Giáo trình văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

PHẦN 1/2

Phần thứ nhất. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GIAO THỜI 1900 – 1930

[TRẦN ĐÌNH HƯỢU – LÊ CHÍ DŨNG]

Chương I. Văn học và cuộc sống của buổi giao thời Âu – Á

Chương II. Vào những năm đầu thế kỉ XX, văn học chuyển mình

Chương III. Văn chương yêu nước của người chí sĩ

Chương IV. Phan Bội Châu [1867 – 1940]

Chương V. Thơ trào phúng phát triển thành một dòng

Chương VI. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu [1889–1939]

Chương VII. Văn học mới ra đời ở thành thị

Chương VIII. Những năm 20 sôi sục và sự báo hiệu của sự phát triển về sau của văn học

Chương IX. Kết luận

PHẦN 2/2

Phần thứ hai. VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945

Chương X. Tình hình chung về chính trị, kinh tế, văn học của thời kỳ 1930 – 1945 – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XI. Tình hình chung văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XII. Nguyễn Công Hoan [1903 – 1977] – NGUYỄN HOÀNH KHUNG

Chương XIII. Ngô Tất Tố [1892 – 1954] – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XIV. Vũ Trọng Phụng [1912 – 1939] – NGUYỄN HOÀNH KHUNG

Chương XV. Nguyên Hồng [1918 – 1982] – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XVI. Nam Cao [1917 – 1951] – HÀ VĂN ĐỨC

Chương XVII. Tú Mỡ [1900 – 1976] – HÀ VĂN ĐỨC

Chương XVIII. Tình hình chung văn học lãng mạn [1932 – 1945] – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XIX. Tự Lực văn đoàn – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XX. Phong trào Thơ mới lãng mạn – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XXI. Thạch Lam [1910 – 1942] – HÀ VĂN ĐỨC

Chương XXII. Nguyễn Tuân [1910 – 1987] – HÀ VĂN ĐỨC

Chương XXIII. Tình hình chung văn học cách mạng [1930 – 1945] – NGUYỄN TRÁC

Chương XXIV. Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh – PHAN CỰ ĐỆ

Chương XXV. Tập thơ Từ ấy của Tố Hữu – PHAN CỰ ĐỆ

VĂN HỌC VIỆT NAM [1900 – 1945]

Vietnamese Literature from 1900 to 1945


  1. Mã học phần: LIT3052

  2. Số tín chỉ: 04

  3. Học phần tiên quyết: LIT3050 Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 18 – thế kỉ 19.

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên [họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác]:

    1. Họ và tên: Hà Văn Đức

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Phạm Xuân Thạch

Chức danh: Giảng viên

Học vị: TS



Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần [kiến thức, kĩ năng, thái độ]:

Mục tiêu chung. Môn học nhằm góp phần đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và một số lĩnh vực có liên quan đến văn học [giản dạy văn học ở các bậc học PTTH, Cao đẳng, Đại học; theo dõi, quản lí văn hoá, văn nghệ nói chung và văn học nói riêng; biên tập viên trong các nhà xuất bản xuât bản sách văn học; viết báo về văn học nghệ thuật…]. Sinh viên hoàn thiện môn học được cung cấp khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc [mà văn học 1900 – 1945 là một bộ phận]; giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có khả năng phát hiện, phân tích, lí giải, đánh giá các hiện tượng của văn hoá – văn học truyền thống trong đời sống văn học đương đại.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần [kiến thức, kĩ năng, thái độ]:

    KIẾN THỨC

    KỸ NĂNG

    THÁI ĐỘ

    -Môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu, cơ bản về văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945. Đây là giai đoạn diễn ra quá trình chuyển đổi loại hình của văn học dân tộc từ nền văn học Trung đại theo mô hình Trung Quốc sang mô hình văn học hiện đại thế giới theo mô hình phương Tây, đồng thời cũng là giai đoạn xuất hiện những giá trị có tính cổ điển đầu tiên của văn học hiện đại.

    -Nắm được và nhận diện được những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 hiện diện trên những tác phẩm cụ thể của giai đoạn này.

    -Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn chương tốt đẹp của văn học dân tộc trong giai đoạn này.

    -Nắm được diện mạo của văn học trong giai đoạn này theo trục phân loại tác gia – tác phẩm.

    -Trên cơ sở hiểu rõ đặc trưng của giai đoạn văn học, có thể nhận diện, phân tích, lí giải và đánh giá những hiện tượng văn học mới được phát hiện [các dạng văn bản, tác giả mới được phát hiện] nhằm nhận ra những giá trị độc đáo riêng của hiện tượng.

    -Có hứng thú, yêu thích với công việc liên quan tới môn học, chuyên ngành và ngành được đào tạo.

    -Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về thể loại, phương pháp sáng tác trong giai đoạn này, đặc biệt nhận diện ra những ảnh hưởng của văn học truyền thống và tác động của mô hình văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp lên văn học Việt Nam trong giai đoạn này.

    -Trên cơ sở nắm được những vấn đề lí luận của giai đoạn văn học này, có thể ứng dụng vào các lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể có liên quan [giảng dạy văn học giai đoạn này ở các bậc học từ phổ thông, cao đẳng đến đại học; biên tập sách văn học liên quan đến giai đoạn này; viết báo về các hiện tượng văn học của giai đoạn này; giới thiệu di sản văn học giai đoạn này ra nước ngoài].

    -Nỗ lực nhận thức khách quan đối với lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn thuộc Pháp, đánh giá đúng, khách quan toàn diện văn học giai đoạn này cũng như có cái nhìn tỉnh táo đối với từng hiện tượng văn học.

  2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Điểm chuyên cần trên lớp được đánh giá qua các hoạt động làm bài tập, thuyết trình theo nhóm, tham gia vào các hoạt động thảo luận trên lớp [15%].



Kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Kiểm tra - đánh giá giữa kì

Điểm viết bài luận giữa kì theo chủ đề do giảng viên lựa chọn [15%].



Kiểm tra - đánh giá cuối kì

Điểm viết bài tiểu luận cuối kỳ [70%].



  1. Giáo trình bắt buộc [tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản]:

1. Tài liệu bắt buộc

[1]. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988

[2]. Hoặc: Trần Đình Hượu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác…, Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

Bản giáo trình trên hiện có tại thư viện của trường cũng như tất cả các thư viện lớn.

[3]. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư, Sài gòn, 1967. Mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : W74.00530. Hiện nay công trình này đã được tái bản lại và bản tái bản hiện có tại Thư viện của nhà trường.

[4]. Mã Giang Lân [chủ biên, 2000], Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Văn hoá thông tin

[5]. Phan Cự Đệ [chủ biên, 2004], Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục

2. Tài liệu tham khảo thêm:

[1]. Đặng Thai Mai, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX [1900-1925], NXB Văn học, Hà Nội, 1974. Mã số tại Thư viện quốc gia : VN74.02441, VN74.02442.

[2]. Chương Thâu [sưu tầm], Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX, NXB Hà Nội, 1982. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VN83.0030.

[3]. Chương Thâu [sưu tầm], Phan Bội Châu toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế, 2001. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV01.06885.

[4]. Chương Thâu [sưu tầm], Tuyển tập thơ văn Nguyễn Thượng Hiền, NXB Lao động, Hà Nội, 2004. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV05.00160.

[5]. Nguyễn Khắc Xương [sưu tầm], Tản Đà toàn tập, NXB Văn học, Hà Nội, 2002. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV02.02820.

[6]. Hoàng Ngọc Phách, Tuyển tập, NXB Văn học, Hà Nội, 1989. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VN89.01835.

[7]. Bửu Đình, Mảnh trăng thu, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2002. mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VN02.02613.

[8]. Cao Thị Xuân Mỹ, Hoàng Lại Giang… [sưu tầm], Văn xuôi lãng mạn Việt Nam [1887-2000], NXB Văn hóa Sài gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006. Mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV06.11854.

[9]. Cao Xuân Mỹ [sưu tầm], Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2000. Mã số tại Thư viện quốc gia Hà Nội : VV00.04024

[10]. Nguyễn Công Hoan, Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, NXB Văn học, Hà Nội, 1983.

[11]. Hà Minh Đức [chủ biên], Văn học Việt Nam thế kỉ XX : truyện ngắn trước 1945, Quyển II, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.

[12]. Nguyễn Ngọc Thiện [sưu tầm], Tranh luận văn học thế kỉ XX, NXB Lao động, Hà Nội, 2002.

[13]. Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995.

[14]. Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

[15]. Lê Văn Lân [chủ biên], Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,

[16]. Phạm Xuân Thạch, các công trình và bài viết liên quan đến các nội dung giảng dạy trong chương trình công bố tại website cá nhân : //thachpx.googlepages.com.

[17]. Thanh Lãng [1972], Phê bình văn học thế hệ 1932 [tập 1], Phong trào Văn hoá xuất bản

[18]. Thanh Lãng [1967], Bảng lược đồ văn học Việt Nam [quyển Hạ], NXB Trình bày

[19]. Phạm Thế Ngũ [1965], Việt Nam văn học sử giản ước tân biên [tập 3], Quốc học tùng thư xuất bản

[20]. Nhiều tác giả [2003], Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[21]. Nhiều tác giả, Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[22]. Nhiều tác giả, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[23]. Nhiều tác giả, Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

[24]. Nhiều tác giả, Tố Hữu về tác gia và tác phẩm

[25]. Nhiều tác giả, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm

[26]. Nhiều tác giả, Huy Cận về tác gia và tác phẩm

[27]. Nhiều tác giả, Hàn Mạc Tử về tác gia và tác phẩm


  1. Tóm tắt nội dung học phần [mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Môn học bao quát toàn bộ sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945. Đây là giai đoạn diễn ra quá trình chuyển đổi loại hình của văn học VN từ văn học Trung đại Hán Nôm sang văn học hiện đại dùng chữ Quốc ngữ. So với những giáo trình lịch sử văn học trước đây, việc trình bày lịch sử văn học của đề cương có sự cập nhất phù hợp với hình dung hiện nay của giới nghiên cứu: trình bày theo trục chính là sự phát triển của các thể loại. Ngoài phần giới thiệu chung về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam 1900 – 1945, nội dung môn học sẽ tổ chức theo các thể loại làm nên diện mạo văn học Việt Nam trong giai đoạn này: trần thuật, thơ trữ tình, kịch, lý luận phê bình. Tuy vậy, trong từng thể loại, bên cạnh việc trình bày diện mạo phát triển chung, bài giảng vẫn chú ý nhấn mạnh tính đa dạng về phương pháp sáng tác và nhấn mạnh vào các tác giả tiêu biểu.

  1. Nội dung chi tiết học phần :

Tuần 1: Phần 1. Khái quát văn học Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Những tiền đề của quá trình hiện đại hoá văn học

1.1 Giai đoạn thuộc địa. Quá trình chinh phục thuộc địa và Khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương

1.2 Sự biến đổi của xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại hoá

1.3 Các giai đoạn của quá trình giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

1.4 Những biến động của tình hình thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX.

1.5 Sự ra đời của các nghệ thuật mới ở Việt Nam



Tuần: Chương 2. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam 1900 – 1945

2.1 Quá trình chuyển đổi loại hình của nền văn học

2.2 Quá trình chuyên nghiệp hoá văn học. Loại hình nghệ sĩ tự do.

2.3 Đa dạng hoá đời sống văn học. Các nhóm tác giả và các khuynh hướng văn học

2.4 Văn học công khai và văn học bí mật. Một hệ quả của lịch sử

2.5 Quá trình dân chủ hoá đời sống văn học

2.6 Các giai đoạn phát triển của đời sống văn học

Tuần: Phần 2. Những tác gia báo hiệu sự chuyển đổi loại hình của nền văn học

Chương 1. Phan Bội Châu

1.1 Tóm tắt tiểu sử

1.2 Toàn cảnh di sản văn chương Phan Bội Châu

1.3 Từ Nhà Nho chí sĩ đến người viết văn. Tính tiêu biểu của hiện tượng Phan Bội Châu



Tuần: Chương 2. Tản Đà.

2.1 Tóm tắt tiểu sử.

2.2 Toàn cảnh di sản văn chương Tản Đà

2.3 Từ Nhà Nho tài tử đến người nghệ sĩ tự do trong xã hội tư sản. Tính tiêu biểu của hiện tượng Tản Đà



Tuần: Phần 2. Trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Khái quát về trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

1.1 Các giai đoạn phát triển của trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

1.2 Các đặc điểm khái quát của trần thuật Việt Nam 1900 – 1945

Chương 2. Những bước đầu của tiểu thuyết và truyện ngắn quốc ngữ. Văn học Nam kỳ. Tản Đà, Phan Kế Bính, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách

2.1 “Tiểu thuyết” ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ

2.2 Phan Kế Bính

2.3 Hồ Biểu Chánh.

2.4 Hoàng Ngọc Phách

Tuần: Chương 3. Những người vắt qua hai thế hệ. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố

3.1 Nguyễn Công Hoan – từ người viết Xã hội ba đào kí đến nhà tiểu thuyết

3.2 Ngô Tất Tố - Nhà Nho, nhà báo và nhà văn Ngô Tất Tố

Chương 4. Những nhà văn thuộc nhóm Tự lực Văn đoàn. Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam

4.1. Giai đoạn viết chung Nhất Linh – Khái Hưng

4.2 Nhất Linh

4.3 Khái Hưng

4.4 Thạch Lam. Ảnh hưởng của Tự lực văn đoàn và tính độc lập trong sự nghiệp sáng tác

Tuần: Chương 5. Những nhà văn độc lập. Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân.

5.1 Vũ Trọng Phụng.

5.2 Nguyên Hồng.

5.3 Nguyễn Tuân.



Chương 6. Những người báo hiệu một giai đoạn mới. Nam Cao.

6.1 Những khuynh hướng hiện đại của trần thuật Việt Nam sau năm 1939.

6.2 Nam Cao.

Chương 7. Trần thuật phi hư cấu. Phóng sự và ký.

7.1 Một khái quát về trần thuật phi hư cấu, từ du kí trước năm 1932 đến phóng sự và kí sau năm 1932.

7.2 Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

Tuần: Phần 3. Thơ Việt Nam 1900 – 1945. Phong trào Thơ mới

Chương 1. Những dấu hiệu đổi mới thi ca trước Thơ mới

Chương 2. Phong trào Thơ mới.

2.1 Cuộc tranh luận Thơ mới và Thơ cũ.

2.2 Thơ mới, cái nhìn lịch đại.

2.3 Những đặc điểm thi pháp và mỹ học của Thơ mới



Tuần: Chương 3. Thơ mới và ảnh hưởng thơ ca phương Tây, lãng mạn tượng trưng và siêu thực. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê

3.1 Các khuynh hướng lãng mạn, tượng trưng và siêu thực trong Thơ mới.

3.2 Xuân Diệu

3.3 Huy Cận

3.4 Hàn Mặc Tử

3.5 Chế Lan Viên

3.6 Bích Khê

Chương 4. Thơ mới và thơ ca truyền thống, thơ Lục bát và thơ Đường luật. Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Vũ Hoàng Chương

4.1 Tác động của thơ ca truyền thống và Thơ mới

4.2 Nguyễn Bính.

4.3 Thâm Tâm

4.4 Trần Huyền Trân

4.5 Vũ Hoàng Chương



Tuần: Chương 5. Thơ ca trong các phong trào đấu tranh cách mạng. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Tố Hữu

5.1 Khái quát về thơ ca trong các phong trào đấu tranh cách mạng.

5.2 Nguyễn Ái Quốc – Nhật kí trong tù

5.3 Tố Hữu – Từ ấy



Tuần: Phần 4. Kịch Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Khái quát về kịch Việt Nam 1900 – 1945

Chương 2. Những người tiên phong. Vũ Đình Long. Nam Xương

2.1 Vũ Đình Long, giữa chính kịch và bi kịch.

2.2 Nam Xương và thể loại hài kịch.

Chương 3. Giai đoạn đỉnh cao của kịch Việt Nam. Đoàn Phú Tứ. Nguyễn Huy Tưởng.

3.1 Đoàn Phú Tứ

3.2 Nguyễn Huy Tưởng và đỉnh cao Vũ Như Tô.

Tuần: Phần 5. Lí luận phê bình Việt Nam 1900 – 1945

Chương 1. Khái quát về lí luận phê bình Việt Nam 1900 – 1945.

Chương 2. Những người đặt những nền tảng đầu tiên. Phan Kế Bính. Phạm Quỳnh. Thiếu Sơn

2.1 Phan Kế Bính – nhà biên khảo

2.2 Phạm Quỳnh và quá trình du nhập lí luận văn học phương Tây vào Việt Nam

2.3 Thiếu Sơn – nhà phê bình



Chương 3. Những tác gia “cổ điển”. Hải Triều. Hoài Thanh. Trương Tửu. Vũ Ngọc Phan. Đặng Thai Mai

3.1Hải Triều và lí luận phê bình văn học Mác xít

3.2 Hoài Thanh và khuynh hướng phê bình ấn tượng

3.3 Trương Tửu và phê bình khoa học

3.4 Đặng Thai Mai và đỉnh cao Văn học khái luận

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN



Каталог: files
files -> Người lính bộ đội Cụ Hồ
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn Phương Khánh CÁi huyềN Ảo trong tiểu thuyết toni morrison
files -> Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tháng 2 và nhiệm vụ trọng tâm tháng năm 2015 phần thứ nhấT
files -> Cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> HưỚng dẫn chung về HÌnh thức trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học về trình bày
files -> Tiểu luậN : Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng ký TỰ quang học gvhd : ts. Đỗ Phúc


tải về 2.23 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề