Hạn chế của phương pháp kết hợp các lực lượng giáo dục trong đánh giá

1. Về phương pháp giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành [ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống], được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

2. Về đánh giá kết quả giáo dục

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập. Học sinh hoàn thành chương trình Tiếng dân tộc thiểu số được cấp Chứng chỉ Tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.

Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình.

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.

Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục, hỗ trợ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới”./.

                                                       BBT

[Nguồn: Trích tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018].

PHẦN I: MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀISự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng đã có những thành quả vô cùng lớn lao về mọi mặt. Kết quả của sự đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới và định hướng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng một xã hội công bằng, văn minh là phù hợp với qui luật của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định: Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, coi giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực người thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nhận thức vai trò của giáo dục, Nghị quyết IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VII Nghị quyết II Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII và Luật Giáo dục Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe thẩm mĩ, và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Như vậy trách nhiệm lớn lao của sự nghiệp giáo dục đào tạo là tạo ra nguồn lực con người với những nhân cách mới phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội đáp ứng và yêu cầu mới trong những giai đoạn lịch sử nhất định.Đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế thi trường giữa cái tốt và cái xấu, tiêu cực và tích cực, thiện và ác, cái mới và cái cũ…đan xen tồn tại đã đặt thế hệ trẻ vào một tình huống phải lựa chọn. Nếu thiếu sự định hướng thống nhất toàn bộ xã hội thì trẻ em rất khó lựa chọn hệ thống giá trị để rèn luyện và chắc chắn sẽ có một bộ phận không đủ bản lĩnh, không đủ kinh nghiệm vốn sống để định hướng theo các chuẩn mực của xã hội đòi hỏi. Vì vậy xác định phương hướng phối hợp thống nhất tác động các lực lượng xã hội một đòi hỏi rất bức xúc hiện nay.Việt Nam cũng như các nước luôn chịu tác động của hoàn cảnh xã hội, nhất là nền kinh tế thị trường. Trong những năm đổi mới, rõ ràng phân tầm xã hội có những thay đổi rất lớn, các thành phần kinh tế phát triển phong phú, lực lượng xã hội ngày càng phát triển đa dạng đang đặt ra vấn đề hết sức bức xúc là xây dựng một cơ chế phối hợp tạo ra sự thống nhất phối hợp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.Đối với học sinh THCS là lứa tuổi đang vươn lên đề làm người lớn có nhiều ước mơ, bắt đầu có ý thức cớ ý trí tự học, tự rèn luyện, biết cách hoàn thiện nhân cách của mình và coi trọng vẻ đẹp cuộc sống. Do vậy, cần quân tâm đặc biệt tới sự định hướng của xã hội cần có sự tác động lớn nhất của mọi lực lượng xã hội cần có sự tác động thống nhất của mọi lực lượng xã hội.Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS là một vấn đề lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đề cập tới. Xong ở địa bàn xã Trung Hà Huyện 1Yên Lạc là một xã vùng bãi sông Hồng sự nhận thức của xã hội trong việc phối hợp đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế. Do vậy tôi chọn đề tài “Những giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS xã Trung Hà huyện Yên Lạc trong giai đoạn mới”.Chúng tôi mong muốn qua đề tài để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh. Mặt khác với hy vọng những nhà quản lý giáo dục có thể tham khảo vận dụng vào thực tế ở trường mình trong việc phối hợp các lực lượng xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, để các em sớm hòa nhập vào cuộc sống đi cùng xu thế phát triển chung của thời đại.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU-Đề xuất những giải pháp phối hợp thống nhất để thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS xã Trung Hà huyện Yên Lạc.-Kiến nghị và đề xuất những điều kiện để đảm bảo cho tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục xã hội được thực hiện để giáo dục học sinh THCS.III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU3.1 Nghiên cứu lí luận3.2 Các phương pháp thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm3.3 Điều tra thống kê thu thập tư liệu.PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số phạm trù khái niệm liên quan1.1.1 Đạo đứcĐạo đức là một hình thức ý thức xã hội đặc biệt bao gồm cả một hệ thống những quan điểm những quan niệm, những qui tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người giữa cá nhân và xã hội.Giáo dục đạo đức là giáo dục lẽ sống con người trong xã hội, hiểu được hạnh phúc là gì, ý nghĩa của hạnh phúc trong đời sống xã hội. Từ đó con người thấy được nghĩa vụ vai trò cùa đạo đức phân biệt được cái thiện và cái ác giúp con người tự điểu chỉnh cho phù hợp với lương tâm của con người, phù hợp với lợi ích của mọi người.1.1.2 Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn.1.1.2.1 Ý nghĩa giáo dục giá trị đạo đức.-Qua thực tế cuộc sống, giáo dục đạo đức là một trong những hiện tượng phổ biến của xã hội của mọi thời đại. Nó tồn tại một cách tất yếu, khách quan 2nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi quan hệ ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội.-Giáo dục đạo đức còn giúp con người hoàn thiện tính cách. Giáo dục đạo đức là nhu cầu, là nguồn cội của hạnh phúc. Một xã hội hạnh phúc chính là ở chỗ tạo ra những con người có ý thức và năng lực thực tiễn, có hành động vì người khác. Nhờ có hành vi giáo dục đạo đức tốt mà con người mới đem lại hạnh phúc cho người khác. Chủ thể của giáo dục đạo đức khi thực hiện hành vi đạo đức thì cũng trở nên hạnh phúc.-Trong thời đại ngày nay giáo dục đạo đức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Giáo dục đạo đức đang tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì quyền con người chống lại chủ nghĩa vô nhân đạo bảo vệ môi sinh, chống đói nghèo lạc hậu, tạo ra mọi khả năng và điều kiện thuận lợi để con người thực hiện nhu cầu của mình.1.1.2.2 Nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức-Lẽ sống đạo đức là quan niệm sống của con người trong đó chứa đựng nội dung về mối quan hệ giữa hạnh phúc và nghĩa vụ. Lẽ sống đạo đức chính là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức được và tự giác hành động vì lý tưởng đạo đức cao cả đẹp đẽ, dựa trên một quan niệm nhân sinh tiến bộ.- Lẽ sống giúp cho con người sáng tạo ra hạnh phúc. Lẽ sống chân chính giúp con người giữ gìn phẩm giá danh dự, sống cao cả, biết hòa nhập gắn bó với tập thể. Lẽ sống giúp cho con người hoàn thành tốt nghĩa vụ đạo đức. Lẽ sống đem lại cho con người nhiều lạc quan yêu đời, nó phát huy và khơi dậy của con người tính tích cực tự giác, kiên trì khắc phục khó khăn khao khát vươn tới cuộc sống chân, thiện, mĩ.Giáo dục cho học sinh có lẽ sống đúng giúp cho học sinh đem lại lợi ích cho xã hội đồng thời sẽ nhận được sự giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đạt được mục đích học tập, rèn luyện với hiệu quả ngày càng cao.-Hạnh phúc là đánh giá chung nhất đời sống của con người, là sự tổng hợp những yếu tố xã hội và con người có tính lịch sử xã hội. hạnh phúc đích thực là con người sống và hoạt động để tạo ra của cải vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn cao nhất của xã hội. Đối với học sinh THCS, hạnh phúc là được sống trong tình yêu thương sự đùm bọc, kiên trì học tập không ngừng phấn đấu vươn lên. Nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt động thực tiễn của con người nên con người không thể thụ động chờ đón hạnh phúc, không được thỏa mãn hoặc dừng lại khi nhu cầu được đáp ứng mà muốn có hạnh phúc con người phải không ngừng vươn lên phía trước, vì tương lai tươi đẹp cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.-Nghĩa vụ đạo đức là nguồn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, là tình cảm tự giác một con người đối với người khác và đối với xã hội, được con 3người ý thức tự nguyện tự giác hành động. Giáo dục nghĩa vụ đạo đức là sự giáo dục phù hợp giữa lý trí và tình cảm của cá nhân với nhu cầu đạo đức của xã hội. Giáo dục cả hai mặt này đều có sự thống nhất với nhau về ý thức về hành vi con người. Nó là một trong những tiêu chuẩn giá trị cao nhất, được hình thành tồn tại và sự phát triển như một qui luật tất yếu có ý nghĩa trong lịch sử xã hội.-Người làm giáo dục nghĩa vụ đạo đức đã thấy rằng điều quan tâm nhất đối với người thực hiện nghĩa vụ đạo đức không phải để được xã hội đề cao tôn sùng để đạt được mục đích cá nhân mà chính là niềm tự hào, niềm tin do họ đạt được những cống hiến có giá trị đối với xã hội, được xã hội thừa nhận, là thành quả có giá trị, có ích cho mọi người. Chỉ có trên quan điểm tiến bộ đó mới hiểu được sâu sắc những hiện tượng đạo đức đã và đang hình thành tồn tại và phát triển ở thời đại chúng ta hiện nay.-Lương tâm và đặc trưng của đời sống đạo đức, là phạm trù có tính phổ biến làm nên bản chất đạo đức của con người, nên lương tâm tồn tại vĩnh viễn trong đời sống xã hội.-Nhờ có lương tâm mà những giá trị đạo đức của con người của xã hội được bảo tồn và phát triển. Lương tâm làm cho con người hướng tới sự công bằng và đạo lý.-Giáo dục lương tâm cho học sinh là giáo dục tính tích cực luôn hướng tới cái tốt, cái thiện đồng thời giáo dục đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người và xã hội. Giáo dục lương tâm cho học sinh chính là giúp học sinh đánh giá nhìn nhận cả về suy nghĩ, hành vi của mình cho phù hợp cuộc sống thực tại. Vì thế giáo dục là tính nhân văn phổ biến nêu trong lịch sử đạo đức nó là một nhu cầu rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống1.2 Những ảnh hưởng và tích cực trong kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 1.2.1.Những ảnh hưởng tích cực.Cơ chế thị trường và cơ chế mở cửa ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức học sinh. Do cơ chế thị trường mà đòi hỏi con người năng động sáng tạo tự tìm tòi để thích ứng với cơ chế mới. Cơ chế thị trường phát huy và khơi dậy trong học sinh tính tích cực tự giác kiên trì khắc phục khó khăn khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn đồng thời cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nên học sinh được sự giúp đỡ động viên và tạo điều kiện trong việc giáo dục và rèn luyện.1.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực.-Do cơ chế thị trường, rõ ràng sự phân tầm xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ và người làm công, các thành phần kinh tế phát triển, lực lượng xã hội ngày càng phát triển đa dạng đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng lên, điều đó dễ cho học sinh, nhất là ở lứa tuổi THCS dễ có thói quen hưởng thụ, lối sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết mình được hưởng thụ, không nghĩ tới nghĩa vụ của mình đối với xã hội.4-Sự bùng nổ thông tin giúp cho học sinh có những thông tin về học tập và rèn luyện. Xong thông tin phải có sự lựa chọn và xử lý đúng. Ở lứa tuổi này nếu không có sự định hướng đúng đắn sẽ dẫn đến hoc sinh có những xử lý thông tin sai lệch. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự rèn luyện đạo đức cho học sinh.1.3 Một số định hướng giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn mới1.3.1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông.- Là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách bản thân con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị tiếp tục cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo về Tổ quốc.-Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những thành quả cao của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, lao động hướng nghiệp tiếp tục học lên THPT, THCN hoặc học nghề, bước vào cuộc sống lao động.1.3.2 Tính chất nguyên lí giáo dục.-Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính dân tộc, khoa học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng-Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao đông sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội1.3.3 Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông-Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông cơ bản toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống gắn với thực tiến cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh để đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học cấp học.- Giáo dục THCS phải được củng cố phát triển những nội dung đã học ở tiểu học đảm bảo cho học sinh có những cơ bản về toán, tiếng việt, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về KHXH, KHTN, pháp luật tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.-Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác tự động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự họcrèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm niềm vui hứng thú cho học sinh.1.4 Vai trò của sự phối hợp của lực lượng xã hội trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh THCS trong giai đoạn mới.-Kết hợp các lực lượng xã hội là một giải pháp phát huy tiềm năng của xã hội, nâng cao chất lượng của giáo dục, đạo đức cho học sinh.5-Phương pháp phối hợp các lực lượng xã hội phù hợp thì mới phát huy được tiềm năng xã hội còn rất phong phú-Có phương pháp phối hợp các lực lượng xã hội thỏa đáng sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục thực hiện các chuẩn mực đạo đức của học sinh.- Phối hợp trong việc thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục chủ yếu với gia đình với xã hội khi gặp những trường hợp học sinh chưa ngoan.-Tạo ra sự thống nhất xã hội sẽ góp phẩn tạo ra môi trường xã hội lành mạnh. Hạn chế những tác động tiêu cực trực tiếp tới qua trình hình thành nhân cách học sinh.CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄNTHỰC TRẠNG VIỆC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS TRUNG HÀ2.1 Một số đặc điểm về môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức và phối hợp các lực lượng xã hội ở trường THCS Trung Hà.-Trung Hà là một xã đồng bằng, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi-Sự nghiệp GD- ĐT được Đảng và nhân dân quan tâm-Những điều kiện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tương đối đầy đủ.-Học sinh nhìn chúng ngoan ngoãn, lễ phép chấp hành đúng nội qui của trường.-Còn một số học sinh tự ty, chấp nhận sự sắp đặt, chậm vươn lên.-Việc đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội của nhân dân địa phương chưa kiên quyết ảnh hưởng tới đạo đức học sinh.-Một số học sinh chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập, có tư tưởng trông chờ ỉ nại, chưa có ý thức vươn lên.2.2 Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Trung Hà.2.2.1 Nhận định tình hình đạo đức học sinh THCS Trung Hà -Về tổng thể: học sinh có đạo đức tốt nhiều hơn học sinh có đạo đức yếu kém.-Những biểu hiện tốt: Đang có chiều hướng phát triển tốt.-Những biểu hiện không lành mạnh do tác động tiêu cực gây ra của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin của các phương tiện nghe nhìn còn thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.-Những biểu hiện không lành mạnh như cờ bạc, phim ảnh không lành mạnh, bỏ học, trốn học….vẫn còn xảy ra.62.2.2 Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đến đạo đức học sinh và nguyên nhân. [Xem các bảng thống kê kèm theo]Bảng 1ẢNH HƯỞNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH.[Điều tra 200 người]STTCÁC LỰC LƯỢNGKHÔNG ẢNH HƯỞNGCÓ ẢNH HƯỞNGẢNH HƯỞNG LỚN NHẤTẢNH HƯỞNG THƯỜNG XUYÊNẢNH HƯỞNG XẤUTS % TS % TS % TS % TS %1 Giáo viên chủ nhiệm 2 1,0 26 13,0 105 52,5 67 33,5 0 02 Gia đình 2 1,0 22 11,0 105 52,5 69 34,5 2 1,03 Bạn bè thân 0 0 59 29,5 59 29,5 78 39,5 4 2,04 Giáo viên bộ môn 2 1,0 59 29,5 54 27,0 85 42,5 0 05 Tập thể lớp 0 0 47 23,5 63 31,5 90 45 0 06 Hội cha mẹ học sinh 0 0 89 44,5 54 27,0 57 28,5 0 07 Đội TN nhà trường 12 6,0 93 46,5 20 10,0 75 37,5 0 08 Hội đồng GD xã 8 4,0 78 39,0 36 18,0 69 34,5 9 4,59 Cộng đồng nơi ở 8 4,0 88 44,0 44 22,0 60 30,0 0 010 Tổ chức cơ sở đoàn 82 41,0 74 37,0 20 10,0 24 12,0 0 011 Thông tin văn hóa xã 2 1,0 114 57,0 30 15,0 54 27,0 0 012 Chính quyền ĐP 25 12,5 84 42,0 37 18,5 54 27,0 0 013 Công an xã 20 10,0 143 71,5 10 5,0 27 13,5 0 014 Phụ nữ 60 30,0 105 52,5 8 4,0 27 13,5 0 015 CĐ nhà trường 65 32,5 115 57,5 6 3,0 14 7,0 0 016 Mặt trận Tổ quốc 99 49,5 91 45,5 0 0 10 5,0 0 017 Hội Cựu chiến binh 90 45,0 95 47,5 3 1,5 12 6,0 0 018 Hội Nông dân 115 57,0 73 36,5 0 0 12 6,0 0 07Bảng 2NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG BIỂU HIỆN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HỌC SINH HIỆN NAY.[Điều tra 200 người]STT NỘI DUNGSỐ CÓ Ý KIẾNĐẠT TỶ LỆ %1 Người lớn chưa gương mẫu 65 32,52 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 63 31,53 Chưa có giải pháp phối hợp với toàn xã hội 60 30,04 Gia đình và xã hội buông lòng giáo dục đạo đức 55 27,55 Điều hành pháp luật chưa nghiêm minh 53 26,56 Những biến đổi về tâm sinh lý của thế hệ trẻ 44 22,07 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm dến giáo dục đạo đức 43 21,58 Những biến đổi về tâm sinh lý của thế hệ trẻ 42 21,09 Chưa có giả pháp phối hợp phù hợp 41 20,510 Quản lý giáo dục của nhà trường chưa chặt chẽ 41 20,511 Tác dụng bùng nổ thông tin, phương tiện truyền thông40 20,012 Quản lý chưa đồng bộ 38 19,013 Một số bộ phận thầy cô chưa quan tâm tới giáo dục đạo đức35 17,514 Nội dung giáo dục chưa thiết thực 30 15,015 Đời sống khó khăn 29 14,58Bảng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CỦA SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS TRUNG HÀ – YÊN LẠCSTTMỘT SỐ NÔI DUNG NHẬN ĐỊNH TỔNG SỐTHÔN 1 THÔN 2SL % SL %1 Kết hợp chưa thường xuyên 145 85 58,6 60 41,42 Còn tổ chức chưa tham gia giáo dục135 65 48,1 70 51,93 Sự kêt hợp giữa nhà trường xã hội còn hình thức105 52 49.5 53 50.54 Chưa chủ động phối hợp 98 46 46,9 52 53,15 Mới chỉ kết hợp giữa gia đình và nhà trường98 46 46,9 52 53,16 Chưa thống nhất các hình thức tác động95 52 54,7 43 45,37 Sự kết hợp có hiệu quả 85 38 44,7 47 55,38 Chưa thống nhất giải pháp 88 47 53,4 41 46,69 Chưa thống nhất mục tiêu 80 38 47,5 42 52,510 Chưa thống nhất kế hoạch 80 42 52,5 38 38,511 Sự kết hợp chưa có hiệu quả 75 40 53,3 35 46,712 Sự kết hợp đã được tiến hành thường xuyên70 25 35,7 45 64,3Qua điều tra thực trạng tôi thấy có một số ưu khuyết điểm sau: Ưu điểm: -Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tăng lên, nhiều lớp đã có những biện pháp tích cực trong việc phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội .-Học sinh ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc hoàn thiện nhân cách, trở thành người công dân có ích cho đất nước.-Đặc biệt đối với các lực lượng trong xã hội được quan tâm cùng với nhà trường tổ chức tốt các hình thức giáo dục đạo đức học sinh.92.3 Một số tồn tại trong công việc tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh THCS Trung Hà huyện Yên Lạc.2.3.1. Hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức cần giáo dục cho học sinh chưa được thống nhất. Vì vậy mọi hoạt động của các lực lượng trong xã hội chưa theo một định hướng chung của xã hội. 2.3.2. Nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh, về các biện pháp giáo dục, về các biện pháp phối hợp trong giáo dục của mọi người còn khác nhau và chưa thống nhất. Điều đó đặt ra cho chúng ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ sư phạm của mình nhât là các bậc cha mẹ học sinh.2.3.3. Các hình thức, biện pháp phối hợp giữa gia đình nhà trường và các tổ chức xã hội còn đơn giản, chưa được thực hiện thường xuyên. Vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất toàn xã hội. Nhiều lực lượng xã hội còn chưa chủ động tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ và yêu cầu giáo dục đạo đức, tiềm năng của xã hội rất là phong phú. Vấn đề đặt ra là cần có một cơ chế phối hợp để có thể khai thác tiềm năng xã hội.Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực trạng của việc phối hợp giữa các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh THCS Trung Hà huyện Yên Lạc. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể thể hiện ở chương III.CHƯƠNG IIIMỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS TRUNG HÀ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI. 3.1 Giải pháp nhằm xác định thống nhất các mục tiêu nội dung giáo dục đạo đức học sinh THCS.-Nâng cao trí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng thắng.-Phải có niềm tin vào tập thể.-Luôn giữ đạo đức cách mạng khiêm tốn giản dị, chống kiêu căng tự mãn, chống lãng phí sa hoa, thực hành phê bình và tự phê bình, nghiêm túc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 3.2 Giải pháp nhằm xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của giáo dục đạo đức của các thành viên trong trường. 3.2.1. Phát huy thường xuyên vai trò của hiệu trưởng trong việc tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường.-Tổ chức cho mọi người, nhất là giáo viên có nội dung phương pháp giáo dục đạo đức học sinh-Chủ động các kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các kế hoach giáo dục đạo đức học sinh10-Trú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm-Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.3.2.2.Xác định vai trò , nhiệm vụ, nội dung hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc liên kết giáo dục đạo đức học sinhNhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm lớp:+Nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp+ Nắm vững mục tiêu , kế hoạch của trường đề ra+ Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường+Thiết kế chương trình, kế hoạch giảng dạy, liên kết với các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức học sinh. Lập kế hoạch chủ nhiệm chi tiết từng tuần, từng tháng, từng kỳ.+ Giáo viên chủ nhiệm dạy tốt môn học phân công dạy các lớp.3.2.3. Những biện pháp để phát huy sức mạnh của các thành viên trong nhà trường để giáo dục đạo đức học sinhXác định rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, giáo viên, hội cha mẹ học sinh và các thành viên khác cùng tham gia giáo dục đạo đức học sinh-Phát động thi đua, kịp thời tuyên dương tập thể cá nhân trong giờ chào cờ tổng kết thi đua từng tuần, từng tháng ở mỗi lớp 3.3. Giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Trung Hà giai đoạn mới.3.3.1. Phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình của giáo viên chủ nhiệm lớp.-Gia đình chủ động liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, nắm vững mục tiêu nội dung học tập của học sinh.-Định kỳ triệu tập toàn thể CMHS lớp chủ nhiệm.-Thông qua sổ quản lý học sinh, trong sổ nên ít nhất có 3 lực lượng nhận xét đánh giá học sinh [gia đình, cộng đồng]-Liên hệ qua thư từ. Đây là hình thức cần thiết song chỉ áp dụng khi có vấn đề đột xuất cần trao đổi.3.3.2 Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, đổi mới phương pháp giáo dục với nhà trường, với chi hội cha mẹ học sinh nhằm phát huy ảnh hưởng của hội cha mẹ học sinh.-Chức năng nhiệm vụ của hội cha mẹ học sinh11+Hội cha mẹ học sinh là người tập hợp sự đóng góp về mọi mặt của gia đình học sinh bao gồm tài lực, trí tuệ. Đồng thời là người góp phần tổ chức các hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.+Đề xuất phương pháp kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với hội cha mẹ học sinh trong hoạt động giáo dục học sinh.-Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường báo cáo nhiệm vụ kế hoạch năm học nêu ra những yêu cầu đối với gia đình và hội cha mẹ học sinh3.3.3. Phương pháp phối hợp với cộng đồng nơi ở của các gia đình học sinh nhằm xây dựng môi trường và phát huy tác dụng của cộng đồng xã hội trong giáo dục đạo đức.-Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lý giáo viên chủ nhiệm với đại diện của cộng đồng để xác định mục tiêu và kế hoạch phối hợp.- Phối hợp với cộng đồng để nắm bắt tình hình học sinh.- Phối hợp giáo dục học sinh3.3.4. Phương pháp phối hợp giữa nhà trường và khu dân cư của cha mẹ học sinh sống và lao động sản xuất.Nội dung phối hợp+Ủng hộ những chủ trương kế hoạch đề ra đúng đắn của nhà trường tác động đến CMHS, hình thành dư luận cần thiết cho việc hình thành các biện pháp giáo dục.+Phối hợp nhà trường chăm sóc các trẻ em nghèo, HS diện chính sách, học sinh năng khiếu3.3.5 Liên kết các lực lượng xã hội khác nhằm phát huy tiềm năng xã hội trong quá trình thực hiện các mục tiêu , nội dung tạo ra các phong trào giáo dục đạo đúcNguyên tắc cơ bản để xác định rõ các lực lượng trong xã hội là phát huy, tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến hoạt động giáo dục học sinh thành nhiệm vụ của toàn dân.3.3.6 Những biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục học sinh THCS-Hiệu trưởng tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức học sinh thông qua giáo dục hoạt động chung của toàn trường.-Nhà trường chủ động tham mưu các lực lượng xã hội về kế hoạch phối hợp và hành động, đề xuất nội dung và những việc làm cụ thể -Đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng trường học thân thiện, xây dựng điển hình trong việc giáo dục đạo đức học sinh và kết hợp các lực lượng tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục.12Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Trung Hà, huyện Yên Lạc. Giải pháp một và hai là tiền đề cho việc thực hiện giải pháp ba là căn bản, là điều kiện để việc phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh THCS ở trường THCS Trung hà góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT1.Kết luậnGiáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS là một quá trình biến đổi và rất phức tạp diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi có sự tham gia của toàn xã hội. Hiệu quả của giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng phụ thuộc rất nhiều điều kiện. Điều kiện kinh tế xã hội, trình độ văn hóa nhận thức, trình độ dân trí, công tác quản lý xã hội về mọi mặt. Mục tiêu của đề tài là tìm những giải pháp nhằm xây dựng một môi trường giáo dục thuận lợi nhằm tạo sự thống nhất tác động thực hiện những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội. Do vậy mục tiêu giáo dục đạo đức là rất đa dạng, phản ánh tổng hòa các mối quan hệ đạo đức giữa con người với tự nhiện, xã hội giữa con người với nhau, với chính bản thân mình. Chính vì thế mà nội dung phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục đạo đức cũng trở nên phong phú và đa dạng.Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy bằng phương pháp giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng với sự tự giáo dục của học sinh, có thể biến những nguyên tắc yêu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức thành lý trí, tình cảm. Các ứng xử thành phẩm chất đạo đức nhân văn của từng học sinh, từng bước chuẩn bị cho các em có những phẩm chất cần thiết để tham gia các hoạt động xã hội hòa nhập cuộc sống.Phối hợp với lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức học sinh THCS là một đòi hỏi bức xúc, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh thống nhất mục tiêu giáo dục nâng cao chất lượng toàn diện và chất lượng giáo dục đạo đức học sinh Đất nước đang trên con đường đổi mới. Việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì vậy giáo dục đạo đức học sinh đang được những nhà giáo dục quan tâm. Chỉ có con đường giáo dục mới đào tạo cho đất nước những con người có đủ phẩm chất năng lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.2.Đề xuất:Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác giáo dục đạo đức học sinh THCS và việc phối hợp các lực lượng xã hôi trong việc giáo dục đạo đức học sinh chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:*Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần đưa ra nội dung tham gia giáo dục thế hệ trẻ và chương trình hoạt động của từng đơn vị . Coi tham gia giáo dục 13thế hệ trẻ ở gia đình, cộng đồng như một yêu cầu, một điều kiện, một tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng.*Đối với Sở GD-ĐT và Phòng GD: Chỉ đạo các trường thống nhất về chương trình nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh. Có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực tổ chức công tác giáo dục đạo đức học sinh cho cán bộ quản lý và giáo viên.*Đối với các trường THCSLãnh đạo nhà trường phải xây dựng kế hoạch về việc tổ chức giáo dục đạo đức học sinh, việc phối hợp với các lực lượng xã hội giáo dục học sinh đưa nghị quyết của hội nghị cán bộ - công chức ngay từ đầu năm học, phải trở thành một qui trình quản lý có kế hoạch, có tổ chức, có chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ.Luôn đổi mới các hình luôn đổi mới các hình thức hoạt động giáo dục để giáo dục đạo đức học sinh, tránh sự nhàm chán, tạo ra không khí vui tươi lành mạnh.Có cơ chế kinh phí hợp lý về những điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Trung Hà, ngày 15 tháng 4 năm 2010 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Văn Lực14ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾNCẤP TRƯỜNG………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………15ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾNCẤP HUYỆN……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………16ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………17CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Nghị quyết IV- Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Nghị quyết TW II khóa VIII.2.Luật giáo dục 20053. Luật hôn nhân và gia đình4.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân, dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp – Tiến sĩ Hà Nhật Thăng, TS Nguyễn Dục Quang5.Bài giảng xã hội giáo dục – Thạc sĩ Nguyễn Văn Trung - Trường cán bộ quản li GD&ĐT.6.Bài giảng quản lý giáo dục trong mối quan hệ cộng đồng – xã hội của thạc sĩ Nguyễn Thị Minh – Trường cán bộ quản lý GD&ĐT7.Bài giảng “Xã hội hóa giáo dục và huy động cộng đồng tham gia xây dựng sự nghiệp hóa giáo dục và đào tạo” của tiến sĩ Đặng Xuân Hải – Trường quản lí cán bộ GD&ĐT.8.Bài giảng “Một số vấn đề về tâm lý học trong quản lý hành chính nhà nước và trong quản lý giáo dục” của tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền và nghiên cứu sinh Tạ Hoàng Oanh.9.Tâm lý giáo dục học – Tài liệu cho sinh viên các trường Đại học sư phạm……………………………………………………18

Video liên quan

Chủ Đề