học sinh làm một bài thu hoạch. Mục đích của bài thu hoạch nàylà giúp các em có thể đề ra cho mình kế hoạch hành động để thực hiện bài học liêm chính. Mục tiêu cao nhấtcủa bài giảng là giúp học sinh hình dung được thế nào là sống liêm chính, ý nghĩa của nó đối với việc rènluyện đạo đức của bản thân học sinh.Trường THPT Nguyễn Ngọc ThăngBài tham dự tích hợp liêm chính trong môn GDCDBÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC[ NGHĨA VỤ VÀ LƯƠNG TÂM ]Lời nói đầu :Việc cung cấp tri thức cho một người thì tương đối dễ dàng nhưng để hình thành nhân cách cho HSlà vấn đề không đơn giản, phải một quá trình giáo dục lâu dài, còn cần có thời gian để xem xét , nhận địnhcách ứng xử và trưởng thành của mỗi cá nhân trong cuộc sống mới đi đến kết luận chung .Đặc biệt với học sinh cấp 3, những thế hệ trẻ đang từng bước trưởng thành và dần bước những bướcchân tự lập vào cuộc sống, những hạt nhân có thể thúc đẩy hoặc cản trở quá trình phát triển của đất nước[ Bởi vì đây là lứa tuổi có những đổi thay về về tâm sinh lý và nhận thức dần chính chắn nhưng trước cámdỗ cuộc sống đời thường, tâm tánh rất dễ xao động , suy nghĩ sai hành động sẽ sai đó là điều tất nhiên khôngthể chối cãi ].Khi rời trường THPT tương lai của các em sẽ đi theo nhiều ngã rẽ khác nhau của cuộc đời nhưng dù ởvai trò cương vị nào thì việc giữ gìn nhân cách đạo đức là điều không thểthiếu nhất là bản tánh chân thậtvà thẳng thắn của mỗi con người như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “ Người không liêm sẽ khôngbằng súc vật ”…Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay trước sự biến đổi đa dạng, phong phú của cuộcsống nhân cách con người rất dễ chao đảo thì việc giáo dục tính liêm khiết là rất cần thiết và có vai trò hếtsức quan trọng. thông qua mỗi bài giảng bằng sự tác động thường xuyên của ý tưởng giáo viên đã góp phầnnào ngăn ngừa, hạn chế sự sa đà nhân cách và đạo đức học sinh và cũng đây là mục tiêu chính mà chúng tacần bàn.BÀI 11 : MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC[ 3 TIẾT]TiếT 1I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:HS cần đạt được:1.Về kiến thức- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặc ra cho con người.Từ đó có nhận thức đúngvề đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.2.Về kỹ năng- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội.- Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.3.Về thái độ- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới,tiến bộ.- Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị, chuẩn mực ấy trong cuộc sống.4. Phương pháp tài liệu và phương tiện hình thức tổ chức dạy học- Phương pháp thuyết trình,diễn giảng.- Phương pháp nêu vấn đề và đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm.Ngoài những phương tiện của một lớp học thường có như:- SGK, sách GV GDCD lớp 10.- Ca dao, tục ngữ-truyện, tranh ảnh liên quan đến bài học.- GV có thể chuẩn bị một số giấy khổ to ghi một số câu hỏi trắc nghiệm để HS nhận biết đúng sai.II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:1. Vào lớp:a. Ổn định tổ chứcb. Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi:* Đạo đức và pháp luật có gì giống và khác nhau ?* Đạo đức có vai trò như thế nào đối với cá nhân gia đình và xã hội?HS phát biểu theo danh sách .Lớp ý kiến.GV nhận định ý kiến và cho điểm.2. Giảng bài mới :Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung chínhGV GIỚI THIỆU BÀIĐạo đức học bao gồm các phạmtrù cơ bản: nghĩa vụ, lương tâm,nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc,thiện ác.Trong khuôn khổ trình bàycủa SGK, chúng ta học một số phạmtrù, trong đó trình bày những vấn đềchung nhất và được đơn giản hóa.1. NGHĨA VỤ:- GV: Sử dụng phương pháp nêu vấnđề giúp HS hiểu nội dung bài học.- GV: Cho HS cùng trao đổi VDtrong SGK.- GV: Nhận xét và kết luận.+ Nghĩa vụ là sự phản ánh nhữngmối quan hệ đạo đức đặt biệt giữa cánhân với cá nhân và cá nhân với xãhội.+ Nghĩa vụ là một trong những nétđặc trưng của đời sống con người,khác với con vật quan hệ với nhautrên cơ sở bản năng.GV: Cho HS trao đổi tiếp VDvàphân tích câu nói:“ Cha mẹ nuôi con như biển hồ lailáng.Con nuôi cha mẹ sao tính tháng tínhngày. ”1.Nghĩa vụ:a] Nghĩa vụlà gì ?Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung chínhGD : Tấm lòng yêu thương của chamẹ với con cái không bờ bến .Tuynhiên, trước lỗi lầm của con cáicha mẹ phải thằng thắn chỉ ra vàtrách phạt theo mức độ để giúpcon hiểu ra và điều chỉnh hành vikhông nên che dấu lỗi lầm cho condù sai phạm nhỏ . Nghĩa vụ cha mẹvà con là nuôi và dạy, thiếu mộttrong hai thì không thành nghĩa vụ.Nghĩa vụ luôn có sự tác động từhai chiều.“ Cha mẹ nuôi con như biển hồlai lángCon nuôi cha mẹ sao tínhtháng tính ngày. ”* Cha mẹ thương yêu quantâm, bênh vực bảo vệ con…* Con cái kính trọng thươngmến cha mẹ phải giữ thể diệncho cha mẹ….HS rút ra bài học bản thân từnghĩa vụ học tập: KT khônglật bùa , phải thành thật nhậnlỗi khi lầm lỗi, đi học phải đếnlớp, không lừa tiền cha mẹ đihọc thêm nhưng lại đi chơi…- HS phát biểu.Gv : Nêu câu hỏi:Các loại nghĩa vụ mà chúng tabiết :* Có mấy loại nghĩa vụ cơ bản? VD• Nghĩa vụ đạo lý: nghĩaminh họa ?vụ này mang tính tựGv: chấn chỉnh suy nghĩ sai sót.* Khái niệm:nguyệnNghĩa vụ là tráchnhiệm của cánhân đối với nhucầu lợi ích chungcộng đồng, củaxã hội.Gv: Vậy nghĩa vụ là gì?Vd : cha mẹ nuôi con , con nuôicha mẹ lúc tuổi già• Nghĩa vụ pháp lý : nghĩavụ này mang tính bắtbuộcVd: Nếu vi phạm luật giaothông phải nhận lỗi và chấpnhận chịu phạt…- Kinh doanh ăn uống khôngđảm bảo chất lượng gây ngộđộc thực phẩm phải bồi thường-Nam đến tuổi phải đăng kýnghĩa vụ quân sự, bảo vệ tổquốc- HS phát biểu.- Cả lớp ghi bàiHoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung chính2.LƯƠNG TÂM :Trong cuộc sống, nhữngngười có đạo đức luôn tự xem xét ,đánh giá mối quan hệ giữa bản thânvà những người xung quanh với xãhội. trên cơ sở đánh giá hành vi củamình, các cá nhân tự giác điều chỉnhhành vi của mình cho phù hợp vớicác chuẩn mực đạo đức. Đó là lươngtâm.2. Lương tâm.Tìm hiểu khái niệm lương tâm GVcho HS đọc câu chuyện SGK* Cảm giác hối hận của A là gì? Nó tác động như thế nào đói vớiđời sống người đó ?- Lương tâm:là năng lực tựđánh giá vàđiềuchỉnhhành vi đạođức của bảnthân trong mốiquan hệ vớingười khác vàxã hội.GV nhận xét.cảm giác hối hận của Acòn được gọi là lương tâm. Đó là sựtrừng phạt về mặt tinh thần , là tiếngnói của lương tri, đạo đức làm chongười trong cuộc sống trăn trở khóxử buộc con người phải điều chỉnhhành vi nếu không sẽ dễ dẫn đến tổnhại tình cảm của những người xungquanh.* Vậy lương tâm là gì ?GV nhấn mạnh vấn đề và nêu kháiniệm.* Vậy lương tâm tồn tại ở mấy trạngthái ? Nêu VD ?GV đánh giá, bổ sung và kết thúcvấn đề:* Trạng thái thanh thản lươngtâm :GV kể câu chuyện 15/11/2011 ở BếnLức - Long An.Gv khẳng định vấn đề và rút ra bàihọcCuộc sống mưu sinh đầy thiếu thốnnhân cách con người khó gìn giữtrước sức mạnh của đồng tiền, .Con người ta sống trên đời có thểa. Lương tâmlà gì ?* Khái niệmlương tâm:- Hai trạng tháilương tâm:* Lương tâmthanh thản:Giúp con ngườitự tin và pháthuy tính tíchcực trong hànhvi của mình. * Lương tâmcắn rứt: giúpcá nhân điềuchỉnh hành vìcho phù hợpyêu cầu xã hội.thiếu thốn nhiều thứ nhưng khôngthể thiếu một thứ quan trọng đóchính là đạo lý làm người , màlương tâm là một mấu chốt quantrọng. lương tâm luôn liên hệ chặtchẽ với ý thức nghĩa vụ đạo đứccủa mỗi cá nhân. Khi con ngườilàm một điều gì tốt lành có ích chongười khác sẽ đem lại cảm giác vuisướng, họ cảm thấy được an ủi vàcuộc sống ý vị hơn thì dây chính làcảm giác thanh thản của lươngtâm. Ngược lại với cảm giác thanhthản là :* Trạng thái cắn rứt lương tâm:Trong cuộc đời của mỗi cánhân, không ai dám khẳng định rằngmình chưa một lần lầm lỗi, khôngmột lần bị tâm tư giày xéo từ nhữngsơ sót của bản thân. Gv kể cho hsnghe câu chuyện: Con xin lỗi bố ! .GV giáo dục :Chúng ta có thể quan tâm,lo lắng mình gây tổn thương vàsẵn sàng nhận lỗi với bạn, ngườimình yêu.. một cách mạnh mẽ vàlo sợ người đó không hài lòngtrong cách ứng xử của mình ,nhưng có bao giờ chúng ta nói lênlời xin lỗi với bậc sinh thành dùchúng ta có rất nhiều lỗi lầm phảichằng đó là một nghịch lý. Vậychúng ta phải điều chỉnh trước khiquá muộn như nhân vật trong tìnhhuống trên, phải mạnh dạn nhận lỗivì sự chân thành bao giờ cũng đượcbao dung tha thứ đặc biệt với ngườithân.Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung chínhGV vấn đáp :* Nguyên nhân làm ngườita cắn rứt lương tâm bắt nguồn từđâu ?* Khi phạm sai lầm chúngta có nên nhìn nhận hay chối bỏ ?Vì sao ?Gv tổng hợp ý kiến vàGiáo dục : khi phạm sai lầm, vấnđề cơ bản là cá nhân tự đánh giávề nó [ sai phạm của bản thân]như thế nào, như Cômenxki [ mộtnhà giáo dục người Nga] nhậnđịnh : “ Những điều sơ xuất[ không cố ý ] không hề hạ thấpgiá trị con người nên bạn đừng từchối lỗi lầm mà thú nhận nó.” Khicá nhân đã có ý thức về hành vi củamình vi phạm các chuẩn mực đạođức và nhân phẩm bị tổn thương thìthường phát sinh những tình cảm hốihận, buồn bực đau khổ…tức giậnmình và xấu hổ với người khác.Tình cảm hối hận luôn xảy ra saukhi phạm sai lầm .Đối với những sailầm nghiêm trọng dù hối hận cũngkhông thể cứu vãn được tình thế nóthường đẩy con người rơi vào trạngthái đau khổ tột cùng nhưng dù saotình cảm hối hận cũng có mặt tíchcực là giúp con người ta ngănngừa không tái phạm sai lầm.Gv nêu câu hỏi:* Em có nhận xét gì về câu nói củanhà hiền triết Hy Lạp cổ đại: “ Tínhtự nhiên bao giờ cũng thắng tập tục,lý trí chiến thắng dục vọng, lòng tinchiến thắng số mệnh, lương tâmtrong sạch thắng nỗi lo sợ. Bởi lẽkhông ai trút được nỗi lo sợ mộtcách thanh thản bằng người cólương tâmtrong sạch.”Hoạt động của thầyHs trình bày ý kiến cá nhân.Mấy ai trên đời không mắcphải sai lầm. người ta thườngnói : “ Thánh nhân có khi cũngsai ”.Tất cả mọi người trong quátrình sống với biết bao nhiêumối quan hệ phức tạp nhưngkhông thể tránh được sai lầm từrất nhiều nguyên nhân, nhiều lýdo: vô ý , trình độ thấp, nănglực kém, chưa có kinh nghiệm,vì khí chất nóng nảy, hành vimanh động …khi một ngườiphạm lỗi lầm, người ta phải đốiđiện với hai toà án phán xét :một toà án hữu hình có thểtuyên phạt bao nhiêu năm, thờigian chịu phạt sẽ qua đi…nhưng toà án lương tâm khôngtha thứ nó tuy vô hình nhưngđoạ đày con người suốt cuộcđời, làm con người luôn sốngtrong mặc cảm và bất an..- HS nêu nhận định về câu nóitrên- Lớp ý kiến và điều chỉnh suynghĩ lệch lạc.Hoạt động của tròNội dung chínhGV vấn đáp :* Một số trường hợp cá nhânkhông biết điều chỉnh hành vi củamình [ không ăn năn cắn rứtlương tâm] mặc dù thường xuyênlà điều ác thì chúng ta gọi kẻ đó làgì?* Nếu gặp trường hợp này chúngta ứng xử thế nào? Nêu VD?Hs nêu ý kiếnĐây là kẻ vô lương tâm. Xãhội sẽ bao dung tha thứ chongười biết ăn năn sám hối thậtsự.Nhưng nếu biết lỗi màkhông sửa lỗi thì không thể thathứ như câu nói của ĐứcKhổng Tử : “ Biết lỗi mà khôngsửa lỗi ấy mới là lầm lỗi.”Gv nêu nhận xét ý kiến học sinh.Gv chuyển ýLương tâm thanh thản là điềumong muốn của tất cả chúng ta songtrong cuộc sống đời thường đôi khido cuộc sống mưu sin người ta quênmất đi bản tính chân thật để trởthành người có lương tâm thật sựđiều này không phải dễ dàng.* Vậy chúng ta phải là gì để trởthành người có lương tâm ?GV chấn chỉnh và kết luận bài học:Lương tâm là đặc trưng của đờisống đạo đức của con người . Nhờcó lương tâm những cái tốt đẹp đượcduy trì và phát triển . Do đó, trongcuộc sống không chỉ đòi hỏi cá nhânkhông chỉ có lương tâm mà còn phảibiết giữ gìn lương tâm. Ai cũng làngười có lương tâm nó có thể ngủvùi theo cảm xúc , cám dỗ… nhưnglương tâm sẽ thức dây nếu chúng tabiết tác động đúng cách, điều quantrọng nhất là con người phải điềuchỉnh lương tâm thức dậy kịp thờinếu quá trễ thì không còn cơ hộiquay trở lại . xã hội sẽ loại bỏ ngườiphi nhân tính ra khỏi môi trườngtràn đầy tình người. Đây là điều hếtsức quan trọng trong cuộc sống mỗicon người .Vd : Đói quá lấy tiền ngườikhác mua đồ ăn một lần có thểtha thứ nhưng nhiều lần cứ lặplại thì không thể tha vì lươngtâm chai sạn [ ai mất tiền màcũng hoang mang lo lắng kẻ lấycắp lại hững hờ vô tư ] chốnglại quan điểm ăn cắp quen tay,giết người không gớm tay [ sailại tiếp tục sai ].HS phát biểu theo SGK.b] Làm thế nàođể trở thànhngười có lươngtâm* Đối với mọingười:- Thường xuyênrèn luyện tư tưởng,đạo đức theo quanđiểm tiến bộ, cáchmạng và tự giácthực hiện các hànhvi để biến ý thứcđạo đức thành thóiquen đạo đức.- Thực hiện đầy đủnghĩa vụ của bảnthân một cách tựnguyện. Phấn đấutrở thành công dântốt, người có íchcho xã hội.- Bồi dưỡng tìnhcảm trong sáng,đẹp đẽ trong mốiquanhệgiữangười và ngườicao thượng, baodung và nhân ái.* Đối với HS:- Tự giác thực hiệnnghĩa vụ của HS.- Ý thức đạo đức,tác phong, ý thứckỉ luật.- Biết quan tâmgiúp đỡ ngườikhác.- Có lối sống lànhmạnh, tránh xa tệnạn xã hội.3.Củng cố:GV: Cho HS làm bài tập củng cố [GV ghi lên bảng phụ hoặc giấy khổ to].1.Sắp xếp các yếu tố cột A tương ứng với cột BAB1. Trẻ em đi học2. Kinh doanh hành hóa3. Sống tự do-hạnh phúc4. Chăm sóc yêu thươnga. Đóng thuếb. Trường học và thầy cô giáoc. Cha mẹ nuôi cond. Bảo vệ Tổ quốc+ Phân tích rõ trạng thái lương tâm của tình huống sau và nói rõ thái độ của em như thế nào?Tại ngã tư đường phố một cụ già chống gậy qua đường bị ngã.* Người A: Nhìn thấy rồi đi thẳng.* Người B: Giúp đỡ tận tình.* Người C: Chế nhạo người B-HS: Lên bảng trả lời.-HS: Cả lớp trao đổi.-GV: Nhận xét, đưa ra đáp án và cho điểm HS có ý kiến tốt.4. Dặn dò:- Học bài.- Làm bài tập 1,2 SGK.- Chuần bị tình huống thực tế cho tiết 21.Tư liệu tham khảo :* Tình huống SGK hoạt động nuôi con của sói mẹ và cha mẹ với con cái.Sói mẹ nuôi con. Khi sói con đã lớn , sói mẹ xua đuổi con đi nơi khác sống tự lập. khi ấy quan hệ giữasói mẹ và sói con chỉ là quan hệ bình thường giữa những con sói. Ta nói hoạt động nuôi con của sói mẹ làhoạt dộng thể hiện bản năng của loài sói.Cha mẹ nuôi con đến tuổi trưởng thành .bên cạnh việc khuyến khích và tạo điều kiện để con biết tự lập,cha mẹ luôn luôn yêu thương quan tâm , giúp đỡ con mình khi đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ta nói cha mẹthực hiện nghĩa vụ với con cái.* * Câu chuyện về khái niệm lương tâmBà A mất một con gà mái , tìm mãi không thấy nên bà có ý nghi ngờ hàng xóm bắt trộmmất , đã nói bónggió sự nghi ngờ của mình. Mấy tuần trôi qua , một hôm con gà mái trở về nhà và dẫn theo gần chục con gàcon . hóa ra , con gà đẻ trứng trong bụi cây đến ngày ấp nó nằm ở đó. Nay trứng gà nở , gà mẹ dẫn con về .Nhìn đàn gà con nằm sưởi ấm trườc sân, bà A cảm thấy hối hận vì đã nghi ngờ nhà bên cạnh . bà tự nhủ : nếusau này mình mất gì thì cần phải bình tĩnh xem xét, khôngnên phản ứng vội vàng , làm tổn thương tình làngnghĩa xóm!* * * Trạng thái thanh thản lương tâmCâu chuyện 15/11/2011 ở Bến Lức - Long An.Một phụ nữ 29 tuổi tên Nguyễn Thị Lành , ít học , quê ở Hồng Ngự - Đồng Tháp vì cuộc sống khó khănhai vợ chồng lên long an bán vé số - bán thiếu bằng miệng 20 tờ cho khách quen – anh Đỗ Ngọc Tuấn 41t ởBến Lức- Long An. Khi vé số này trúng giải lên 6,6 tỷ người bán vé số nghèo vẫn giao đủ số cho ngườitrúng.Nhiều người phỏng vấn chị : “ Nếu xét về mặt pháp lý , thì việc mua bán này chưa hoàn thành nếu chịkhông chịu giao vé số cho anh tuấn thì không ai làm gì được chị, bây giờ nghĩ lại chọ có tiếc không ?”Chị lành trả lời không cần suy nghĩ “ Hồi đó đến giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù khôngtrúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh , tôi mà không trảthì thiên hạ coi tội ra gì ? ”* * * * Trạng thái cắn rứt lương tâmCon xin lỗi bố !Những năm tháng học đại học, bố luôn động viên con hãy cố gắng học hành để có một tương lai tốtđẹp, nghe lời bố con học rất chăm và kết quả không phụ lòng mong mỏi của bố. Ngày con chuẩn bị tốtnghiệp đại học, bố [ giám đốc một công ty danh tiếng] hứa, nếu con tốt nghiệp đại học loại giỏi bố sẽ tặngcho con một chiếc xe hơi đời mới.Qua những tháng ngày miệt mài sách vở cuối cùng ước mơ đã trở thànhhiện thực.Rồi ngày phát bằng cũng diễn ra, sắp đến giờ phát bằng con sốt ruột vì ai cũng có người thân bên cạnhsan sẻ niềm vui- nhưng giữa dòng người xa lạ con cảm thấy cô đơn lạc lỏng - sao đến giờ này bố không đếnnhưng lời hứa … bất chợt từ xa thoáng hiện bóng dáng một chiếc xe hơi tiến đến, một cảm giác vui sướngdâng trào, bố đã đến thật rồi nhưng không phải trên chiếc xe hơi đời mới mà bằng chiếc xe cũ mà bố vẫn đilàm mỗi ngày. Trên bục lãnh bằng, bố lại gần ôm hôn và chúc mừng nhưng hoàn toàn ngược với tâm tưởngcon nghĩ thay vì trao cho con chìa khoá chiếc xe hơi đời mới, bố lại tặng con một cuốn sách cũ kỹ, quá thấtvọng - cảm giác uất ức nghẹn ngào xâm chiếm tâm hồn không, kiềm được cảm xúc- con đã giật và ném cuốnsách xuống đất, trước ánh mắt ngạc nhiên của bố và những người xung quanh…Chạy nhanh về nhà lao vội vào phòng con khóc nức nở, đòi rời khỏi nhà kiếm một cuộc sống tự lập vìnơi đây luôn xem thường con , mẹ đã an ủi và động viên con rất nhiều con đừng bỏ nhà ra đi vì bố mẹ chỉcó mình con, nhưng con đã quay quắt đi bố xem thường con làm con mất mặt trước đám đông con lỡ khoevới bạn rồi, không chỉ có mình bố mới mua xe cho con được, con cũng có thể kiếm tiền mua xe được vậy…Ra đi theo tâm tưởng đau đớn tổn thương, ở phương trời xa lạ con đã cố gắng làm việc và cơ hộithăng tiến xuất hiện từ trưởng phòng đến phó giám đốc công ty…Hằng năm , đến tết mẹ vẫn thường gọi điệnthoại bảo con về ăn tết với bố mẹ nhưng con đã gạt ngang con không về đâu, về làm gì nơi đó có tạo điềukiện phát triển gì cho con, nơi đây con vẫn tự lập được mà . Nhiều năm qua đi, mẹ vẫn điện thoại đều đặn gọicon về nhưng con không thèm để tâm vì con vẫn còn giận bố. Năm nay, khi mẹ gọi điện thoại vẫn câu trả lờicũ, con vô tình thốt lên nhưng mẹ quát trong điện thoại lần này mày phải về vì bố mày mất rồi con à.Mọi cảm giác hờn giận tan biến , con chợt nhận ra rằng con đã mồ côi bố ; thu xếp công việc nhanhchóng vội trở về nhưng khi về đến nơi người ta đã đem bố đi chôn rồi.Thắp nén nhang trên bàn thờ nước mắt con nhuề nhoà, con nhìn thấy cuốn sách năm xưa bố tặng connằm bên cạnh di ảnh , lật vội trang đầu con mới vỡ lẽ đây là cuốn sách Dạy con cách làm người bên trongcó một là thư bố viết cho con – con trai yêu dấu, ngày con tốt nghiệp đại học lòng bố như thiêu đốt vì có mộtcuộc họp đột xuất diễn ra mà bố không thể vắng mặt , bố ngồi họp mà lòng không yên, mồ hôi chảy đầm đìa,bố lo không kịp đến lúc con lãnh bằng, không thực hiện được lời hứa với con nhưng bố vẫn rút kịp tờ ngânphiếu để vào giữa cuốn sách đủ tiền mua chiếc xe cho con nhưng con không thèm mở cuốn sách ra …Bốkhông giận con nhưng bố muốn nói với con một điều làm người con phải biết nhẫn nại, phải thận trọng khiđi đến quyết định vấn đề …bố luôn tha thứ và luôn mong con quay về .Lật giữa cuốn sách thấy tờ ngân phiếu bố để dành bấy lâu cho con, con sụp lạy và thốt lên lời sám hối đãquá muộn màng: “ Con xin lỗi bố! ” .

Video liên quan

Chủ Đề