Giải bài tập Sinh 10 Bài 11 trang 50

Bài 4 trang 50 SGK Sinh 10

Giải bài 4 trang 50 SGK Sinh học 10. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?

Xem lời giải

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 10 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 11 trang 48: Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lời giải:

Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố:

* Sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào

Kí hiệu:

– Nồng độ chất tan môi trường ngoài: CA

– Nồng độ chất tan bên trong tế bào: CB

Môi trường nhược trương Môi trường đẳng trương Môi trường ưu trương
CACB
Chất tan từ tế bào đi ra môi trường ngoài Chất tan đi ra bằng chất tan đi vào. Chất tan từ môi trường ngoài đi vào tế bào

* Đặc tính lí hóa học của các chất

– Các chất không phân cực, kích thước nhỏ: CO2, O2… có thể dễ dàng khuếch tán qua màng sinh chất.

– Các chất phân cực hoặc chất ion, các chất có kích thước lớn chỉ được khuếch tán vào bên trong tế bào qua các protein màng

Bài 1 [trang 50 sgk Sinh học 10]: Thế nào là vận chuyển thụ động?

Lời giải:

– Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng.

– Dựa theo nguyên lí khuếch tán [vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp].

Bài 2 [trang 50 sgk Sinh học 10]: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động

Lời giải:

Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Chiều vận chuyển Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Nguyên lí Theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán
Con đường

– Qua kênh prôtêin đặc hiệu.

– Qua lỗ màng

Qua prôtêin đặc hiệu
Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng ATP

Bài 3 [trang 50 sgk Sinh học 10]: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?

Lời giải:

– Rau sau khi được thu hoạch một thời gian ngắn, lượng nước bên trong các tế bào sẽ dần bị mất đi do quá trình thoát hơi nước.

– Khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi lên, không bị héo.

Bài 4 [trang 50 sgk Sinh học 10]: Khi tiến hành ẩm bào làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?

Lời giải:

Khi tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.

Hướng dẫn giải Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất sgk Sinh Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 50 sgk Sinh Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi quan sát, thảo luận, chuyên đề sinh học và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

I – Vận chuyển thụ động

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu.

Các chất tan có thể khuếch tán màng sinh chất bằng 2 cách : khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép, khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào [hình 11.1 a,b].

Hình 11.1. Sơ đồ các kiểu vận chuyển các chất qua màng
a] Khuếch tán trực tiếp;
b] Khuếch tán qua kênh;
c] Vận chuyển chủ động.

Các chất có khuếch tán được qua màng sinh chất vào bên trong tế bào hay không còn tùy thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa học của chúng.

Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ của chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường ưu trương. Khi đó, chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào.

Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường đẳng trương.

Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường nhược trương. Khi đó, các chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào được.

Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2,O2.. có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. Các chất phân cực hoặc các ion cũng như các chất có kích thước phân tử lớn như glucôzơ chỉ có thể khuếch tán được vào bên trong tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng. Các prôtêin vận chuyển có thể đơn thuần là các prôtêin có cấu trúc phù hợp với các chất cần vận chuyển hoặc là các cổng chỉ mở cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các chất tín hiệu bám vào cổng.

Các phân tử nước cũng được thẩm thấu vào trong tế bào nhờ một kênh prôtêin đặc biệt được gọi là aquaporin.

II – Vận chuyển chủ động

Vận chuyển chủ động [hay vận chuyển tích cực] là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao [ngược dốc nồng độ] và cần tiêu tốn năng lượng.

Vận chuyển chủ động thường cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển [hình 11.1c].

ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển [máy bơm] làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào. Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào.

III – Nhập bào và xuất bào

Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách r én dạng màng sinh chất. Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào. Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn [hình 11.2a và 11.3]. Quá trình này được thực hiện như sau : Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân huỷ nhờ các enzim. Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào. Kiểu vận chuyển này được gọi là tế bào [hình 11.2b].
Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với nhập bào gọi là quá trình xuất bào. Bằng cách xuất bào các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào [hình 8.2]


Các chất được vận chuyển qua màng tế bào có thể theo phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.

?

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi hoặc các vấn đề được nêu trong bài giúp học sinh dừng lại khi đọc hoặc trao đổi với nhau nhằm vận dụng kiến thức hoặc hiểu chính xác các khái niệm.

Trả lời câu hỏi trang 48 sinh 10

? Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Tốc độ khuếch tán của các chất qua màng phụ thuộc vào:

– Sự chênh lệch nồng độ chất đó ở bên trong và ngoài màng.

– Tính chất lý hóa của chất đó: Tan trong nước hay tan trong dầu, phân cực hay không phân cực, kích thước lớn hay nhỏ…

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 50 sgk Sinh Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 50 sinh 10

Thế nào là vận chuyển thụ động?

Trả lời:

Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng. Trong phương thức vận chuyển này, các chất từ nơi có nồng độ cao khuếch tán đến nơi có nồng độ thấp. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là sự thẩm thấu.

Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng hai cách:

– Trực tiếp khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép.

– Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào.

2. Giải bài 2 trang 50 sinh 10

Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.

Trả lời:

Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:

Đặc điểm Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Khái niệm / Chiều vận chuyển Phương thức vận chuyển các chất qua màn từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Phương thức vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Năng lượng tiêu tốn Không tiêu tốn năng lượng. Phải sử dụng năng lượng [ATP].
Nguyên lí Theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán
Con đường Qua kênh prôtêin đặc hiệu.
Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit
Qua prôtêin đặc hiệu

3. Giải bài 3 trang 50 sinh 10

Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau.

Trả lời:

Rau sau khi được thu hoạch một thời gian ngắn, lượng nước bên trong các tế bào sẽ dần bị mất đi do quá trình thoát hơi nước.

Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

4. Giải bài 4* trang 50 sinh 10

Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?

Trả lời:

Khi tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 trang 46 sgk Sinh Học 10

Bài tiếp theo:

  • Bài 12. Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Sinh Học 10

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 10
  • Để học tốt môn Vật Lí 10
  • Để học tốt môn Hóa Học 10
  • Để học tốt môn Sinh Học 10
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 10
  • Để học tốt môn Lịch Sử 10
  • Để học tốt môn Địa Lí 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10 [Sách Học Sinh]
  • Để học tốt môn Tin Học 10
  • Để học tốt môn GDCD 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 50 sgk Sinh Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn sinh học 10 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề