Giải pháp xây dựng khu phố văn hóa

Đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP phát biểu tại hội thảo

[Thanhuytphcm.vn] - Sáng 6/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TPHCM nhiệm vụ, giải pháp”. Hội thảo tập trung thảo luận 4 nhóm vấn đề: Một số quan điểm chung về không gian văn hóa; Phát huy vai trò của văn học nghệ thuật trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở cơ sở; Đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên báo chí, đồng chí Thái Thành Chung, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TPHCM [HTV] cho hay, đơn vị đã tập trung xây dựng nền tảng cho việc sản xuất, quảng bá các chương trình về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quy mô lớn và mang tính hệ thống. Đưa nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào sản xuất các chương trình sân khấu nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc, các chương trình cầu truyền hình, các sự kiện thể thao quy mô toàn quốc. Bên cạnh đó, HTV đã tuyên truyền, quảng bá các sự kiện chính trị, tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật với nhiều hình thức góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

Nguồn: HỘI THẢO: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH

Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của TP.HCM hiện nay ngay cả trên không gian thực và không gian mạng. Dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến chủ đề, bài viết trình bày thực tiễn của việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại các đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trên không gian thực và không gian mạng tại TP.HCM trong thời gian tới.

1. Đặt vấn đề

Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị khóa XI đã xác định TP.HCM là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng chính trị trên cả nước. Cùng với sự tăng trưởng dân số và phát triển công nghiệp, thương mại đã dẫn đến sự thay đổi không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa. Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI xác định: “Thông qua xây dựng thành phốthành “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nếp sống, đặc trưng văn hóa của nhân dân thành phố. “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” được xây dựng là sự đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đã sống, lao động và chiến đấu trên mảnh đất thân yêu này”. Việc xây dựng không gian này sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng thành phốcó chất lượng sống tốt, văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp, đơn vị đều có sự quan tâm và đầu tư cho việc xây dựng không gian văn hóa. Chính vì vậy, việc xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại doanh nghiệp, đơn vị trên không gian thực và không gian mạng là điều cần thiết để bảo vệ, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Bài viết sẽ trình bày về vấn đề này và đề xuất những giải pháp cụ thể để xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại doanh nghiệp, đơn vị ở TP.HCM.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”

Không gian văn hóa là môi trường văn hóa tiêu biểu, đặc sắc, gắn liền với một không gian, thời gian, vùng lãnh thổ hay một cộng đồng người cụ thể nào đó. Theo TS.Nguyễn Hữu Nguyên: “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” bao hàm ý nghĩa là một vùng lãnh thổ, địa lý, dân cư cụ thể mà ở đó chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và giá trị văn hóa tinh thần phi vật thể mang đậm dấu ấn của Người. Vùng lãnh thổ địa lý đó là dải đất hình chữ S của nước Việt Nam, là không gian sinh tồn của 54 dân tộc. Ở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là “Cha già dân tộc” vì Người đã lãnh đạo toàn dân đứng lên tranh đấu thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, giành lại độc lập dân tộc và thành lập “nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [Nguyễn Hữu Nguyên, 2022].

Như vậy, có thể hiểu “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” là một khu vực địa lý, dân cư cụ thể mà ở đó chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một không gian văn hóa đặc trưng của TP.HCM, nơi mà văn hóa của thành phốđược thể hiện và để cho mọi người cảm nhận được sự vinh dự của thành phốmang tên Người.

2.2. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp, đơn vị trên không gian thực và không gian mạng tại TP.HCM hiện nay

Khoá họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris, Pháp từ ngày 20/10-20/11/1987 đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về việc kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất” vào năm 1990. Đây là sự kiện quan trọng và tự hào của dân tộc Việt Nam. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 về về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. TP.HCM cũng đã đề ra mục tiêu xây dựng thành phốtrở thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của thành phố.

2.2.1. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp, đơn vị trên không gian thực

Tại TP.HCM, “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” mang nhiều giá trị riêng về không gian văn hóa vật thể và phi vật thể không phải nơi đâu cũng có. Không gian văn hóa vật thể Hồ Chí Minh là Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh; Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng trước Trụ sở HĐND - UBND TP.HCM, trên quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ hướng về Bến Bạch Đằng - một biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của nhân dân thành phốđối với Chủ tịch Hồ Chí Minh [Cẩm Nương, 2022]. Nhiều không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã được hình thành và hoạt động tại trụ sở làm việc, các trường đại học và cơ sở thờ tự tôn giáo gần đây. Các đơn vị, doanh nghiệp đã xây dựng mô hình không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại nhiều địa điểm, ví dụ như quận Bình Thạnh, quận 7, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 10... Các hoạt động trong không gian văn hóa này bao gồm triển lãm, trưng bày tranh, ảnh, tư liệu, sách, báo về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

Việc Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn phối hợp Hội Doanh nghiệp Trẻ TP.HCM tổ chức khai trương “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam” vào tháng 10/2022; Theo đó, không gian văn hoá Hồ Chí Minh bao gồm 14 tư liệu, tranh ảnh, 1 tủ sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và đây là nơi tỏa sáng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; đồng thời thấm sâu vào tâm hồn người dân thành phố, tạo nguồn sức mạnh đặc thù của một thành phố được vinh dự mang tên Bác [Minh Hiệp, 2022].

2.2.2. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp, đơn vị trên không gian mạng

Hiện nay, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên không gian mạng của doanh nghiệp và đơn vị còn khá mới mẻ và chưa được phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đã có một số nỗ lực trong việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên không gian mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị ở TP.HCM thường xuyên mở chuyên mục “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trên trang thông tin điện tử, bản tin nội bộ và đăng tải các bài viết, đoạn phim ngắn giới thiệu, chia sẻ những mô hình, cách học tập và làm theo Bác, những lời Bác dạy, các giải pháp, hiến kế việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh [Ngô Thị Phương Lan, 2022].

Song đó, nhiều nơi đã ứng dụng công nghệ trong việc đưa “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” lên mạng thông qua các hình thức như: bảo tàng trực tuyến, lập trang web, fanpage Facebook, YouTube, TikTok… để chia sẻ các hình ảnh, video clip, phim tư liệu về Bác, những lời dạy của Bác cùng những gương điển hình người tốt, việc tốt... Nhờ đó, người dân trên mọi miền tổ quốc, nhất là thanh, thiếu niên có thể tiếp cận, tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Ví dụ, quận 6 đã xây dựng mô hình “Đưa thư viện điện tử vào trong cuộc sống, phục vụ bạn đọc tại khu cách ly, khu phong tỏa”. Mô hình đã giới thiệu các video clip, sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Mỗi tuần có hơn 2.100 lượt truy cập trang web của Thư viện quận để đọc sách điện tử [Nguyên Thịnh, 2022]. Tại không gian trưng bày ở UBND phường 7, quận Bình Thạnh, người dân có thể dùng điện thoại để quét mã QR và có thể tham quan bảo tàng trực tuyến để tìm hiểu các dữ liệu về Bác với 6 phòng, 160 hình ảnh và nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, không phải đơn vị, doanh nghiệp nào cũng có hạ tầng và nhân lực về công nghệ hiện đại để triển khai các ứng dụng trong việc triển khai nội dung này đa dạng hơn.

2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại doanh nghiệp, đơn vị trên không gian thực và không gian mạng tại TP.HCM

* Thuận lợi:

TP.HCM là nơi có nhiều di sản văn hóa đa dạng, bao gồm di tích lịch sử, kiến trúc cổ, nghệ thuật truyền thống, văn hóa dân gian và các sự kiện văn hóa hiện đại. Bên cạnh đó, thành phốcũng có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, đơn vị có kinh nghiệm trong việc xây dựng không gian văn hóa. Nhiều chính sách của thành phốđầu tư và quan tâm đến việc xây dựng và phát triển không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Người dân của thành phốgồm nhiều lứa tuổi, trình độ, tầng lớp đang ngày càng quan tâm đến các hoạt động văn hóa và giải trí, đặc biệt là sau khi đất nước đang phát triển kinh tế và nâng cao mức sống. Chính vì vậy nhu cầu về văn hóa và giải trí của nhiều người ngày càng tăng cao, việc tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được nâng cao. Với sự phát triển của kinh tế và công nghệ, nhiều đơn vị, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm văn hóa của thế giới, từ đó học hỏi, phát triển và đa dạng hóa các hoạt động để đáp ứng nhu cầu của tổ chức trong việc xây dựng không gian văn hóa.

* Khó khăn:

Để xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, các đơn vị, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều nguồn lực về nhân lực, tài chính và thời gian. Tuy nhiên, đa số các đơn vị, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hiện nay thường gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ nguồn lực cho dự án này, xuất phát từ việc thiếu nguồn lực. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đòi hỏi sự đồng thuận, chung tay của cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đơn vị vẫn chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng không gian này, từ đó không đóng góp đủ sức mạnh để thực hiện. Xây dựng “không gian văn hóa Hồ Chí Minh” là một công việc mới đối với nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy gặp khó khăn trong việc định hướng và triển khai do thiếu kinh nghiệm. Việc quản lý cần một hệ thống quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo hoạt động được diễn ra hiệu quả, bền vững. Một số doanh nghiệp và đơn vị đã xây dựng thành công không gian văn hóa trên không gian mạng. Các doanh nghiệp này thường xây dựng các diễn đàn trực tuyến, trang web, trang fanpage, nhóm trên mạng xã hội để tạo ra một không gian giao lưu và tương tác nhưng công tác truyền thông còn hạn chế và chưa tiếp cận đến nhiều người.

2.4. Giải pháp xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại doanh nghiệp, đơn vị trên không gian thực và không gian mạng

* Một số giải pháp trên không gian thực:

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua thiết kế không gian làm việc chung, phòng họp, và các khu vực làm việc cá nhân có thể hỗ trợ tạo ra một môi trường làm việc cởi mở và trao đổi ý kiến. Giúp tạo điều kiện cho nhân viên chia sẻ ý kiến và kiến thức, cùng tham gia đóng góp ý tưởng, phát triển kỹ năng, tăng sự tương tác và gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức, phát triển tinh thần tự giác, trách nhiệm trong công việc như tinh thần học tập và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh để tạo ra một môi trường đa dạng và bao dung, tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt của nhân viên. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được đối xử công bằng và được coi trọng vì đó là cách tốt nhất để xây dựng một môi trường làm việc mang bản sắc riêng và ý nghĩa văn hóa doanh nghiệp.

Nhân rộng mô hình không gian văn hóa Hồ Chí Minh với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhằm mục đích tưởng nhớ và tri ân công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, được độc lập và thống nhất. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và làm việc theo phong cách, đạo đức, tư tưởng của Bác Hồ trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong lực lượng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân TP.HCM và đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động. Giúp tăng cường tinh thần đoàn kết, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Tổ chức các sự kiện, tọa đàm, tập huấn về hưởng ứng và thực hiện “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh và khuyến khích các doanh nhân, lãnh đạo đơn vị hiểu hơn và thể hiện trách nhiệm, từ đó có những chính sách, quyết định để triển khai xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại chính doanh nghiệp, đơn vị của họ.

Bên cạnh đó, các doanh nhân hay doanh nhân hay lãnh đạo đơn vị có thể phát huy vai trò của những người tiên phong trong việc đóng góp hay hợp tác tổ chức thực hiện, xin tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp khác trong việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Từ đó tạo ra những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân thành phố, sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lực lượng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân thành phố.

* Một số giải pháp trên không gian mạng:

Xây dựng trang web hoặc trang fanpage trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn... để chia sẻ các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh đã để lại, cũng như tôn vinh các giá trị đạo đức, nhân văn, tình người trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp bằng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trực tuyến.

Tổ chức hoạt động, sự kiện trên mạng như hội thảo trực tuyến, livestream, đăng tin tức, bài viết liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, giúp tăng cường nhận thức và kiến thức của các doanh nghiệp, đơn vị và doanh nhân về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Phát triển các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại và tiên tiến để đưa Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” đến gần hơn với đông đảo người dân. Các ứng dụng này có thể bao gồm các trò chơi giáo dục, các ứng dụng hướng dẫn du lịch, các hình ảnh 360 độ, các video giới thiệu, các chương trình tương tác và trải nghiệm ảo, giúp mọi người có thể truy cập dễ dàng từ các điện thoại thông minh.

Các doanh nghiệp, đơn vị có thể xây dựng bộ sưu tập số hóa các tư liệu, sách, tạp chí, báo, hình ảnh, video… về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hay thông tin các doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu trong cuộc vận động học tập làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh để đưa lên chuyên mục của không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Website hay các kênh thông tin trực tuyến khác nhằm giới thiệu và nâng cao công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng môi trường và văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

3. Kết luận

Tóm lại, việc xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” cho các doanh nghiệp, đơn vị trên không gian thực và không gian mạng tại TP.HCM hiện nay là nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành. Tùy vào tính chất mỗi doanh nghiệp hay đơn vị chuyên môn, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh sẽ có những thay đổi cho phù hợp với từng không gian đặc thù khác nhau của mỗi môi trường làm việc. Mặt khác, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh nhằm mục đích xây dựng một văn hóa và con người toàn diện, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trong bài viết trên Tạp chí doanh nhân Sài Gòn “Biến khó khăn thành hành động” đã nêu ra thách thức để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp, doanh nhân trong không gian văn hóa TP.HCM rất lớn. Cần một giải pháp đồng bộ, linh hoạt.

Theo đề xuất của ông Phan Trường Nhất và ông Lê Văn Ngọc - Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong không gian làm việc chung, phòng họp và các khu vực làm việc cá nhân có thể tạo điều kiện cho nhân viên chia sẻ ý kiến và kiến thức, cùng tham gia đóng góp ý tưởng, phát triển kỹ năng, tăng sự tương tác và gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức, phát triển tinh thần tự giác, trách nhiệm trong công việc như tinh thần học tập và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức các sự kiện, tọa đàm, tập huấn về hưởng ứng và thực hiện không gian văn hóa Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh và khuyến khích các doanh nhân hiểu hơn và thể hiện trách nhiệm.

Bên cạnh đó, các doanh nhân hay lãnh đạo đơn vị có thể phát huy vai trò của những người tiên phong trong việc đóng góp hay hợp tác tổ chức thực hiện, xin tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp khác trong việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Nên xây dựng trang web hoặc trang fanpage trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn... để chia sẻ các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, cũng như tôn vinh các giá trị đạo đức, nhân văn, tình người trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

Tổ chức hoạt động, sự kiện trên mạng như hội thảo trực tuyến, livestream, đăng tin tức, bài viết liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, giúp tăng cường nhận thức và kiến thức của các doanh nghiệp, đơn vị và doanh nhân về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Các ứng dụng này có thể bao gồm các trò chơi giáo dục, ứng dụng hướng dẫn du lịch, hình ảnh 360 độ, video giới thiệu, chương trình tương tác và trải nghiệm ảo, giúp mọi người có thể truy cập dễ dàng từ điện thoại thông minh. Các doanh nghiệp có thể xây dựng bộ sưu tập số hóa tư liệu, sách, tạp chí, báo, hình ảnh, video… về Chủ tịch Hồ Chí Minh để đưa lên chuyên mục của không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại website hay các kênh thông tin trực tuyến khác.

Chủ Đề