Điểm chuẩn đại học bách khoa tphcm giảm năm 2022

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố phương thức tuyển sinh 2022, trong đó dự kiến bổ sung tiêu chí "hoạt động xã hội" của thí sinh.

Tiêu chí 'hoạt động xã hội' được đánh giá ra sao?

Trong năm 2022, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm: Năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết dự kiến đây sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022.

Cụ thể, năng lực học tập bao gồm: kết quả học THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực… và các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế. Trong đó, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một thành tố quan trọng khi thí sinh trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi này đang thể hiện tốt năng lực học tập tại trường.

Theo ông Thắng, trường cũng tính tới phương án kết hợp nhiều yếu tố để đánh giá toàn diện người học. Bên cạnh năng lực học tập, trường sẽ đánh giá thí sinh thông qua các hoạt động xã hội, đóng góp cộng đồng...

Còn đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh [chất lượng cao, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế], thí sinh dự tuyển phải đạt điều kiện tiếng Anh sơ tuyển tối thiểu IELTS 4.5 hoặc tương đương hoặc vượt qua kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh của nhà trường.

Đào tạo cấp bằng kỹ sư-thạc sĩ

Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM xây dựng lộ trình đào tạo chuyên sâu đặc thù cấp bằng kỹ sư đồng thời với bằng thạc sĩ. Chương trình được xây dựng từ 180 tín chỉ, với lộ trình đào tạo rút gọn trong khoảng 5 đến 5,5 năm để hoàn tất bằng kỹ sư và bằng thạc sĩ.

Năm 2022, trường xét tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu trình độ ĐH chính quy cho 35 ngành đào tạo bao gồm các chương trình đại trà, chất lượng cao, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế, chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, tăng cường tiếng Nhật.

Dự kiến, trường sẽ mở thêm ngành kỹ thuật vật liệu chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh trong năm tới.

Thông tin tuyển sinh dự kiến từng ngành như bảng sau:

Trong năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, bao gồm: tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, học lực kết hợp phỏng vấn.

Trong đó, năm 2021 lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bắt đầu triển khai phương thức tuyển sinh theo hình thức phỏng vấn. Năm nay, tuyển sinh dựa vào tiêu chí "hoạt động xã hội" cũng lần đầu tiên được trường triển khai.

Tin liên quan

Năm 2022, trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM] dành 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy với 35 ngành học.

Công bố phương thức tuyển sinh chủ đạo trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM]

Xem thêm Điểm chuẩn ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM]

Trong đề án tuyển sinh năm 2022, ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM] thống nhất tuyển sinh bằng 05 phương thức xét tuyển và mở thêm ngành mới đó là ngành Kỹ thuật vật liệu [chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh] nhằm ngành Phục vụ chiến lược phát triển ngành vật liệu hiện đại, tiên tiến theo đúng chuẩn mực quốc tế.

Năm 2022, trường đào tạo 35 ngành chương trình đại trà, 15 ngành tài năng, PFIEV – 8 ngành Việt – Pháp, 19 ngành chương trình chất lượng cao- tiên tiến, 9 ngành chương trình chuyển tiếp quốc tế, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật,…

Dự kiến phương thức chủ đạo trong kỳ tuyển sinh năm 2022 là tuyển sinh theo hình thức kết hợp các các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm: Năng lực học tập, các hoạt động xã hội, các hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phòng vấn. Cụ thể, năng lực học tập bao gồm kết quả THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực,…và các chứng chỉ tuyển sinh quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ.

Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM] cho rằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một thành tố quan trọng để đánh giá toàn diện năng lực học tập tại trường của thí sinh.

Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh [chất lượng cao, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế] thí sinh cần đạt điều kiện tiếng Anh sơ tuyển tối thiểu IELTS 4.5 hoặc đạt yêu cầu trong kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh của nhà trường.

Các phương thức xét tuyển của ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM]:

– Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

– Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2022.

– Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

– Xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, xét học lực kết hợp phỏng vấn.

– Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM.

Năm 2022, nhà trường chú trọng xây dựng lộ trình cho chương trình kỹ sư và thạc sĩ với mô hình chuyên sâu đặc thù nhằm cung ứng cho thị trường các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật có trình độ cao. Lộ trình đào tạo được rút gọn trong 5 – 5.5 năm với 180 tín chỉ.

ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM]

Năm 2022, trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM dự kiến xây dựng cổng thông tin trực tuyến dành cho các thí sinh xét tuyển bằng phương thức kết hợp.

Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Phương thức xét tuyển kết hợp chiếm ưu thế

Trong xu hướng đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đồng thời giảm sự phụ thuộc vào phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐHBK đang từng bước thực hiện lộ trình nhằm tăng dần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.

Được biết, trong giai đoạn 2018-2021, chỉ tiêu của phương thức ĐGNL đã có sự thay đổi từ 10% lên tới 60%, sinh viên trúng tuyển thông qua phương thức này cũng được đánh giá là có năng lực học tập tốt trong quá trình học tập tại ĐHBK.

Dự kiến năng 2022, ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ gộp kết quả thi ĐGNL vào phương thức xét tuyển kết hợp. Đây sẽ là phương thức xét tuyển chủ đạo bên cạnh các phương thức cũ. Chỉ tiêu dự kiến dành cho phương thức kết hớp có thể lên tới 90% [trong số 5.150 chỉ tiêu tuyển sinh].

Tham khảo phương án tuyển sinh 2022 của trường TẠI ĐÂY

Thí sinh có thể chủ động điều chỉ thông tin qua cổng thông tin trực tuyến

PGS-TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng Phòng Đào tạo Đại học Bách khoa ĐHQG TP.HCM cũng có biết: “Nhà trường đang xây dựng cổng thông tin trực tuyến để các thí sinh tham gia phương thức kết hợp có thể đăng tải dữ liệu xét tuyển như: thông tin cá nhân, nguyện vọng [ngành/ chương trình], minh chứng kết quả học tập THPT, năng lực ngoại ngữ và các thành tích khác… Trong suốt quá trình xét tuyển, thí sinh có thể chủ động cập nhật, bổ sung thông tin”

Ngoài ra, đối với các nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp, tùy vào từng thời điểm, nhà trường sẽ có thể sử dụng bộ nguyện vọng đã đăng ký theo kết quả thi ĐGNL hay Tốt nghiệp THPT.

Trường mở thêm 2 ngành đào tạo mới

Năm 2022, ĐHBK sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo mới thuộc hệ chất lượng cao [CLC], đó là ngành Kỹ thuật Vật liệu Công nghệ cao và ngành Công nghệ Sinh học.

Ngành Kỹ thuật Vật liệu Công nghệ cao hướng tới mục tiêu phục vụ cho chiến lương phát triển của ngành vật liệu hiện đại ngày nay, đạt chuẩn quốc tế, ngành Công nghệ Sinh học hướng tới nâng cao khả năng nghiên cứu, bảo chế sinh phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội, đồng thời chăm sóc sức khỏe người dân [nhất là trong thời điêm đại dịch Covid-19 có thể tạo ra các sinh phẩm hỗ trợ phòng chống dịch].

Ngoài ra, thị trường Việt Nam hiện nay đang chịu ảnh hưởng lớn bởi các doanh nghiệp Nhật Bản, do đó ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM phát triển chương trình CLC tăng cường tiếng Nhật dành cho ngành Khoa học Máy tính, Cơ Kỹ thuật.

[Theo Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM]

Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM [HCMUT] Tuyển sinh 2022

Theo thông báo sáng 10/11 của Đại học Bách khoa Hà Nội, ba phương thức tuyển sinh năm 2022 được trường áp dụng gồm xét tuyển tài năng, dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, và dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Trong đó, 20-30% chỉ tiêu theo dạng xét tuyển tài năng. Phương thức này bao gồm xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Các thành tích ở thời phổ thông có thể đăng ký xét tuyển kết hợp phỏng vấn gồm: được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ [lớp 10, 11, 12]; tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; được vào vòng thi tháng, quý, năm Đường lên đỉnh Olympia.

Ngoài ra, học sinh hệ chuyên [gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ] của các trường THPT cũng được đăng ký xét tuyển theo phương thức này. Các thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý.

Quảng cáo

Điều kiện dự tuyển là phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 từ 8 trở lên. Thí sinh đăng ký xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế cũng phải đảm bảo điều kiện này.

Toà nhà C1 Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Quảng cáo

Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhà trường tuyển 10-20% cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên].

Phương thức cuối cùng là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức nhằm tuyển 60-70% tổng chỉ tiêu. Kỳ thi này dự kiến diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo.

Năm ngoái, Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ tuyển 10-20% theo phương thức xét tuyển tài năng, 50-60% theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và 30-40% theo kỳ thi đánh giá tư duy. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch, trường phải hủy kỳ thi đánh giá tư duy, chuyển toàn bộ chỉ tiêu phương thức này cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Như vậy, so với năm ngoái, Đại học Bách khoa Hà Nội giảm mạnh lượng chỉ tiêu xét bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Trong phương án thi tốt nghiệp THPT 2022 được công bố hồi đầu tháng 10, Bộ cũng khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.

Năm 2021, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 7.400 sinh viên cho 59 chương trình đào tạo. Điểm trúng tuyển vào trường dao động từ 23,25 đến 28,43, trong đó ngành Khoa học máy tính [IT1] cao nhất.

Video liên quan

Chủ Đề