Hình tròn có bao nhiêu góc vuông

hình vuông có 4 góc vuông

bên trong" đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.

Đọc tiếp...

Toán lớp 3 góc vuông, góc không vuông đây là kiến thức rất mới, giúp con nhận biết thế nào là góc vuông, góc không vuông.

Toán lớp 3 góc vuông, góc không vuông là bước đệm quan trọng để con lĩnh hội những kiến thức phần hình học trong toán sau này. Sau đây vuihoc.vn cung cấp kiến thức trọng tâm cần nhớ và bài tập vận dụng để phụ huynh, học sinh cùng tham khảo.

1. Làm quen với góc

1.1 Định nghĩa về góc

1.2 Hình ảnh góc thực tế

Đỉnh chóp được tạo thành từ 2 cạnh, tạo thành 1 góc

Kim giờ và kim phút tạo với nhau một góc vuông

2. Góc vuông, góc không vuông

2.1 Góc vuông là gì?

Cạnh OA và cạnh OB cắt nhau tại đỉnh O tạo thành một góc vuông

2.2 Góc không vuông là gì?

3. Nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê-ke

3.1. Giới thiệu về ê-ke và các góc ê-ke

Ê-ke là loại thước được sử dụng để đo các góc trong hình học

ê-ke có 3 góc là góc vuông, góc nhọn, góc tù

3.2. Cách vẽ và đo góc vuông bằng ê-ke 

  • Dùng ê-ke để xác định góc vuông. Hình minh họa

  • Vẽ góc vuông bằng thước ê-ke

Ta dựng thước thẳng đứng thành góc 90 độ

4. Các dạng bài tập toán lớp 3 góc vuông, góc không vuông

4.1. Dạng 1. Xác định hình đã cho có phải là góc vuông hay không

4.1.1. Phương pháp làm

4.1.2. Bài tập

Bài 1: Tìm góc vuông và góc không vuông

4.1.3. Bài giải

Dùng eke đặt vào các góc đỉnh của hình vẽ ta có

  •  Những góc vuông là: DAE, MDN, XGY
  • Những góc không vuông là: GBH, ICK, PEQ

4.2. Dạng 2. Nêu tên đỉnh hoặc cạnh của góc.

4.2.1. Phương pháp làm:

Ghi nhớ định nghĩa về góc

4.2.2. Bài tập

Bài 1: Đọc tên các góc trong hình sau:

4.2.3. Bài giải

a] Hình a có góc vuông, đỉnh O, các cạnh lần lượt là OC, OB, OA, OD

b] Hình b có góc không vuông, đỉnh O, các cạnh lần lượt là OH, OG, OE, OK

c] Hình c có 2 góc vuông lần lượt ở đỉnh M và P có các cạnh tương ứng với đỉnh M là MN, MP, tương ứng với đỉnh P có MP, PQ

Có 2 góc không vuông lần lượt ở đỉnh N và Q, có các cạnh tương ứng với đỉnh N là NM, NQ; tương ứng với đỉnh Q có QP, QN

d] Hình d có các 2 góc vuông đỉnh O tương ứng với các cạnh 0X, 0Z, và OZ; OY

Có 3 góc không vuông, đỉnh O tương ứng với các cạnh OX, OT,và OT; OY và OX; OY

4.3. Dạng 3. Đếm số góc vuông trong hình cho trước

4.3.1. Phương pháp làm:

  • Bước 1: dùng thước ê-ke đặt vào từng góc của hình để tìm góc vuông
  • Bước 2: Tìm được đánh dấu và kết luận.

4.3.2. Bài tập

Bài 1: Có bao nhiêu góc vuông?

4.3.3. Bài giải

Dùng ê-ke để đo các góc ở trong hình

Xét trong hình AMNE có 4 góc vuông lần lượt tại các đỉnh A, M, N, E

Xét trong hình MBCDN có 2 góc vuông lần lượt tại đỉnh M, N

Vậy trong hình ABCDE có tất cả 6 góc vuông

Dạng bài toán lớp 3 góc vuông, góc không vuông. Bước đầu các em được làm quen với các góc vuông, góc nhọn. Bên cạnh đó để cùng con chinh phục những kiến thức toán học hay phụ huynh có thể tham khảo tại vuihoc.vn

Gồm 76 bài giảng bám sát SGK kèm nhiều MINH HOẠ THỰC TẾ, 30 bài giảng ôn tập hè, 3000 câu hỏi luyện tập và 100 đề thi thử.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày

HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỀ ĐƯỜNG TRÒN

I] ĐƯỜNG TRÒN VÀ TIẾP TUYẾN ĐƯỜNG TRÒN

1] Định nghĩa đường tròn

Tập hợp các điểm cách điểm O một khoảng R > 0 là đường tròn tâm O bán kính R. Ký hiệu [ O; R]

2] Cách xác định đường tròn

- Biết tâm và bán kính của đường tròn đó.

- Biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn đó.

- Biết 3 điểm không thẳng hàng thì tâm của đường tròn là giao điểm 3 đường trung trực của tam giác tạo bời 3 điểm đó.

3] Tâm đối xứng, trục đối xứng

- Đương tròn là hình có 1 tâm đôi xứng, và tâm đối xứng là tâm đường tròn đó.

- Đường tròn là hình có vô số trục đối xứng, mỗi đường kính của đường tròn là 1 trục đối xứng.

4] Tiếp tuyến của đường tròn

a] Định nghĩa: Tiếp tuyến của đường tròn là đường thẳng chỉ có 1 điểm chung với đường tròn đó

b] Định lý:

– Nếu 1 đường thẳng là tiếp tuyến của đg tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm

– Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.

– Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì điểm đó cách đều hai tiếp điểm. Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến. Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính.

5] Một số định lý khác

a] Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền.

b] Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó thì tam giác đó là tam giác vuông.

c] Trong các dây của đường tròn, đường kính là dây lớn nhất.

d] Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

e] Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây [không phải là đường kính] thì vuông góc với dây ấy.

f] Trong một đường tròn:

  • Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm; Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
  • Dây lớn nào lớn hơn thì gần tâm hơn; Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

g] Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.

h] Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.

II] CÁC LOẠI GÓC CỦA ĐƯỜNG TRÒN VÀ TỨ GIÁC NỘI TIẾP

1] Góc ở tâm

a] Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn [định nghĩa]

b] Số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.

c] Số đo cung lớn bằng hiệu của 360° và số đo cung nhỏ [có cung hai mút với cung lớn].

d] Số đo của nửa đường tròn bằng 180° .

2] Góc nội tiếp

a] Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa 2 dây cung [định nghĩa]

b] Góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo của cung bị chắn.

c] Các góc nội tiếp bằng nhau chắc các cung bằng nhau.

d] Các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

e] Góc nội tiếp có số đo nhỏ hơn hoặc bằng 90° có số đo bằng nửa góc ở tâm cùng chắn 1 cung

f] Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông, ngược lại góc vuông nội tiếp thì chắn nửa đường tròn.

3] Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

a] Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh tại tiếp điểm, một cạnh là tia tiếp tuyến, cạnh kia chứa dây cung [định nghĩa]

b] Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

c] Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

4] Góc có đỉnh ở bên trong, ở bên ngoài đường tròn

a] Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo 2 cung bị chắn.

b] Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo 2 cung bị chắn.

5] Tứ giác nội tiếp

a] Định nghĩa: Tứ giác nội tiếp là tứ giác có 4 đỉnh nằm trên một đường tròn.

b] Tính chất: Tứ giác nội tiếp thì có tổng số đo 2 góc đối bằng 180° và ngược lại.

c] Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:

– Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180°.

– Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối diện.

– Tứ giác có 4 đỉnh cách đều một điểm [mà ta có thể xác định được]. Điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

– Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới cặp góc bằng nhau.

6] Một số định lý khác

a] Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau và ngược lại

b] Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn và ngược lại.

c] Trong một đường tròn hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.

d] Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy tại trung điểm của dây và ngược lại.

e] Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của dây [không phải là đường kính] thì chia cung căng dây ấy thành hai cung bằng nhau.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề