Tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Cách làm bánh xèo cho bà bầu

Bánh xèo là món ăn thơm ngon đầy dinh dưỡng của nhiều người VIệt. Tuy nhiên liệu bà bầu ăn bánh xèo có được không? Hãy cùng Songkhoe.medplus tìm hiểu xem bà bầu ăn bánh xèo có được không nhé!

1. Bà bầu ăn bánh xèo được không?

Bà bầu có được ăn bánh xèo không? Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra bà bầu ăn bánh xèo có hại hay có lợi. Bánh xèo thường được làm từ bột nếp, nhân từ giá đỗ, thịt và tôm. Các loại rau cải, rau sống, tía tô ăn kèm rất thơm ngon. Bà bầu ăn bánh xèo nhưng không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Bánh xèo được chiên rán qua dầu mỡ nên thường được khuyên nên ăn hạn chế với các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

Bà bầu ăn được bánh xèo.

2. Thành phần dinh dưỡng của bánh xèo

Mỗi cái bánh xèo cung cấp khoảng 350 kcal cho cơ thể. Các nguyên liệu từ bánh xèo như rau ăn kèm, nhân thịt và tôm cung cấp đầy đủ giá trị dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, chất xơ…giúp mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng từ bánh xèo. Ngoài ra bánh xèo ăn kèm với rau xanh cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp mẹ kiểm soát được hoạt động tiêu hóa, dạ dày hoạt động thoải mái và ngăn ngừa táo bón, đầy bụng.

3. Lợi ích khi bà bầu ăn bánh xèo

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Bà bầu ăn bánh xèo có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu các lợi ích khi bà bầu ăn bánh xèo như sau:

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Cung cấp năng lượng

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Bà bầu ăn bánh xèo giúp cơ thể tiếp thêm năng lượng dồi dào. Trung bình một cái bánh xèo chứa khoảng 350 kcal. Đây là nguồn năng lượng giúp mẹ có thể vận động trong suốt một ngày dài làm việc mà không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay lo âu.

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Cung cấp canxi cho bà bầu

Thực tế bánh xèo được làm từ bột gạo không giúp cung cấp canxi cho mẹ bầu. Nhưng các nguyên liệu làm nhân bánh xèo là tôm và thịt lại giúp mẹ hấp thu lượng canxi dồi dào. Khi mang thai cả cơ thể mẹ và bé đều cần được đáp ứng đầy đủ canxi để giúp xương luôn chắc khỏe, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Thiếu canxi gây ra các biến chứng nguy hiểm như: loãng xương, dễ rụng răng, cõi xương ở trẻ em, trẻ biếng ăn, đau nhức cơ bắp.

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Cung cấp vitamin cho cơ thể 

Tinh bột gạo chứa protein, vitamin D, và vitamin E cho cơ thể. Trong thịt heo và tôm chứa nhiều canxi, kali, đồng, phốt pho rất tốt cho cơ thể của mẹ.

Bánh xèo chứa vitamin rất tốt cho cơ thể.

4. Bà bầu ăn nhiều bánh xèo có tốt không?

Tuy chứa các lợi ích sức khỏe nhưng bà bầu vẫn nên hạn chế ăn bánh xèo. Bánh xèo được chế biến bằng cách chiên lên nhiều dầu mỡ rất không tốt cho sức khỏe. Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ khiến mẹ tăng cân béo phì, hệ tiêu hóa hoạt động áp lực dễ gây ra táo bón, rối loạn tiêu hóa. Ăn nhiều đố chiên rán khiến mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nguy cơ tiền sản giật.

5. Cách làm bánh xèo cho mẹ tại nhà

Ngày nay, nhiều quán xá và nhiều nơi bán đồ ăn chiên rán không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Để ăn món ăn an toàn mẹ có thể học cách làm món bánh xèo như sau:

Nguyên liệu:

  • 400g bột bánh xèo
  • Bột nghệ
  • 150g tôm tươi, thịt ba chỉ
  • 10 cây nấm hương
  • Giá đỗ, hành lá 100g
  • 1 củ cà rốt
  • Dầu ăn, nước mắm, đường, ớt, chanh, rau cải, rau sống, tía tô.
Nguyên liệu làm bánh xèo.

Hướng dẫn làm bánh xèo:

Bước 1:  Cho bột bánh bánh vào tô sạch. Đổ 500 ml nước vào, cho hành lá vào mà quấy đều để 30 phút.

Bước 2: Làm sạch các loại rau ăn kèm như rau sống, rau cải, tía tô và các loại rau thơm khác.

Bước 2: Làm sạch tôm. Thịt làm sáng rồi cắt thái mỏng, nấm hương ngâm mềm bỏ chân. nấm hương và cà rốt thái sợi nhỏ. Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng cho tôm và thịt vào trước đảo đều chín tới, cho nấm hương vào và nêm nếm gia vị.

Bước 3: Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng, mẹ cho 1-2 vá nước bột bánh và tráng đều, mỏng. Bỏ lên bề mặt bánh tôm, và thịt, giá đỗ. Đậy nắp đun lửa đến 1-2 phút rồi gáp đôi bánh xèo làm đôi. Rán bánh xèo chín, thơm thì tắt bếp.

Pha nước mắm chấm bánh xèo

pha nước chấm cũng rất quan trọng, mẹ không nên pha quá cay. Nước chấm có vị chua, ngọt và 1 chút cay sẽ rất thích hợp với món bánh xèo. Mẹ trộn theo tỉ lệ 3 thìa nước mắm, 1/1 thìa nước sôi, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa nước cốt chanh, 1/2 trái ớt băm nhuyễn, 1 thìa tỏi và cho 1 thìa đường. Trộn đều và nếm sao cho vừa ăn hợp với khẩu vị của mẹ.

Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn bánh xèo được không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.

Xem thêm bài viết:

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện khi đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai ở người mẹ trước đó hoàn toàn bình thường, bệnh thường xảy ra sau tuần thai thứ 24 – 28. Điều trị nền tảng của bệnh là kiểm soát chế độ ăn, tập luyện thể dục và sử dụng thuốc nếu chế độ ăn và luyện tập chưa kiểm soát được đường huyết hoặc không đảm bảo tăng trưởng tốt cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn hợp lý. Sau đây là một vài cách ăn uống mà bạn có thể tham khảo trước khi đến gặp bác sĩ.

Dinh dưỡng của bữa ăn

Một chế độ ăn lành mạnh đều quan trọng cho tất cả thai phụ. Đối với những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường để đảm bảo tăng trưởng cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ… Chế độ ăn nên đủ các nhóm thực phẩm là gạo và ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt cá, trứng; rau xanh; trái cây, dầu hoặc mỡ. Chất bột đường phải cắt giảm xuống mức 50% tổng năng lượng. Chọn loại chất bột đường chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như cơm gạo lức, gạo mầm, ngũ cốc. Hạn chế ăn xôi nếp, các loại ngũ cốc đã tinh chế như bột năng, bột bắp, các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, nhãn, nho... Lượng tinh bột có trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây, sữa và món ngọt ảnh hưởng trực tiếp lên đường huyết. Nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt. Một thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ thường được khuyên nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 bữa trong ngày [ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn thông thường và ba bữa phụ] để tránh đường huyết tăng vọt sau một bữa ăn thịnh soạn.

Bữa sáng

Các thức ăn chứa tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể. Insulin là hormone cần thiết để làm giảm glucose huyết. Chuyển hóa glucose ở người đái tháo đường thai kỳ bị rối loạn do hoạt động kém hiệu quả của insulin. Vì vậy, tổng lượng tinh bột nạp vô hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng lượng năng lượng. Nếu tổng lượng tinh bột này chia đều cho 6 bữa ăn thì sẽ thấp hơn lượng tinh bột người bình thường thường dùng.

Bữa sáng rất quan trọng. Nếu buổi sáng bạn không hoạt động nhiều thì có thể ăn ít hơn các bữa còn lại. Một bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Sẽ tốt hơn nếu lượng tinh bột ăn vào là loại chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu… Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp: một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad; một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc, một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm… Đừng quên sữa cũng là nguồn cung cấp chất đạm và vitamin, khoáng chất dồi dào. Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng rất tốt cho mẹ và em bé.

Bữa trưa và tối

Thực đơn của các bữa ăn chính này có thể phong phú hơn nhưng vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Hầu như bạn có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường. Tuy nhiên, chìa khóa để kiểm soát tốt đường huyết là cách phối hợp thức ăn sao cho cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng. Một số gợi ý cho bữa trưa và tối như một cái sandwich gà kèm salad rau quả, một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc/rán, một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Bạn có thể sáng tạo món ăn sao cho phù hợp với sở thích, miễn sao đảm bảo các nguyên tắc về dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn.

Cách đơn giản nhất có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày là lập ra kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống của mình. Như vậy, bạn sẽ không sợ ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng.

Có một nguyên tắc chia khẩu phần ăn đơn giản nữa mà bạn có thể áp dụng là nguyên tắc “cái đĩa”. Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm chiếm một góc tư đĩa, một góc tư còn lại là tinh bột và nửa đĩa còn lại chủ yếu là rau xanh và một ít trái cây. Thêm một ly sữa không đường, sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung thêm canxi.

Các bữa phụ

Các bữa ăn phụ giúp người mẹ có đủ năng lượng hoạt động trong ngày cũng như giúp điều hòa đường huyết, tránh những lúc đường huyết quá cao hoặc xuống quá thấp. Bữa ăn phụ là một phần bữa ăn chính chia nhỏ ra chứ không phải là phần ăn thêm vào sau ba bữa ăn chính thịnh soạn. Bữa ăn phụ thường đơn giản gồm một ít tinh bột và protein, ví dụ như: một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, một hũ yaourt trái cây, một chén salad cá hồi…

Song song với việc ăn uống hợp lý là tăng cường vận động và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Source

Gestational Diabetes Meal Ideas. Truy xuất từ //www.livestrong.com/article/123956-gestational-diabetes-meal-ideas/

Video liên quan

Chủ Đề