Góc nhọn là gì

Đánh giá Góc là gì? Định nghĩa & nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông là chủ đề trong nội dung bây giờ của Tienkiem.com.vn. Tham khảo nội dung để biết đầy đủ nhé.

Trong nhóm hình học Euclid thì góc là những gì nằm giữa 2 đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Và 2 đường thẳng ấy được gọi là cạnh của góc. Giao điểm của chúng gọi là đỉnh của góc.

Góc là gì?

2. Đơn vị đo lường của góc

Radian

Radian là một đơn vị chuẩn để đo góc phẳng, được dùng phổ biến, rộng rãi trong toán học. Radian không có đại lượng độc lập cụ thể và là tỷ lệ độ dài cung tròn trên độ dài bán kính.

Đơn vị đo lường Radian

Trong hệ đo lường quốc tế thì góc được đo bằng radian.

Độ

Độ là một đơn vị đo lường thông dụng.

Độ có kí hiệu là °.

Đơn vị đo lường Độ

3. Tính chất của góc

– Một tia cũng là một góc và có số đo là 0°.

– Nếu tia OA nằm giữa OzOy thì A nằm trong góc zOy.

A nằm trong góc zOy

– Nếu tia Oa nằm giữa OxOy thì: góc xOa + góc aOy = góc xOy.

– Tia phân giác của góc xOy khi:

+ Oa nằm giữa OxOy [góc xOa + góc aOy = góc xOy]

+ Hai góc được chia ra bởi tia bằng nhau [góc xOa = góc aOy].

Tia phân giác góc xOy

– Hai góc kề nhau là hai góc có cạnh chung, hai cạnh còn lại nằm trên nửa mặt phẳng đối nhau.

– Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng một góc vuông.

– Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng một góc bẹt.

– Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau, có số đo bằng 1 góc bẹt.

– Hai tia đối nhau tạo thành 1 góc bẹt.

4. Góc nhọn là gì?

Góc nhọn được tạo từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm, có số đo góc lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

Góc nhọn

5. Góc vuông là gì?

Góc vuông được tạo từ 2 đường thẳng có 1 chung điểm, có số đo góc bằng 90°, tức là ¼ vòng tròn.

Góc vuông là góc có 90°

6. Góc tù là gì?

Góc tù cũng được tạo từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm. Tuy nhiên, góc tù có số đo góc lớn hơn 90°và nhỏ hơn 180°.

Góc tù

7. Góc bẹt là gì?

Góc bẹt là một góc có số đo góc bằng 180°, tức là ½ vòng tròn được tạo từ 2 đường thẳng có chung 1 điểm.

Góc bẹt

8. Góc phản là gì?

Góc phản là một loại góc không phổ biến trong sách giáo khoa và ít được sử dụng trong đa số bài tập tại lớp. Góc phản là một góc có số đo trên 180° và nhỏ hơn 360°.

Góc phản

9. Góc đầy là gì?

Góc đầy là góc bằng toàn bộ hình tròn, tức là góc đầy có số đo bằng 360°.

Góc đầy

10. Bảng phân biệt các loại góc

Bảng phân biệt các loại góc

11. Hai góc phụ nhau, kề nhau, bù nhau

Hai góc phụ nhau

Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90°.

Hai góc kề nhau

Hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung được gọi là hai góc kề nhau.

Hai góc bù nhau

Hai góc có tổng số đo bằng 180° là 2 góc bù nhau.

Hai góc phụ nhau, bù nhau, kề nhau

12. Cách xác định giá trị góc

Sử dụng tính chất của hình học

Các tính chất về hình học sẽ giúp bạn đo góc được đấy, và điều này áp dụng cho mỗi loại hình học khác nhau:

+ Hình vuông, hình chữ nhật thì các góc có số đo bằng 90°.

+ Hình tam giác thì có tổng 3 góc bằng 180°.

Dựa vào đề bài đã cho, từ đó bạn có thể suy ra số đo của các góc còn lại.

Sử dụng thước đo góc hoặc êke

Tuy nhiên thì việc sử dụng tính chất hình học để xác định số đo góc đôi lúc sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi gặp các hình học khó xác định và gây mất nhiều thời gian nếu bạn quên một số kiến thức. Sử dụng thước đo góc hoặc êke sẽ mang lại cho bạn kết quả chính xác nhất.

+ Thước đo góc thường có hình chiếc quạt hay nửa hình tròn và có giá trị từ 0° đến 180°.

Thước đo góc

+ Thước êke giúp xác định góc vuông hay không vuông và tính toán, xác định khoảng cách.

Thước êke

13. Dụng cụ đo góc

Thước đo góc

Là loại thước được sử dụng nhiều nhất trong việc đo góc. Trên thước hiển thị số đo từ 0° đến 180° và có hình nửa hình tròn.

Giác kế

Giác kế là một công cụ dùng để đo góc và được chia làm 2 loại: Giác kế ngang và Giác kế đứng

+ Giác kế ngang dùng để đo góc trên mặt đất.

+ Giác kế đứng dùng để đo góc theo phương thẳng đứng ví dụ như tường nhà,…

Giác kế

14. Bài tập nhận biết góc

Câu 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông?

Hình minh họa câu 1

Giải:

Góc nhọn – Hình 1.

Góc tù – Hình 3.

Góc bẹt – Hình 2.

Góc vuông – Hình 4.

Câu 2: Trong các góc sau đây góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?

Hình minh họa câu 2

Giải:

Góc vuông – Hình 3.

Góc nhọn – Hình 2.

Góc tù – Hình 4.

Góc bẹt – Hình 1.

Câu 3: Trong các cặp góc sau đây, cặp góc nào phụ nhau, kề nhau, kề bù nhau?

Hình minh họa câu 3

Giải:

Cặp góc phụ nhau – Hình 2.

Cặp góc kề nhau – Hình 3.

Cặp góc kề bù – Hình 1.

Xem thêm

Trên đây là bài viết liệt kê định nghĩa, tính chất và cách nhận biết các góc. Chúc bạn áp dụng thành công và hẹn gặp lại ở các bài viết sau!

//kubet88plus.com/

Video liên quan

Chủ Đề