Gợi ý món ăn cho người đau dạ dày

Thực đơn cho người đau dạ dày là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công trong điều trị căn bệnh đường tiêu hóa này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các chỉ dẫn để quý độc giả xây dựng được những thực đơn lành mạnh và giàu dinh dưỡng, giúp mau chóng đẩy lùi căn bệnh dạ dày.

Khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đau dạ dày, có một vài nguyên tắc cần tuân thủ, bao gồm việc lựa chọn thực phẩm tốt, hạn chế thực phẩm có hại và lưu ý trong chế biến món ăn.

Thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày phải là những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất có khả năng thấm hút, giảm tiết axit và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá nạc và trứng là những nguồn chất đạm dồi dào và lành mạnh cho người bị đau dạ dày. Chúng đảm bảo cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của người bệnh đồng thời thân thiện với hệ tiêu hóa đang bị tổn thương.
  • Các loại ngũ cốc: vừa có hàm lượng chất xơ cao, vừa là loại thực phẩm có khả năng thấm hút dịch vị và bao bọc niêm mạc dạ dày. Yến mạch, lúa mì và các loại đậu nên được thường xuyên sử dụng trong chế độ ăn uống của người bị đau dạ dày.
  • Rau xanh và hoa quả: là nguồn cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và hỗ trợ những tổn thương ở niêm mạc dạ dày mau chóng được chữa lành. Một số loại rau quả người bị đau dạ dày nên sử dụng là: rau mồng tơi, rau bina, các loại rau cải, táo, lê, lựu…
  • Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: curcumin, beta carotene hay flavonoid đều là những chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, giúp ích cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày và quá trình làm lành vết loét. Các hợp chất này có nhiều trong gừng, nghệ, cà rốt, đu đủ, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu omega 3: omega 3 là chất béo lành mạnh không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào mà còn có khả năng kháng viêm và giảm bớt căng thẳng mệt mỏi cho người bệnh. Người bị đau dạ dày vì thế nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, dầu oliu, hạt óc chó… thường xuyên.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa có khả năng trung hòa axit vừa có khả năng bọc hút cho niêm mạc dạ dày. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa còn giàu thành phần probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
Thực đơn cho người bị đau dạ dày nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả ít chua.

Song song với việc sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, người bị đau dạ dày cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước là biện pháp đơn giản để làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và trung hòa bớt lượng axit trong dịch vị. Bệnh nhân nên dùng nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả ít chua.

Trong chế độ ăn cho người loét dạ dày, cần hạn chế những loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thực phẩm chua cay: sử dụng nhiều thực phẩm có tính chua và cay sẽ kích thích tiết axit và bào mòn thêm lớp niêm mạc dạ dày.
  • Thực phẩm dai, cứng: làm tăng cường cọ xát lên niêm mạc dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Thực phẩm có chứa chất kích thích: Rượu, bia, trà đặc, cà phê, nước uống có ga là những loại thực phẩm người bị đau dạ dày nên tránh xa để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và đồ đông lạnh: đây là các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất điều vị và phẩm màu; đặc biệt không tốt cho hệ tiêu hóa và là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Thực phẩm lên men chua: như dưa cà, hành muối, nem chua… khi sử dụng sẽ làm mất cân bằng môi trường axit dạ dày, hơn nữa còn chứa chất nitric là tác nhân làm tăng nguy cơ hình thành các tế bào ung thư.
Người bị đau dạ dày không nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

Ngoài những lưu ý về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn, bệnh nhân bị đau dạ dày cần lưu ý một số nguyên tắc sau trong chế biến món ăn:

  • Nên thái nhỏ hoặc xay thực phẩm và chế biến thành các món cháo, súp mềm và dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế nêm nhiều gia vị trong nấu nướng làm cho món ăn kích thích tiết axit dạ dày và gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
  • Ưu tiên chế biến thức ăn bằng các phương pháp đơn giản, bảo toàn dinh dưỡng như luộc, hấp; hạn chế các món xào, chiên hay nướng.
  • Sơ chế kỹ thực phẩm để hạn chế nguy cơ tồn dư chất bảo vệ thực vật và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn.
  • Chỉ ăn chín, uống sôi; tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm tái, sống.

Người bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và thực hiện ăn đúng bữa, đúng giờ. Điều này giúp giảm lượng thức ăn cần tiêu hóa trong mỗi bữa và tránh được tình trạng ăn quá no hoặc để cho dạ dày quá đói. Các thực đơn mẫu được gợi ý dưới đây sẽ giúp độc giả không cần phải loay hoay mỗi ngày để suy nghĩ các món ăn cho người bị đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày nên sử dụng các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo.

Thực đơn 1:

  • Bữa sáng [7 giờ]: bánh mì và sữa tươi.
  • Bữa trưa [11 giờ]: cơm, thịt băm sốt cà chua, đậu phụ hấp, rau cải luộc, chuối tây.
  • Bữa chiều [15 giờ]: súp khoai tây
  • Bữa tối [19 giờ]: cơm, trứng hấp thịt, rau muống luộc, dưa hấu.

Thực đơn 2:

  • Bữa sáng [7 giờ]: Phở thịt băm.
  • Bữa trưa [11 giờ]: cơm, thịt luộc, tôm hấp, canh rau mồng tơi, táo.
  • Bữa chiều [15 giờ]: Cháo bí đỏ
  • Bữa tối [19 giờ]: Cơm, thịt bò xào cà rốt, đậu cô ve luộc, lựu.

Thực đơn 3:

  • Bữa sáng [7 giờ]: cháo đậu xanh.
  • Bữa trưa [11 giờ]: cơm, cá kho nhạt, thịt băm viên hấp, canh rau cải, thanh long.
  • Bữa chiều [15 giờ]: chè bột sắn, bánh quy.
  • Bữa tối [19 giờ]: cơm, đậu sốt thịt băm, canh khoai tây hầm cà rốt, lê.

Trên đây chỉ là một vài thực đơn gợi ý, người bệnh có thể linh hoạt đổi món và sáng tạo dựa trên những nguyên tắc xây dựng thực đơn để tạo nên những bữa ăn đa dạng nhất.

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho người bị viêm dạ dày, các bệnh nhân còn cần chú ý tới thói quen ăn uống để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh:

  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh sử dụng điện thoại hay xem tivi trong bữa ăn.
  • Không nên dùng nhiều canh hoặc uống nhiều nước trong bữa ăn.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, dùng thức ăn khi còn ấm là tốt nhất.
  • Nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn; tránh vận động mạnh, làm việc hoặc đi nằm luôn.

Hy vọng những thực đơn cho người đau dạ dày gợi ý trên đây sẽ giúp quý độc giả tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc điều chỉnh chế độ ăn cho người bệnh. Khi đã nắm được các các nguyên tắc xây dựng thực đơn, bệnh nhân sẽ dễ dàng sáng tạo được những bữa ăn đa dạng cho mình và những người thân bị mắc bệnh dạ dày.

Có thể bạn quan tâm:

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh

Những thực phẩm nên ăn

Những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày: Sữa, trứng, mật ong, nghệ …

Mật ong và nghệ là thực phẩm rất tốt cho người bệnh dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kiềm độ acid của dịch vị và làm lành các vết loét dạ dày. Còn mật ong có nhiều dưỡng chất kháng khuẩn, điều hòa nồng độ acid tại dạ dày và tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Những thực phẩm có tác dụng thấm hút dịch vị acid của dạ dày: Bánh ngọt, bánh qui, bánh mỳ.

Những thực phẩm làm giảm tiết dịch dạ dày: Các thực phẩm giàu tinh bột [cháo, cơm, cơm nếp, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây luộc nhừ…], rất tốt trong việc giảm tiết acid trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày.

Cháo là món ăn dễ tiêu hóa và bổ dưỡng phù hợp cho người bị đau dạ dày.

Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày: Các loại rau lá non [bắp cải, giá đỗ…] cung cấp lượng vitamin K, U vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đau dạ dày; bắp cải là loại rau giàu chất xơ, dồi dào vitamin U và K1 giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa, rất tốt cho người bị đau dạ dày. Có thể ép nước uống để dạ dày hấp thu tốt hơn.

Những thực phẩm làm nhanh lành vết loét: Các thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm [thịt, cá nạc, tôm…]. Đặc biệt với những người bệnh viêm loét dạ dày nên đặc biệt sử dụng nhiều nhóm thực phẩm này bởi chúng giúp vết loét nhanh lành.

Những thực phẩm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa và hấp thu kém khi bị đau dạ dày: Các loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm, ngũ cốc… là những thực phẩm giàu vitamin A, B, D, magiê, sắt, kẽm. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này rất cần thiết đối với người bệnh đau dạ dày mạn tính, nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin do hấp thụ và tiêu hóa kém.

Sau đây là một số loại thực phẩm người đau dạ dày nên ăn:

Chuối: Rất nhiều người có quan niệm đau dạ dày không được ăn chuối, nhưng vấn đề ở chỗ ăn vào lúc nào. Chuối được xem là thực phẩm dễ ăn, hoạt chất pectin có trong chuối giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa, chuối còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày giúp giảm nguy cơ sưng, viêm loét dạ dày và đường ruột. Tốt nhất nên ăn chuối chín sau khi ăn no để trung hòa acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đu đủ: Trong đu đủ có chứa enzyme papain có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh, có thể hỗ trợ chứng đau dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn tạo cảm giác dễ chịu cho dạ dày, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa. Nên ăn đu đủ chín sẽ tốt hơn cho dạ dày.

Sữa chua: Nhiều người lo sợ ăn sữa chua sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày nặng hơn, nhưng lượng và nồng độ acid trong sữa chua không đáng kể so với lượng acid trong dịch vị dạ dày. Acid lactic được chuyển hóa từ sữa chua lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori [thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng]. Ngoài ra, vi khuẩn lên men trong sữa chua bám vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ tiết chất kháng sinh tự nhiên tăng cường miễn dịch tại chỗ, kìm hãm sự phát triển của yếu tố gây đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày ăn sữa chua rất có lợi nhưng phải ăn sau bữa ăn không được ăn khi đói.

Gừng: Gừng từ lâu đã được dùng như phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Các chất có trong gừng như tacpen và oleoresin có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm đau rất tốt. Có thể dùng gừng trực tiếp bằng nhánh gừng tươi, uống trà gừng, ăn kẹo gừng…

Sữa chua rất có lợi cho người bệnh đau dạ dày.

Những thực phẩm nên tránh

Những thực phẩm dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày: Gia vị mạnh [ớt, tiêu, tỏi, dấm…], thức ăn cứng [sụn, gân, rau củ nhiều xơ…], chất kích thích [rượu, cà phê, chè đặc, thuốc lá…].

Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm làm tăng tiết acid trong dạ dày: Hoa quả chua [cam, chanh…], ổi, dứa, quả cóc, đu đủ xanh, nước ngọt có ga…

Thực phẩm gây sình hơi, chướng bụng: Dưa, cà muối, hành muối…

Món ăn nào tốt cho người bệnh dạ dày?

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp thì các món ăn, cách chế biến thực phẩm cũng có tác động ít nhiều tới bệnh dạ dày người bệnh dạ dày cần chú ý. Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.

Cháo, súp: Đây là những món ăn cực kỳ dễ tiêu hóa, dạ dày không cần phải co bóp nhiều, từ đó hạn chế những cơn đau. Những món cháo, súp thơm ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng lại giúp cơ thể dễ hấp thu các chất. Đây chính là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bệnh dạ dày.

Các món cháo, súp như: Cháo thịt gà, thịt lợn; cháo cá, cháo tôm hoặc các loại cháo hải sản [cháo ngao, cháo hàu] giàu kẽm có tác dụng nhanh lành vết loét; súp thịt bò cà rốt khoai tây ăn cùng bánh mỳ; súp đậu xanh bí đỏ, súp bắp cải thịt gà.

Bánh mỳ và trứng: Một lựa chọn khác cho những người không thích đồ ăn lỏng, đó là bánh mỳ. Với thành phần chính là tinh bột, ăn bánh mỳ sẽ giúp “thấm sạch” lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Có thể ăn kèm với món trứng giàu protein làm trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sữa: Sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, dồi dào như vitamin, protein, đặc biệt là acid lactic mang hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn những loại thực phẩm trên. Tuyệt đối không sử dụng sữa tươi khi đói bởi nó sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều dẫn đến các cơn đau thắt vùng thượng vị. Một cốc sữa tươi sau bữa ăn sáng khoảng 1h giúp bồi bổ cơ thể vô cùng hợp lý.

Các loại nước ép rau quả và sinh tố từ trái cây tươi: Có tác dụng cung cấp các vitamin và khoáng chất có tác dụng nhanh lành vết loét. Nước ép bắp cải, giá đỗ, cà rốt, củ đậu, dưa hấu; các loại sinh tố từ trái cây tươi như sinh tố đu đủ, xoài, sinh tố bơ và sữa.


Video liên quan

Chủ Đề