Hai anh em nhà kia tinh tinh khác nhau thế nào

Ngày xưa có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm chỉ làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lổng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em:

- Em à cha mẹ chết đi cũng để cho mình một ít của cải nhưng chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình cũng sẽ đói khổ thôi. Vì vậy ngày mai chúng mình phải đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả chúng mình lại quay về gặp nhau e nhé!

Người em vâng lời.

Sáng hôm sau hai anh em chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Người anh vừa ra khỏi làng thì gặp một cánh đồng lúa đang chín rộ. Từng tốp thợ đang hối hả gặt, người anh bèn xuống đồng gặp giúp. Anh gặt rất nhanh, gặt đến đâu sạch đến đó, những người thợ gặt hài lòng. Gặt xong họ biếu anh mấy gồi lúa. Anh cảm ơn những người thợ gặt rồi đem lúa đi đổi lấy gạo làm lương ăn đường. Anh lại tiếp tục đi, đi một quãng anh gặp một ruộng bông. Những quả bông chín trắng xóa khắp cả cánh đồng. Nhiều người đang mải miết hái bông. Trời nắng gắt người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, thấy thế anh bèn xuống hái giúp. Anh hái cũng rất nhanh không sót quả nào. Những người hái bông nhìn anh cười vui vẻ. Hái xong họ tặng anh một ít bông. Anh cảm ơn rồi đem bông đổi lấy vải may quần áo mặc rồi lại lên đường. Đi một quãng nữa, anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Thấy anh cụ già nói:

- Ta có một cây bí ngô rất quý sắp bị chết khát. Ta muốn nhờ con cho nó uống nước để cứu sống nó.

Người anh nhận lời rồi tìm đến ruộng bí ngô. Quả nhiên anh thấy một cây bí ngô héo rũ trên mặt ruộng. Cách đấy có một đôi thùng của ai để sẵn. Anh vội vàng cầm đôi thùng để đi gánh nước. Đường ra suối rất xa, lại gồ ghề khúc khủy. Nhưng anh vẫn chịu khó xách hết thùng này đến thùng khác để lấy nước tưới cho cây bí ngô. Ròng rã 3 tháng trời, cây bí ngô dần dần tươi trở lại, rồi ra hoa kết quả. Những quả bí ngô lớn rất nhanh, chỉ có mấy ngày mà quả đã to bằng chiếc thúng cái. Một hôm, anh đang xách nước tưới thì cụ già đến. Cụ nói với anh:

- Con đã khó nhọc để tưới cho cây bí ngô của lão khỏi chết khát. Để trả ơn con lão tặng cho con quả bí ngô to nhất đấy!

Người anh tạ ơn cụ già rồi cúi xuống hái bí. Lúc nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Ngạc nhiên quá, anh lấy dao ra bổ quả bí ngô ra xem thử, thì thấy trong ruột bí ngô toàn vàng là vàng, những thỏi vàng lấp lánh rất đẹp. Biết là tiên đã thưởng công cho mình, người anh bèn thu nhặt số vàng rồi quay về.

Còn người em, từ lúc ra đi cũng gặp một đồng lúa chín rộ. Những người thợ cũng nhờ người em gặt giúp. Nhưng người em đáp:

- Gặt lúa phải cúi đau lưng lắm.

Anh ta nói thế rồi bỏ đi. Những người thợ gặt nhìn theo anh ta mắng:

- Rõ là đồ lười biếng.

Đi qua một quãng, người em cũng gặp một cánh đồng bông. Những quả bông chín quá nổ tung rơi cả xuống mặt đất. Những người hái bông cũng nhờ người em hái giúp. Nhưng người em đáp:

- Hái bông cũng đau tay chết. Tôi chịu thôi.

Rồi anh ta bỏ đi. Đi được một quãng nữa gặp cụ già, cụ già cũng nhờ người em tưới cho cây bí ngô. Người em từ chối. Cụ già mắng:

- Rõ đồ lười biếng.

Anh ta chẳng chịu làm gì nên không ai cho lúa, không ai cho bông. Vì thế không có gạo ăn, không có vải mặc. Đói khát, rách rưới phải đến gặp cụ già xin một quả bí ngô cho ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí. Bổ ra trong ruột chỉ toàn đất là đất. Xấu hổ người em không dám quay về gặp anh nữa.

Chờ mãi không thấy em về, người anh bèn đi tìm thì thấy người em nằm lả ra cạnh một ruộng bí ngô vì đói quá. Người anh đưa em về lấy cơm cho em ăn, lấy nước cho em uống, lấy áo cho em mặc. Được ăn uống người em dần dần tỉnh táo trở lại. Rồi kể cho anh nghe chuyện mình không chịu gặp lúa, không chịu hái bông, và không cho bí ngô uống nước.  

Nghe xong người anh bảo:

- Tại e lười biếng không chịu làm việc nên suýt bị chết đói đấy! Nếu em chịu khó làm lụng thì em cũng sẽ sung sướng như mọi người thôi.

Nghe anh nói người em thật sự hối hận. Từ đấy người em rất chăm chỉ lao động. Hai anh em sống rất sung sướng...

Có người giải thích "đồng hao" là tên một loại rau dại [như tần ô, cải cúc] mọc rất nông, quơ nhẹ một cái là bật rễ. Còn "cọc chèo" là chiếc cột ở mạn thuyền để buộc mái chèo. Thường đã là mối buộc thì phải chắc chắn, nhưng mối buộc ở cọc chèo lại rất lỏng lẻo, cốt để cho mái chèo còn khua khuắng [mái chèo ở đây là các bà vợ]. Một vài miền quê còn có cách gọi nữa là "anh em đứng nắng". Cách gọi này có cả một... quá trình lịch sử. Đứng nắng không đơn giản là ra ngoài sân nắng mà đứng. Thành ngữ Việt có câu “dâu là con, rể là khách”, hàm ý cho rằng con dâu được cưới về lo việc nhà chồng, đến lúc chết vẫn là ma nhà chồng, vì thế được coi là con. Còn rể thì có to bằng ông trời cũng chỉ là khách, là "người ngoài", mọi cư xử của nhạc phụ nhạc mẫu chỉ là xã giao, ngọt nhạt. Tuy nhiên, rể bị coi là người ngoài nhưng thực ra lại không phải là người ngoài, nhiều công to việc lớn của gia đình nhà vợ vẫn phải do mấy ông rể chung tay góp sức làm, nhiều khi còn bị "đì" toàn việc nặng. Ai bảo chúng mày lấy con ông, công ông sinh con gái ra, nuôi nó lớn lên chửa nhờ vả được gì thì nhà mày mang đến mấy lá trầu, vài quả cau cùng vài lời đường mật rồi rước nó về "hành ngày hành đêm". Ông xót ruột lắm chứ, nên bây giờ trong nhà có việc gì nặng là ông cứ "khách" mà gọi.

Mấy chàng rể bị gia đình nhà vợ đối xử "bất công" thì bực bội, nhưng cãi không được nên chỉ biết than thở với nhau, ra điều "chúng tôi là những thằng vất vả đây", việc nặng thường phải đứng mũi chịu sào như đứng giữa trời nắng, còn con thật của bố mẹ vợ thì toàn được ở chỗ có bóng râm mát... Mãi rồi từ "anh em đứng nắng" được người ta hiểu là anh em cọc chèo hoặc đồng hao. Liên minh này cũng không phải loại vừa, bị "hành" mà không né tránh được thì phải về bày mưu "hành" lại con gái ông bà...

Nhưng tại sao lại có câu "đánh nhau vỡ đầu là anh em rể"? Đây là vấn đề rất phức tạp, tế nhị. Ví dụ nhà kia có 3 anh em cọc chèo, mỗi người một trình độ, một nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế và tuổi tác cũng khác nhau. Một anh là cán bộ nhà nước, một anh chỉ là dân cày và một anh là tài xế; có khi anh này đóng góp, giúp đỡ nhà vợ nhiều hơn, còn anh kia toàn tìm bóng râm "tránh nắng"; có anh "mồm miệng đỡ chân tay" được cha mẹ vợ rất cưng, trong khi anh khác "vai u thịt bắp" lăn lưng ra hầu nhà vợ thì vẫn bị "ghét" do tính tình cộc cằn, vụng về nên ấm ức vì bị đối xử không công bằng. Đó là chưa kể giữa anh em cọc chèo còn cành cao cành thấp, tỵ nạnh, coi thường lẫn nhau hoặc không hợp nhau về thành phần, tính cách, không biết bao dung chia sẻ... Có khi chỉ từ vài mâu thuẫn nhỏ, mấy câu cạnh khóe, khích bác trong bữa rượu, hay chuyện vụn vặt kiểu "con gà tức nhau tiếng gáy" cũng dẫn đến anh em xung đột, sứt mẻ. Đã thế, nếu bố mẹ vợ còn ngấm ngầm cổ vũ, khuyến khích anh này, chê bai công kích anh kia thì trong đám cỗ mấy chàng rể có "choảng" nhau vỡ đầu cũng là chuyện dễ hiểu.

Thế nhưng trong thực tế cũng có không ít anh em cọc chèo xây dựng được mối quan hệ hòa thuận, êm đẹp, chí ít cũng coi nhau là bạn bè. Có gì đâu mà phải "đứng nắng". Là con rể, chỉ cần anh nào cũng thể hiện được 2 chữ "hiếu thảo" một cách cụ thể, chân thành là được gia đình nhà vợ hết sức coi trọng. Để lấy được lòng cha mẹ vợ kể cũng không khó, ví dụ kinh tế kha khá thì sắm cho ông bà cái ti vi, cho thằng em vợ mượn vài chục triệu làm ăn [nói là mượn vậy thôi chứ có thì cho luôn]. Không giàu thì dăm bữa nửa tháng chở vợ con về thăm ngoại, quà cáp đều đều là ông bà nhạc vui ra mặt. Nếu anh em có ai ghen tỵ hay khích bác này nọ thì mình phải có lập trường, không giao động, bằng cách nhún nhường, bỏ ngoài tai hết, chớ để bụng mà sinh chuyện.

Còn ngộ nhỡ giữa anh em cọc chèo có xích mích thì nhờ vợ hòa giải là tốt nhất, bằng cách lấy cớ tổ chức sinh nhật hay "khao" gì đó để mời anh chị em đến dự. Đây là dịp tốt để mọi người sum họp, giải tỏa những ấm ức bất hòa và thông cảm lẫn nhau. Nhìn cảnh gia đình đoàn kết như vậy thì ai muốn căng thẳng làm gì? Rất tiếc, vì "cái tôi" quá lớn mà nhiều người đã bỏ lỡ dịp để anh chị em cùng ngồi lại hàn gắn tình cảm. Nếu làm được điều này thì chắc chắn trong ấm ngoài êm, khỏi ai phải "đứng nắng".

Cùng một bệ xuất phát, nhưng Ivan [Anh] sớm trở nên thành công, trong khi em trai David ngày càng thảm hại vì luôn phán xét.

“Tinh hoa tài chính” là danh hiệu mà nhiều người đặt cho Ivan Massow [51 tuổi, London]. Còn David [50 tuổi] chỉ luôn mồm rủa anh trai mình – Ivan – là gã tư bản đạo đức giả.

Một người đàn ông giàu có, người kia nghèo cùng cực. Thật khó để tưởng tượng rằng hai người không liên quan này thực sự là anh em. Trong 25 năm qua, sự khác biệt rất lớn giữa độ giàu có và địa vị xã hội đã khiến họ ngày càng xa cách.

Ivan và David sinh ra trong một gia đình bình thường, bố là cảnh sát, mẹ là nhân viên ngân hàng. Hai anh em ăn cùng một loại thức ăn, mặc gần như cùng một bộ quần áo và đi học cùng trường. David là em trai nên được nuông chiều hơn, đó là sự khác biệt duy nhất giữa hai anh em.

Triệu phú Ivan Massow còn là người có tiếng nói chính trị, bảo vệ quyền đồng giới. Ảnh: The Guardian.

Ivan vẫn còn nhớ rằng khi còn nhỏ, anh luôn dậy sớm đi cắt cỏ kiếm tiền cho gia đình. Nhưng David vẫn có thể ngủ, sau đó thưởng thức bữa ăn sáng do mẹ chuẩn bị.

“Tôi làm việc hùng hục và khi trở về nhà với một cơ thể mệt mỏi, tôi thường thấy David đã không làm gì cả ngày”, Ivan nói.

David hay đi phá những tài sản công cộng, còn lấy sách đem bán để mua thuốc lá. Thế nhưng bố mẹ vẫn bảo vệ người con này, khiến Ivan rất buồn bã khi còn nhỏ. Sự nuông chiều quá mức chắc chắn đã mang lại một tác động tiêu cực không thể xóa nhòa đối với David.

Khi Ivan 21 tuổi, anh bắt đầu kinh doanh riêng và kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên trong đời. Sau đó, anh chuyển nhượng doanh nghiệp cho người khác với giá một triệu bảng [khoảng 30 tỷ đồng]. Anh dùng tiền này làm vốn khởi nghiệp rồi lặp lại vòng tròn trên. Sau 10 năm, anh trở thành triệu phú.

Thuở nhỏ được chiều chuộng, David luôn cho mình là đúng, cho rằng giàu có là sự cướp bóc. Ảnh: The Guardian.

Khi việc kinh doanh của Ivan đã đi vào quỹ đạo, David mới đi học đại học. Tốt nghiệp đại học, David đến học việc tại công ty của anh trai, nhưng được vài tháng lại từ bỏ. Sự nghiệp của Ivan ngày càng thịnh vượng và David ghen tị với anh trai của mình.

David đặt ra mục tiêu làm giàu thật nhanh nên đã thử nhiều nghề khác nhau nhưng đều thất bại. Theo thời gian, David bắt đầu từ bỏ chính mình. Anh ta trở nên hoài nghi. “Điều gì tạo nên người giàu? Không phải là bằng cách hút máu người nghèo sao?” luôn là suy nghĩ của người đàn ông này.

Người em bắt đầu có tuổi và ngày ngày chìm xuống hố đen. Anh ta không kết hôn, không có con và cách duy nhất để kiếm sống là làm việc tối mặt trên công trường. Nơi duy nhất để sống là một chiếc ôtô cũ bị hỏng. Không có công việc nào David làm quá một năm.

Năm 2010, Ivan đã có nhà phố 5 tầng ở London, biệt thự ở hạt East Sussex và villa ở Barcelona. Cuộc sống của hai người ngày càng ở hai thế giới tách biệt. Trong 25 năm, hai người không hề gặp nhau. Truyền thông Anh ưu ái làm một bộ phim tài liệu yêu cầu cả hai đổi vị trí cho nhau trong 4 ngày mong làm giảm sự căng thẳng giữa hai anh em.

Khi Ivan ở trong xe của em trai 4 ngày, anh cảm thấy quá khiếp hãi. Không có nhà vệ sinh, không có phòng tắm, lộn xộn như một bãi rác. Ở đây, David còn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên kinh nghiệm lạm dụng ma túy.

Ivan nhận ra, vấn đề khiến em trai rơi xuống hố sâu chính là sự tự do. Những thứ bình thường trong xã hội văn minh như một bộ đồ chỉnh tề ở nơi công cộng hay xuất hiện tại một sự kiện đúng giờ dường như không có trong tâm trí David.

Về mặt chính trị, người em trai có ý kiến rất bảo thủ, luôn tin rằng nước Anh sẽ sụp đổ. David tham gia những buổi thảo luận giữa những nhóm người có ý tưởng cực đoan hàng tháng. Ivan thấy rằng lập luận của họ khác xa với tình hình thực tế. Họ đưa ra quan điểm, nhưng không có dẫn chứng rõ ràng, cụ thể.

Tóm lại, không tìm được công việc, và sống quanh những người quá rảnh rỗi và tiêu cực, David không thể không bị cuốn theo những vòng xoáy đó. Điều duy nhất an ủi cho David là công việc thợ xây mà anh làm được trong vòng 10 tháng.

David khi vừa bước vào thử thách làm phim tài liệu cảm thấy bực tức khi biết trong nhiều năm qua anh trai đã âm thầm tài trợ tiền cho mình. Đó là những lần trúng số, trúng thưởng hay được trả lương cao hơn bình thường.

Sau đó, David được đưa đi tham dự một bữa tiệc ở tầng lớp xã hội cao, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, tham gia các triển lãm nghệ thuật từ thiện hay học cưỡi ngựa. Điều ngạc nhiên là David làm tốt hơn Ivan nghĩ. David rất biết lắng nghe, thông minh và có nhiều ý kiến sáng tạo.

“David không hoàn toàn vô dụng, cậu ấy có tiềm năng nhưng thiếu môi trường tốt để thể hiện”, Ivan nói.

Nhờ bộ phim tài liệu, David và Ivan ngồi chung với nhau sau 25 năm tách biệt. Ảnh: Bili.

Người em trai thôi không phàn nàn về chính phủ, sự bất công xã hội và thôi dùng niềm tin về tín ngưỡng để giải quyết những vấn đề thực tế. Anh nhận ra, siêng năng từ nhỏ, khi lớn cũng sẽ làm mọi thứ như một thói quen.

“Người thành công luôn học hỏi, tôn trọng lẫn nhau, còn tôi chỉ toàn chống đối và phản bác vô lý, đó dường như là sở thích của tôi. Điều này làm mọi thứ tồi tệ hơn, tôi luôn cáu gắt và chế giễu người giàu”, David chia sẻ.

David cũng nhận ra rằng anh trai mình đã phải làm rất nhiều thứ để có thể có được ngày hôm nay. Những đóng góp cho cộng đồng của Ivan là vô kể, không phải là kẻ đạo đức giả như người em trai nghĩ. “Không có gì thành công mà không cần sự nỗ lực”, David bày tỏ.

Sau chương trình, họ dành cho nhau một cái ôm. Họ đều biết rằng mình đã quá già để bị bức tường vô hình kia ngăn cách. Bộ phim tài liệu này mang tên “Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo” đã làm nước Anh rúng động bởi nhiều người nhận ra xã hội đã bị phân hóa tàn bạo đến mức nào.

Theo Vnexpress

Video liên quan

Chủ Đề