Giáo trình Luật To tụng hình sự Đại học Luật Huế

 04:23 09/03/2020

Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam [Giáo trình Luật tố tụng hình sự năm 2020 đại học luật Huế]

Trung Tâm Việc Làm Vui Academy, Tìm Việc làm Nhanh 24h,
Đăng Tuyển dụng miễn phí - Chi nhánh công ty MBN

ViecLamVui là dự án giữa MBN và Cổng Tri Thức Thánh Gióng Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên

Địa chỉ: L3 Tòa nhà MBN Tower 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email:

Không cần làm hồ sơ CV trên máy tính. Click chọn điền thông tin bằng điện thoại. Chat Nhanh có việc ngay

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam- Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội" do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thám gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự; quy định thủ tục tố tụng, khởi tố, điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự. Luật tố tụng hinh sự là công cụ đấu tranh, phòng ngừa tội phạm đồng thời có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người.

Luật Tố tụng Hình sự là một môn là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Luật ở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam được coi là tài liệu chính thức trong quá trình học tập của sinh viên. Giáo trình không chỉ ttang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống cho người học mà còn bao gồm những nội dung mới của khoa học và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự hiện nay.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành phản ánh định hướng cải cách tư pháp theo nghị quyết 49 của bộ chính trị, đồng thời cụ thể hóa các quy định của hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực tư pháp với nền tảng tư tưởng tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý và trật tự pháp luật. So với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều quy định mới về mục tiêu, phương thức, chủ thể, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết vụ án hình sự mà điểm nổi bật là việc quy định bổ sung nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bên cạnh nhiệm vụ phát triển chính xác và xử lý công Minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm one người vô tội đã quy định trong các bộ luật tố tụng hình sự trước đó.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được đánh giá, phản ánh đầy đủ chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong thời kỳ đổi mới của đảng và nhà nước, đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm và xu thế phát triển chung của tố tụng hình sự trên thế giới. Do đó, giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam cần được biên soạn lại để chuyển tải kịp thời những nội dung mới của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cho người học.

Đồng thời, việc biên soạn giáo trình lần này còn là dịp tết tập thể tác giả cập nhật các tri thức mới nhất của khoa học pháp lý tố tụng hình sự, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng như tác động, ảnh hưởng của nó đến quá trình giải quyết vụ án hình sự, đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước và quy luật vận động, phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam trong tương lai.

Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam được biên soạn trong bối cảnh đổi mới cách thức, phương pháp đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, hướng tới hội nhập quốc tế với mục tiêu đào tạo các thế hệ sinh viên các ứng được các chuẩn mực của công dân toàn cầu. Vì vậy, giáo trình này đặt mục tiêu trang bị kiến thức về luật tố tụng hình sự toàn diện một cách cơ bản, có hệ thống với kết cấu hợp lý gồm ba phần.

Phần 1.Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự Việt Nam cung cấp các tri thức của khoa học pháp lý tố tụng hình sự, quá trình phát triển và các nội dung của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự

Chương 2: Quyền con người và và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Chương 3: Bản chất, nhiệm vụ và sự phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 4: Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Phần 2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự, là hệ thống các tri thức về thủ tục, trình tự, thời hạn và thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự ở các giai đoạn của tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 5: Cơ quan tiến hành tố tụng

Chương 6: Người tiến hành tố tụng

Chương 7:Người tham gia tố tụng

Chương 8: Chứng cứ

Chương 9: Biện pháp ngăn chặn

Chương 10: Khởi tố vụ án hình sự

Chương 11: Điều tra vụ án hình sự

Chương 12: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Chương 13: Xét xử phúc thẩm

Chương 14: Thi hành bản án và quyết định của tòa án

Phần 3. Thủ tục đặc biệt và hợp tác quốc tế cho tố tụng hình sự

Chương 15: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Chương 16: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên

Chương 17: Thủ tục rút gọn

Chương 18: Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Chương 19: Hợp tác quốc tế trong Luật tố tụng hình sự

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam được biên soạn trên cơ sở kế thừa tư tưởng khoa học, giá trị cốt lõi và những ưu việt của các giáo trình đã có trước đó của pháp luật trực thuộc đại học quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở nước ta cũng được các tác giả khai thác, sử dụng khi biên soạn phản ánh được những đổi thay tích cực khi tiến hành tố tụng của các chủ thể tố tụng, nhất là đối với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam dotập thể tác giả là những giảngviên giàu kinh nghiệm, có quá trình nghiên cứu, giảng dạy lâu năm của khoa Luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội cũng như của một số cơ sở đào tạo luật khác và các nhà hoạt động thực tiễn biên soạn cung cấp tới người học và bạn đọc những kiến thức lý luận và pháp lý về tố tụng hình sự cập nhật mới nhất.

Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập môn Luật tố tụng hình sự tại khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Đồng thời, cuốn giáo trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những bạn đọc quan tâm, nghiên cứu về pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách"Giáo trìnhLuật Tố tụng hình sựViệt Nam - Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung về nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để bạn đọc tham khảo:

Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, bảo đảm phát hiện chính xác, xử lí công minh, kịp thời mọi hành viphạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm,không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội:

Luật tốtụng hình sự là công cụ sắc bén của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chổng tội phạm, thể hiện quyền lực cùa Nhà nước, quyền lực của nhân dân một cách mạnh mẽ, công khai và trực tiếp. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Các quy định đó thể hiện rõ nét tính quyền lực nhà nước, chi phối các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và các hoạt động tố tụng hình sự, nhất là trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác. Luật tố tụng hình sự xác lập căn cứ pháp lí để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm phát hiện nhanh chóng, xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, thể hiện sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Thứ hai, bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Pháp luật nói chung và luật tốtụng hình sự nói riêng đều mang tính giai cấp, là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy, luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thông qua luật tố tụng hình sự, Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Mặt khác, dân chủ là thuộc tính của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì vậy, quyền lợi của Nhà nước cũng chính là quyềnlợi của đại đa số nhân dân lao động, luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, thực hiện công bằng xã hội. Thông qua việc quy định các nguyên tắc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người tham gia tố tụng và các quy định cụ thể khác, luật tố tụng hình sự Việt Nam góp phần khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị tội phạm xâm hại; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khỏi sự xâm hại của người phạm tội hoặc những người khác; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác không bị xâm hại, bị hạn chế bởi những hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Thứ ba, giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu trạnh phòng ngừa và chống tội phạm

Luật tố tụng hình sự là phương tiện quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội. Sự tồn tại của hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự tự thân đã mang tính giáo dục. Các quy phạm pháp luật này là căn cứ để người tiến hành tố tụng ý thức rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của mình; giúp người tham gia tố tụng nhận thức rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thê bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. Luật tố tụng hình sự còn quy định những biện pháp có ý nghĩa khuyến khích, động viên người thực hiện tốt nghĩa vụ và những biện pháp xử lí người vi phạm pháp luật. Đồng thời, những quy định đó còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức pháp luật của mọi người. Mặt khác, luật tố tụng hình sự còn quy định những nguyên tắc, những hình thức cụ thể để ai cũng có thể tham gia góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự. Những quy định đó nhằm tác động đến ý thức, phát huy tính chủ động, tích cực của mọi người tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Video liên quan

Chủ Đề